1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Số phận nghiệt ngã của một sinh viên khiếm thị

(Dân trí) - Là đứa con ngoài giá thú nên Nguyễn Văn Tý lớn lên trong sự ghẻ lạnh của mọi người. Tuy vậy, chàng trai khiếm thị này không chịu đầu hàng số phận mà luôn quyết tâm vươn lên bằng nghị lực của mình.

Nhưng giữa biết bao sóng gió cuộc đời, nỗi đau về tinh thần, khó khăn về vật chất đang ngày càng làm nhọc nhằn bước chân đến với giảng đường đại học của Tý.

 

Sinh ra và lớn lên trên vùng quê miền núi nghèo của huyện Quế Sơn (nay là huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam), nơi có bến đò Cà Tang đã từng xảy ra vụ chìm đò cướp đi sinh mạng của 18 em học sinh cách đây vài năm. Lên 4 tuổi do sự chăm sóc không chu đáo của mẹ, Tý bị sởi biến chứng rồi mờ đôi mắt. Trong một phút nông nổi, mẹ Tý ẵm con giao trả cho cha em mà không cần biết con mình rồi sẽ ra sao?!

 

Năm 1993, Hội người mù huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam tổ chức lớp học chữ nổi. Cô Trần Thị Thu Huyền - cán bộ văn phòng huyện hội đã tìm và đưa cậu bé còm cõi, nhút nhát tên Nguyễn Văn Tý đến lớp để học chữ Brai. 

 

Rồi hội người mù huyện Quế Sơn gửi Tý đến trường phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu ở thành phố Đà Nẵng để tiếp tục theo học. Biết bao khó khăn là vậy, nhưng năm nào em cũng đạt thành tích học tập tốt. Mỗi lần được về thăm nhà, Tý lại vào Hội người mù huyện Quế Sơn khoe thành tích học tập cho các mẹ, các dì ở đây.

 

Năm học 2007-2008, Tý thi đỗ vào khoa Sư phạm Ngữ Văn hệ Cao đẳng của Trường Đại học Sư phạm Quảng Nam. Không còn sự trợ cấp như lúc còn học ở trường Nguyễn Đình Chiểu, Tý phải tự bươn chải để trang trải cho việc học của mình.

 

Hai tháng hè vừa qua, với sức vóc bé nhỏ, Tý đã tự lực lao động bằng nghề xoa bóp bấm huyệt mà những năm học ở trường Nguyễn Đình Chiểu đã được huấn luyện. Lao động cật lực, Tý cũng dành dụm được gần 1 triệu đồng để trang trải chi phí vào năm học mới.

 

Năm học đầu tiên, với số tiền 300.000đ do các nhà hảo tâm tài trợ mỗi tháng, Tý đã học hết chương trình với danh hiệu sinh viên khá. Nhưng, sự tài trợ đó đến nay không còn nữa. Hoàn cảnh vốn khó khăn của Tý nay càng khốn khó hơn.

 

Trao đổi với chúng tôi, cô Trần Thị Thu Huyền tâm sự: “Tý là đứa biết trước biết sau, sống giàu tình nghĩa. Mỗi lần đi học ở xa về cháu đều ghé thăm chúng tôi. Chúng tôi chăm sóc, coi cháu như con của mình. Chúng tôi, những người ở hội người mù huyện Quế Sơn đều rất nghèo nên không thể giúp Tý được gì ngoài những lời động viên tình thần cho cháu”.

 

Con đường đến với giảng đường của chàng trai tuổi 25 đang gặp lắm những chông gai. Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, cần lắm những tấm lòng hảo tâm tiếp thêm sức mạnh cho chàng sinh viên mù có hoàn cảnh khó khăn này có điều kiện nuôi dưỡng tiếp những ước mơ trên giảng đường!

 

Sự chia sẻ của những tấm lòng hảo tâm xin gửi về:

Cô Trần Thị Thu Huyền

Hội người mù huyện Quế Sơn - Tỉnh Quảng Nam

Điện thoại: 0987370810

 

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí

Nhà 48, khu số 2 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04.7366.491/ Fax: 04.7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

 

* Tài khoản VNĐ:

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Hà Nội

 

* Tài khoản USD:

Tên TK          : Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK             : 10 202 0000 004346

Switch Code   : ICBVVNVX106 639

Tại                  : Sở Giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam

 

3. Hoặc tại Văn phòng đại diện phía Nam của báo:

Lầu 1 - số 24 Trương Quốc Dung, P.8, Q.Phú Nhuận, TPHCM

 

Công Quang

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm