Mã số 3747:
Thầy trò vùng biên gian nan tìm nước sạch
(Dân trí) - Giữa cái nắng 41 độ, thầy Vũ Ngọc Hoài (Trường TH và THCS Võ Nguyên Giáp) dùng tay cào từng lớp bùn để tìm mạch nước trong khe núi. Các thầy cô khác thì đi xin nước từng nhà về cho học sinh sử dụng.
Mỏi mòn chờ giếng khoan
Xuyên qua những cánh rừng trên đường Quốc lộ 14C, chúng tôi đến với ngôi trường Tiểu học và Trung học cơ sở Võ Nguyên Giáp (TH và THCS Võ Nguyên Giáp, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, Kon Tum). Nhìn từ xa, ngôi trường nằm trên một ngọn núi lớn, bốn bề bao quanh bởi dãy núi Chư Mo Ray hùng vĩ. Trường được mở ra để đào tạo cho các con em công nhân của đang làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế và bảo vệ biên giới do đơn vị Kinh tế Quốc phòng 78 (Công ty 78, thuộc Binh đoàn 15).
Giữa cái nắng 41 độ nhưng các giáo viên “cắm bản” vẫn chạy đến từng nhà trong làng Le (xã Mo Rai) để xin nước sinh hoạt cho hàng trăm học sinh. Thầy Vũ Ngọc Hoài (Tổng phụ trách đội) thay vội bộ quần áo mới rồi nhảy xuống cái ao cạn để khởi thông những mạch nước bị lớp bùn che lấp. Vét xong cái ao cạn, thầy Hoài lại tiếp tục cùng với thầy Hà Mạnh Hùng (Giáo viên môn Hóa) đi đến gõ cửa từng nhà dân để xin nước sạch về cho thầy cô và học sinh nấu ăn, rửa mặt…
Thầy Võ Hoàng Sơn (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết: “Nhà trường có tất cả 31 giáo viên (bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên), 18 lớp học với 511 học sinh ở cả 2 cấp.
Các em học sinh ở đây chiếm 80% là người đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống khó khăn. Sau nhiều thời gian vận động, tuyên truyền thì bà con mới hiểu và tạo điều kiện cho học sinh đến trường. Vì trường mới xây dựng nên cơ sở vật chất còn thiếu thốn, thầy cô phải tự đi huy động rất nhiều nguồn để xây nhà ăn, mái che sân trường…”.
“Hơn 5 năm nay, thầy và trò luôn khao khát một chiếc giếng khoan để thoát cảnh đi xin nước, vét ao mỗi mùa khô hạn. Nhà trường có cái giếng đào đã cạn từ lâu, giờ chỉ còn lại chút nước trong ao dành cho học sinh dùng đi vệ sinh, rửa chân tay.
Thương học sinh, chúng tôi đã tìm đủ mọi cách như: đi xin nước, hút nước suối…Cơ sở vật chất của nhà trường cũng đang thiếu thốn nên nhà hiệu bộ, văn phòng đều phải nhường cho học sinh làm chỗ học, không có nhà vệ sinh các giáo viên nữ phải đi tắm nhờ.
Chúng tôi mong mỏi các nhà hảo tâm có thể san sẻ “tấm lòng vàng” để cùng với nhà trường xây dựng các công trình nước sạch, nhà vệ sinh phục vụ cho các học trò và giáo viên vùng cao”, thầy Sơn mong muốn.
Mỗi tuần, Công ty cao su 78 lại dùng xe bồn để đi hút nước từ dòng sông Sa Thầy về bơm cho học sinh rửa chân. Mỗi ngày 2 lần, các giáo viên thay nhau đi xin nước trong làng về cho học sinh rửa mặt và giáo viên nấu ăn. Vì thiếu nước, các giáo viên nam phải ra sông tắm để dành nước sạch phục vụ cho nấu ăn, sinh hoạt trong trường.
Thương trò vùng cao
Vì cuộc sống của những học sinh xã biên giới khó khăn nên hầu như sách, vở, quần áo đều được các giáo viên trong trường TH và THCS Võ Nguyên Giáp kêu gọi, hỗ trợ. Nhà trường cũng xây dựng mô hình vườn rau, cây ăn quả, nuôi thêm con gà, con vịt…Tất cả đều nhằm cải thiện bữa ăn của giáo viên và học sinh nơi đây.
