1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 266:

Nỗi lòng “Hiệp sĩ đường phố”

(Dân trí) - Lập bao chiến công với hơn 300 lần khuất phục bọn trộm cướp - từ bọn “đá xế” đến những tên cướp máu lạnh, sẵn sàng dùng hung khí sát hại người ngăn cản để “mở đường máu” tẩu thoát - chưa một lần các “hiệp sĩ đường phố” nao núng chùn bước...

Bên cạnh những cuộc đấu sinh tử với bọn tội phạm và những chiến công đã được chứng nhận bằng hàng trăm tấm bằng khen từ cấp Trung ương đến địa phương, cuộc sống thực tại của những “Hiệp sĩ đường phố” nổi danh TPHCM và Bình Dương vẫn còn nhiều điều chưa được biết đến.

Chất “hiệp sĩ”!

Nỗi lòng “Hiệp sĩ đường phố” - 1
Những vụ bắt “nóng” trộm cướp của “Hiệp sĩ đường phố”

Nhiều lần theo chân “Hiệp sĩ đường phố” Nguyễn Văn Minh Tiến đi “tìm” tội phạm, rong ruổi qua nhiều tuyến đường Sài Gòn giữa cái nắng trưa gay gắt hay trong những cơn mưa tầm tã, xối xả, chúng tôi mới cảm nhận được cái chất “hiệp sĩ” và lòng “yêu nghề” mà anh Tiến và những người như anh đang đeo đuổi.

Sau nhiều cú sốc về tinh thần và thương tích từ những vụ truy đuổi cướp, đã có lần “Hiệp sĩ đường phố” quyết định bán xe, “gác kiếm”. Nhưng rồi cái “duyên” với nghiệp bắt trộm cướp và chân lý “Giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha” khiến anh Tiến quay lại với nghề. Khắc tinh của bọn tội phạm đã lập bao chiến công và từng được bầu chọn làm đại biểu của TPHCM ra dự Đại hội Chiến sĩ thi đua toàn quốc tại Hà Nội vào năm 2005.

Nhớ lại lần đầu tiên trở thành “hiệp sĩ”, anh Tiến kể, vào thời điểm năm 1997, lúc đó anh đang chở vợ (đang có bầu 5 tháng) đi ngoài đường thì nghe có người la: “Cướp, cướp”. Nhìn ngang, anh Tiến thấy một thanh niên mặc áo thun đang tăng ga chạy với tốc độ cao, nghi ngờ đây là cướp, anh tăng tốc chở vợ ngồi sau và đuổi theo. Chạy được một đoạn đến ngã tư Ông Tạ (phường 9, quận Tân Bình), anh để xe cho vợ giữ và chạy bộ đuổi theo tên cướp.

Phát hiện có người truy đuổi, lại rơi vào hẻm cụt tên cướp liền rút dao nhào đến đâm tới tấp anh Tiến hòng mở đường máu thoát thân. Trước tình huống này, anh Tiến vội chụp cái vá múc nước lèo của một quán phở bên đường để chống trả và bắt gọn tên cướp hung tợn.

Sau lần bắt cướp anh bị vợ và nhiều người thân khuyên can không nên quá liều lĩnh như vật, Tuy nhiên, cái cảm giác trấn áp tên cướp cứ ám ảnh mãi trong đầu anh. Rồi cứ thế, hết lần này đến lần khác, hàng trăm tên trộm cướp bị anh Tiến khuất phục. Cái tên trìu mến “Hiệp sĩ đường phố” hay “Lục Vân Tiên” cũng từ đó được nhiều người dân Sài thành dành tặng cho anh.

Điều không may và cũng là những lo lắng của vợ, người thân và những người mến mộ “Hiệp sĩ đường phố” đã xảy ra. Trong một lần truy đuổi cướp, anh Tiến “ngã ngựa”, bị trọng thương, được người dân đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng xương hàm bị rạn, gãy 4 cái răng, xoang mũi chấn thương, mặt mũi bầm dập máu...

Nỗi lòng “Hiệp sĩ đường phố” - 2
Những lần “ngã ngựa” chí mạng mà “hiệp sĩ” từng trải qua

Nhiều người nghĩ rằng, sau tai nạn ấy, “Hiệp sĩ đường phố” sẽ quy ẩn. Nhưng không, ra viện được vài ngày anh Tiến lại tiếp tục lập công. Liên tiếp những đối tượng trộm cướp nguy hiểm bị “hiệp sĩ” tóm gọn. Một ngày bắt một tên, cũng có những ngày anh Tiến tóm được 4 tên trộm cướp, đóng góp một phần vào sự bình yên của thành phố.

