1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Thanh Hóa:

Nước mắt rơi khi các con bị bệnh tật hành hạ

(Dân trí) - “Tôi không biết mình có thể gánh được bao lâu nữa khi vợ đang bị căn bệnh đau ruột thừa cấp tính, tắc ruột hành hạ, nửa tỉnh nửa mơ. Hai đứa con, cháu gái đầu bị viêm não và cháu út cũng bị mắc bệnh bại não từ nhỏ”.

Đó là lời tâm sự nghẹn ngào của anh Trịnh Đình Ý, thôn Thống Nhất, Xuân Thiên, Thọ Xuân (Thanh Hóa). Hỏi thăm về gia đình anh Ý không khó, bởi ai cũng biết và cảm thương cho hoàn cảnh gia đình anh. Vừa bước vào nhà đã nghe tiếng kêu gào, la hét vì bệnh tật hành hạ của cô con gái đầu.

Những đứa con tật nguyền

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo thôn Thống Nhất, xã Xuân Thiên (Thọ Xuân). Như bao gia đình nông thôn nghèo khó khác, vợ chồng anh cũng sống bằng đồng ruộng, cày thuê cuốc mướn... anh chị sinh được hai người con Trịnh Thị Gái (1992) và Trịnh Đình Viện (1997). Niềm vui của đôi vợ chồng trẻ chưa trọn thì tai họa ập xuống dồn dập.
 
Nước mắt rơi khi các con bị bệnh tật hành hạ - 1
Gái rất hay la hét, khóc lóc mỗi lần lên cơn hay bệnh tật hành hạ 

Năm 1992 cô con gái đầu là cháu Trịnh Thị Gái ra đời. Khi sinh ra Gái đã không như những đứa trẻ khác, cháu chỉ nặng 1,2kg, 4 tháng đầu cháu không hề phát triển về cân nặng cũng như các cơ quan khác trên cơ thể. Tuy nhiên, đến tháng thứ 5 cháu phát triển một cách nhanh chóng. Đôi vợ chồng trẻ vui mừng khi nhìn thấy con lớn lên từng ngày, ngoan ngoãn, học giỏi. Thời gian trôi đi, cuộc sống của anh chị còn nhiều khó khăn và vất vả, nhưng đứa con là động lực để anh chị vươn lên.

Tuy nhiên, một ngày tháng 5/2010, khi đang chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, thấy mặt con mọc nhiều mụn đỏ, lo lắng anh Ý đưa con đi khám da liễu mới biết Gái bị bệnh Gudut ban đỏ.

Không có tiền ở lại bệnh viện chữa trị, anh Ý đưa con về nhà cho uống thuốc. Sau 15 ngày uống thuốc, Gái có biểu hiện lạ, thường la hét, khóc om sòm, cứng miệng, ăn uống không được rồi lịm dần đi...Gia đình lại đưa cháu đi bệnh viện tỉnh rồi đến bệnh viện Bạch Mai khám thì phát hiện em bị viêm não Heopes và Gudut ban đỏ.

Theo các bác sỹ cho biết, bệnh của cháu rất nguy hiểm, nếu không có tiền điều trị thường xuyên thì có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Chứng bệnh của Gái rất khó chữa khỏi.

Thắt ruột khi nghe tin con mắc trọng bệnh, một lần nữa không đủ tiền cho con nằm viện nên anh Ý ngậm ngùi đưa con về nhà cho uống thuốc. Thỉnh thoảng anh lại chạy vạy, vay mượn khắp nơi kiếm tiền cho cháu đi viện. Bởi chi phí cho mỗi lần đi viện của cháu mất hàng chục triệu đồng.

Khi đứa con trai thứ hai là Trịnh Đình Viện chào đời cũng không giống như những đứa trẻ bình thường khác. Từ khi sinh ra cháu đã bị bệnh vàng da sinh lý. Nửa năm sau thấy con có hiện tượng bất thường, gia đình đưa đi bệnh viện nhi Trung ương khám thì phát hiện cháu bị bệnh bãi não. Tuy nhiên gia đình nghèo không có tiền chạy chữa cho con, anh lại ngậm đắng đưa con về nhà trong tình trạng cháu mang trọng bệnh.  
 