Ngoài những giờ dạy trên lớp, thầy Võ Hoàng Sơn lại "đi từng ngõ" để hỏi thăm hoàn cảnh người dân nhằm hiểu thêm về những khó khăn của học sinh trong trường. Thầy Sơn nói: “Hầu hết, những em học sinh của trường đều rất khó khăn về kinh tế nên tập thể giáo viên nhà trường thường trích tiền lương ít ỏi của mình để giúp đỡ các em.”.
“Có một số trường hợp học sinh không có giấy tờ đầy đủ nhưng nhà trường cũng tạo điều kiện nhận các em vào học trước rồi làm giấy tờ sau. Đó là trường hợp của 2 em Lý Văn Lộc và Bằng Văn An. Cả 2 em đều là người đồng bào Sán Dìu, theo gia đình vào làm công nhân cho Công ty cao su Duy Tân. Có một điều hết sức phấn khởi khi các em đều có thành tích học tập rất tốt, đứng nhất, nhì trong trường”, thầy Sơn bộc bạch.
Đặc biệt là hoàn cảnh của em Y Thu (học sinh lớp 5, đang theo học tại trường) người đồng bào dân tộc thiểu số Rơ Mâm. Em Y Thu có hoàn cảnh hết sức khó khăn, hơn nữa lại mắc bệnh tim bẩm sinh. Vì vậy, các giáo viên nhà trường chung tay giúp đỡ em vượt qua căn bệnh. Không những thế, đích thân Hiệu trưởng Sơn đã đưa em Y Thu vào bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng khám và làm thủ tục.
Thầy Võ Ngọc Hoài tâm sự: “Ở đây mọi thứ đều thiếu thốn nhưng chúng tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi những học sinh nghèo vùng biên đi học đều chăm ngoan và đi học chuyên cần. Các giáo viên ở đây cũng rất tâm huyết, tình nguyện gắn cuộc đời với núi rừng. Họ là những con người dám chấp nhận rời xa quê hương, dám cống hiến tuổi xuân nơi miền biên giới của Tổ quốc… Để rồi cũng chính những người giáo viên ấy đã và đang ươm mầm hy vọng cho mai sau”.
Trao đổi với chúng tôi, cô Võ Thị Kim Dung (Phó Trưởng phòng GD – ĐT huyện Sa Thầy, Kon Tum) cho biết: “Mỗi năm, trên địa bàn xã Mo Rai và trường Võ Nguyên Giáp đều bị ảnh hưởng nặng nề do tình trạng khô hạn.
Trong thời gian vừa qua, trường cũng báo cáo việc thiếu nước sinh hoạt cho học sinh. Hiện tại, chúng tôi cũng kêu gọi bên công ty 78, chính quyền địa phương cùng phối hợp để cung cấp nước sạch đủ cho học sinh sử dụng…Vấn đề giếng khoan là niềm mong mỏi của thầy và trò xã Mo Rai từ lâu nhưng trên địa bàn còn rất nhiều trường khó khăn nên vấn đề chưa được giải quyết. Chúng tôi cũng mong muốn những nhà hảo tâm có thể chia sẻ, hỗ trợ để giúp đỡ trường vùng cao ở Mo Rai”.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 3747: Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Võ Nguyên Giáp, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, Kon Tum)
SĐT: 0388107999 (Thầy Võ Hoàng Sơn - Hiệu trưởng nhà trường)
2. Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: nhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0451000476889
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 0451370477371
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 129 0000 61096
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản : Báo Điện tử Dân trí
Số Tài khoản : 2611 000 3366 882
Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.
* Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number : 2611 037 3366 886
Swift Code: BIDVVNVX261
Bank Name: Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch
Address: No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam;
Tel: (84-4)3686 9656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0721101010006
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Bao Dien tu Dan tri
Số TK: 0721101011002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206034036
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.
* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tải khoản VND: 6668882468
- Chi nhánh Hà Nội.
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh.
Tel: 0239.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
Tel: 0236. 3653 725
VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM.
Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Tel: 0292.3.733.269.
Phạm Hoàng