Mã số 2826:
Thắt lòng cuộc sống của ba anh em mồ côi ngày tết
(Dân trí) - Căn nhà nhỏ lợp tôn của ba anh em Hưng, Hiệp, Huyền (thôn Đức Giáo 10, xã Hoằng Hợp, huyện Hoằng Hóa) chông chênh, trống trải đến lạ thường kể từ ngày bố, mẹ lần lượt rời bỏ các em. Cuộc sống mưu sinh, ước mơ học hành… ngày một xa vời với những đứa trẻ tuổi ăn chưa no, lo chưa tới. Và giờ đây mỗi khi đêm về, một tiếng gọi bố, mẹ rất bình dị cũng chỉ còn là giấc mơ…
Nỗi đau nối tiếp nỗi đau
Trong cái giá rét của những ngày tết, theo chân ông Lê Đức Thắng, Bí thư chi bộ thôn Đức Giáo 10, chúng tôi đến thăm căn nhà nhỏ của ba anh em mồ côi: Phạm Đình Hưng; Phạm Đình Hiệp và Phạm Thị Huyền. Căn nhà lợp tôn dù chỉ chưa đầy 30m2, nhưng sao vẫn khiến người ta có cảm giác chông chênh. Một không khí tang thương dường như bủa vây tất cả không gian nhỏ, khi hai bàn thờ đặt gần nhau, đượm khói hương cùng di ảnh của bố, mẹ đã khuất.
Manh áo đồng phục sờn chỉ mỏng manh, đôi dép lê cũ không đủ sức giúp các em chống chọi trước giá lạnh. Hình như sự thiếu thốn khiến những đứa trẻ quen dần với môi trường sống. Tuy vậy, cái lạnh của thời tiết có lẽ chẳng là gì so với nỗi đau trong lòng các em. Ánh mắt ngơ ngác, câu trả lời lí nhí và cái nhìn thẫn thờ càng làm nỗi đau thêm hiện hữu. Dường như, những đứa trẻ vẫn chưa tin rằng, mình thực sự không còn bố mẹ.
Ông Thắng là người hàng xóm nên quá hiểu hoàn cảnh của gia đình các em. Từ nhiều năm nay, đây là một hộ nghèo gặp nhiều khó khăn nhất trong thôn. Cái nghèo, cái khó đã bủa vây gia đình từ khi cả bố, mẹ các em còn sống. Người bố không may qua đời cách đây gần 3 năm. Ngày còn sống, anh vốn là lao động chính trong gia đình. Nhưng vì làm lụng vất vả quá sức, lại mắc bệnh hiểm nghèo khiến anh không thể tiếp tục chăm lo cho gia đình mình.
Bố mất, mọi gánh nặng được dồn lên đôi vai người mẹ quanh năm đau ốm. Chị vốn là người khỏe mạnh, nhưng sau khi sinh đứa con đầu tiên là Phạm Đình Hưng thì sức khỏe yếu dần, dẫn đến chứng bệnh tâm thần. Những lúc tỉnh thì chị chăm sóc, thương con vô cùng. Nhưng khi bệnh tái phát, thì ngay đến bản thân mình là ai chị cũng không biết.
Cả gia đình chỉ trông vào 400m2 đất ruộng, những lúc nông nhàn, chị lại đi làm thuê, làm mướn, ai thuê gì làm nấy chẳng quản. Trừ thời gian đến trường, lúc rảnh rỗi, chúng cũng theo mẹ lăn lộn với ruộng đồng, rồi làm thuê mà không một lời kêu than. Nhìn thấy mẹ vất vả, những đứa con của chị cũng theo đó mà cố gắng.
Nhưng, những lúc căn bệnh tái phát, người mẹ đau khổ ấy có thể làm những việc không ai ngăn cản nổi. Nói rồi vị cán bộ thôn dẫn chúng tôi ra cánh cửa nhà đã bị đốt cháy nham nhở trong một lần chị lên cơn. Cũng bởi vất vả và suy nhược khiến bệnh chị mỗi ngày thêm trầm trọng. Và cách đây chưa hai tháng, chị đã quyên sinh, bỏ lại căn nhà nhỏ và những đứa trẻ bơ vơ.
Ngày còn sống, người mẹ ấy thường ốm đau, bệnh tật nhưng dẫu sao, chị cũng là chỗ dựa tinh thần để khi mệt mỏi, các con vẫn được gọi một tiếng “mẹ ơi”! Còn giờ đây, ngay đến cả điều đơn giản đấy cũng không thể.
Nỗi đau khổ cùng cực dường như vẫn chưa buông tha đối với gia đình nhỏ ấy khi người anh cả Phạm Đình Hưng dù đã 19 tuổi, song nhận thức chẳng khác gì một đứa trẻ lên 10.