Nước mắt rơi khi các con bị bệnh tật hành hạ - 2
Anh Ý bên cậu con út bị bệnh bại não
 
Đến năm 2002, sau khi dành dụm được chút tiền, anh tiếp tục đưa con đi chữa, nghe nhiều người nói chữa bằng biện pháp châm cứu may ra có kết quả nên anh đã quyết định đưa con ra Hà Nội. Một năm trời nằm tại đây, dù nhận được sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt từ phía bệnh viện nhưng căn bệnh vẫn không thuyên giảm. Rồi tiền cũng hết, hai bố con lại khăn gói về quê cùng căn bệnh bại não đeo đẳng đứa con tội nghiệp.
 
Và người vợ quanh năm đau ốm…

Tai họa không dừng lại ở hai người con mà liên tiếp dồn dập đổ xuống đầu người cha, người chồng tội nghiệp. Năm 2007, chị Bốn bị đau ruột thừa cấp tính, tắc ruột. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ 60cm phần ruột bị hoại tử thì chị lại bị tụt huyết áp. Sức khoẻ không tốt hơn, nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn nên anh Ý không đủ điều kiện để vợ điều trị tại bệnh viện, chị Bốn dường như cũng hiểu được hoàn cảnh gia đình mình còn nhiều khó khăn, con nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo không có người chăm sóc nên chị nhất quyết bảo anh đưa về nhà.

Một năm ròng rã vừa chăm con, vừa chăm vợ, anh Ý không một lời kêu ca phàn nàn. Như cảm thông nỗi khổ của người chồng chịu thương chị khó, rồi chị Bốn dần tỉnh lại và tập tễnh những bước đi đầu tiên. Não chị cũng phục hồi được 70% nhưng tính khí rất thất thường, đôi khi quát mắng ông bà và đánh đập con cái vô lối. Chị không làm được việc gì nặng nhọc nữa. Đến nay chị phụ giúp được các công việc quét nhà, nhặt rau…gánh nặng lại một lần nữa dồn hết lên vai anh.

Anh Ý vừa gánh vác công việc đồng áng, vừa chăm sóc từ bát cơm đến chén nước cho người vợ tội nghiệp và hai đứa con bệnh tật. Với 6 sào ruộng cả năm, nuôi thêm vài con gà, con lợn may mắn cũng chỉ đủ ăn.
 
Nước mắt rơi khi các con bị bệnh tật hành hạ - 3
Gia đình anh Ý đang gặp rất nhiều khó khăn
 
Tiền thuốc thang cho vợ và hai đứa con bao năm nay cũng phải vay mượn khắp nơi nên nợ nần là không tránh khỏi. Mỗi lần Gái chuẩn bị nhập viện là anh Ý phải vay mượn trước đó cả tháng trời.
 
Sức người có hạn, tiền bạc vay mãi cũng khó nhưng bệnh tình của vợ con vẫn không thuyên giảm mà có xu hướng nặng thêm. Gồng gánh nuôi vợ con bao năm nay nên trông anh Ý già đi rất nhiều so với tuổi 46 của mình.

Nhờ anh em bà con giúp đỡ cho vay mượn nên anh đã làm được ngôi nhà ra đường cái ở. Trước kia anh ở trong một ngõ có đến hàng chục hộ gia đình sinh sống. Muốn bán mảnh đất ấy đi kiếm tiền thuốc thang, chữa trị cho con nhưng không được.

Anh Tạ Đình Hưng, một người hàng xóm cho biết: “Mảnh đất ấy cho cũng không ai ở chứ nói gì đến bán. Nó rất hẻo lánh, ẩm thấp và tối tăm. Trước kia anh Ý ở trong khu đó, chịu không được nên phải chuyển ra đây”.

Ngồi nhìn những đứa con đang la hét, quằn quại vì bệnh tật hành hạ anh Ý không ghìm được nước mắt: “Nhìn các con bị bệnh tật hành hạ tôi ước gì đó là mình. Bác sĩ bảo bệnh các cháu khó chữa trị và mất rất nhiều tiền. Tôi không biết mình có thể gồng được bao lâu nữa khi cứ nghĩ thần chết sẽ đưa các con đi bất kỳ lúc nào. Các cháu còn quá nhỏ”.
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

 

1. Anh Trịnh Đình Ý: Thôn Thống Nhất, xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh hóa.

 

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)

Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

 

* Tài khoản VNĐ:

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

 

* Tài khoản USD:

Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK : 10 202 0000 004346

SWIFT Code: ICBVVNVX106

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội

 

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0451 001 944 487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công

 

3. Văn phòng đại diện của báo:

 

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269
 
 
Duy Tuyên - Lan Anh