Chiếc bàn nhỏ thành bàn thờ bố mẹ
Trước di ảnh bố mẹ, ba anh em mồ côi dường như vẫn chưa thực tin rằng đấng sinh thành đã thực sự rời xa. Căn nhà nhỏ đơn sơ, chẳng có vật dụng gì đáng giá ngoài hai chiếc bàn nhỏ giờ đây đã trở thành bàn thờ bố mẹ. Còn chiếc giường ọp ẹp được kê giữa nhà, ban ngày là nơi uống nước, ban đêm được dọn dẹp làm chỗ ngủ.
“Hàng ngày em và anh Hiệp phải đi học, cuối tuần hai anh em đi gói nem thuê cho người trong làng, vì chỉ làm được vào chủ nhật nên mỗi tháng cả hai anh em được gần 300 ngàn. Mẹ mất, bọn em vẫn cấy 400m2 ruộng của gia đình, mới vụ đầu tiên phải tự làm mọi việc chưa quen thì được các bác trong gia đình, hàng xóm hướng dẫn, giúp đỡ”, cô em gái út Phạm Thị Huyền cho biết.
Nói về tương lai sau này, Huyền im lặng và đôi mắt đượm buồn. Dù là em út, nhưng kể từ khi mẹ mất, Huyền đã dần đảm nhiệm vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Người anh thứ Phạm Đình Hiệp dù hơi gầy gò song ánh mắt tinh nhanh, lanh lợi. Trong lúc trò chuyện, em không nói nhiều nhưng thi thoảng lặng lẽ ngước mắt nhìn di ảnh bố mẹ. Có cảm giác, em hiểu rất rõ sự mất mát, khó khăn trước mắt cũng như con đường dài phía trước.
“Học xong cấp 3 có lẽ em không thi đại học. Em sẽ tìm một nghề nào đó để vừa học, vừa làm để đỡ đần cho gia đình, để nếu được thì cho em gái đi học tiếp”, Hiệp tâm sự.
Dù khó khăn, vất vả nhưng cả hai em Hiệp, Huyền, nhiều năm đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Tuy vậy, câu chuyện học hành của các em sẽ đi về đâu khi mà trên những đôi vai nhỏ đã trĩu nặng những gánh lo toan cho cuộc sống.
Ông Nguyễn Huy Thụ, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Hợp, cho biết: “Gia đình em Huyền là hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã. Khi mẹ các cháu là chị Nguyễn Thị Hạnh mất thì địa phương cùng các ban, ngành đoàn thể đã cùng với gia đình hỗ trợ các cháu lo tang ma. Cùng với các chính sách của nhà nước thì địa phương cũng có những ủng hộ, giúp đỡ, song thực sự không nhiều. Địa phương rất mong các cơ quan chức năng, đoàn thể, nhà hảo tâm quan tâm, hỗ trợ để các cháu vượt qua giai đoạn khó khăn, khôn lớn, trưởng thành, là công dân có ích cho xã hội”.
Chiều 29 Tết nguyên đán, khi không khí Tết đã thực sự về trên những đường, ngõ xóm, trong gia đình các em vẫn chưa chuẩn bị được gì để đón Tết, còn người anh cả Phạm Đình Hưng vừa xuất viện sau ca phẫu thuật mổ ruột thừa.
Căn nhà vắng lặng, em Hưng ngồi ngơ ngác vẻ mệt mỏi, yếu ớt thấy rõ sau những ngày nằm viện. Hai em Hiệp, Huyền cũng vừa trở về với quần áo bê bết bùn đất. Hỏi ra mới biết do phải đi học nên tranh thủ những ngày nghỉ Tết các em ra ruộng cấy. Trong khi bạn bè cùng trang lứa đang xúng xính áo quần, rong chơi ngày Tết thì với các em, dường như Tết này vẫn đang ở đâu đó.
Thương hoàn cảnh của ba đứa trẻ mồ côi, họ hàng, làng xóm cũng cũng đùm bọc, sẻ chia, người cho bánh chưng, gạo nếp, thịt, rồi kẹo bánh…Rời căn nhà nhỏ bé, hòa mình vào dòng người đang hối hả ngược xuôi chuẩn bị Tết, thấy lòng trĩu nặng. Chẳng biết, Tết này và cả những ngày tiếp theo của các em rồi sẽ sao...
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 2826: Em Phạm Đình Hưng, thôn Đức Giáo 10, xã Hoằng Hợp, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 11 700 00 10 420
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206027950.
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:
- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
- Account Number: 1400206027966
- Swift Code: VBAAVNVX402
- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch
- Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản : Báo Khuyến học và Dân trí
Số Tài khoản : 26110002233886
Tại : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.
- Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Account Name : Bao Khuyen hoc va Dan tri
Account Number : 26110370888868
Swift Code : BIDVVNVX261
Bank Name : Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch
Address : No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam; Tel: (84-4)3686 9656.
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 0239.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0236. 3653 725
VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0292.3.733.269
Duy Tuyên