Anh Tiến cho biết, với đặc thù công việc bắt trộm cướp rất cần một điểm để tụ hợp các thành viên trong đội. Hàng ngày, mỗi khi tổ chức “tuần tra” anh Tiến cùng nhóm anh em chỉ biết điện thoại hẹn nhau ở ngoài đường. Những kế hoạch bắt cướp được bàn tại đây. Đáng ra, thông tin “mật” về hành trình theo dõi và truy bắt tội phạm cần phải được bàn ở một nơi kín đáo, an toàn.

Nỗi lòng “hiệp sĩ”

Nỗi lòng “Hiệp sĩ đường phố” - 3
Căn phòng mà gia đình nhỏ “Hiệp sĩ đường phố” không đủ treo giấy khen

Nổi tiếng với hàng trăm chiến công, được người dân Sài Gòn biết đến như một “Lục Vân Tiên” nhưng quả thật, khi tìm hiểu về con người, cuộc sống hiện tại của “hiệp sĩ”, chúng tôi không khỏi chạnh lòng.

Đằng sau thành tích trên 300 lần bắt tội phạm ấy là cả một nỗi lo về cơm áo gạo tiền, về những thiếu thốn, nặng gánh và cả những ước mơ đời thường còn dang dở.

Sinh ra trong một gia đình gồm 9 anh em tại quận Gò Vấp, cuộc sống có phần khó khăn nên mới lên lớp 10, anh Nguyễn Văn Minh Tiến đã phải dừng lại con đường học vấn. Ngay từ nhỏ anh Tiến đã ý thức được hoàn cảnh của mình, tự bươn chải kiếm thêm thu nhập để phụ giúp cho gia đình bằng cách bán trái cây dạo.

Đến khi lập gia đình, hành trang của anh Tiến là 2 bàn tay trắng. Đôi vợ chồng trẻ thuê một căn phòng nhỏ trên đường Gò Dầu (quận Tân Phú). Hàng ngày, vợ đi bán báo, anh đi làm thuê cũng đủ lo cho gia đình nhỏ.

Nhưng bước ngoặt cuộc đời thay đổi khi anh trở thành “Hiệp sĩ đường phố”. Việc truy bắt cướp bắt đầu nhiễm vào máu của Minh Tiến. Dù biết rằng để bắt được một tên trộm cướp, “hiệp sĩ” phải theo dõi, truy đuổi và “quyết chiến”, nhiều khi phải đánh cược cả mạng sống của mình.

Không ít người cho rằng anh Tiến “không bình thường”, “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”… giỏi bắt cướp nhưng dở việc nhà. Bao năm lăn lộn mà cũng không lo được cho vợ con cuộc sống ổn định, không có được chỗ che nắng, che mưa của riêng mình.

Khi ghe được những điều này, “Hiệp sĩ đường phố” chỉ cười giản dị: “Tôi làm theo những gì tôi cho là đúng. Nếu trường hợp nạn nhân bị cướp là bạn thì chắc chắn bạn sẽ hiểu được cảm giác như thế nào. Chưa nói đến trường hợp xấu nhất, bọn trộm cướp có thể gây thương tích cho nạn nhân. Ra đường thấy cướp lộng hành thì không thể khoanh tay”.

Nỗi lòng “Hiệp sĩ đường phố” - 4
 
Nỗi lòng “Hiệp sĩ đường phố” - 5
Những lúc rảnh anh Tiến lấy hàng trăm bằng khen từ nóc tủ xuống lau chùi lại và ngắm nghía

Càng khó khăn hơn khi 3 năm trước, vợ anh phải dẹp bỏ sạp báo nhỏ của trên đường Châu Văn Liêm (quận 5) để tuân thủ việc trả lại lòng lề đường theo đúng quy định của nhà nước. Công việc hiện tại của chị là giữ trẻ cho một người thân với mức lương 2 triệu đồng/tháng.

Trước những khó khăn chồng chất về cuộc sống đời thường, anh Tiến vẫn hoàn thành công việc của một “hiệp sĩ”. Đằng sau nghề “hiệp sĩ” anh Tiến vẫn cố gắng mưu sinh ngày đêm, từ môi giới bán xe đến bán loa thùng, chạy xe ôm... Nghề nào anh cũng sẵn sàng làm, miễn lương thiện và giúp anh hoàn thành bổn phận của người chồng, người cha, một trụ cột gia đình. Nhưng có lẽ anh vẫn chưa đạt được...

Anh từng có 3 mơ ước: ước mơ được bước chân vào hàng ngũ công an hiện đã khép lại; ước mơ có một căn nhà để ổn định chỗ ở, yên tâm đi bắt cướp và được thành lập một câu lạc bộ phòng chống tội phạm như một số nơi ở tỉnh Bình Dương đã làm thì vẫn chờ những lời hứa của các ngành chức năng.

Có mặt tại căn phòng mới thuê của “Hiệp sĩ đường phố” tại đường Nguyễn Trọng Tuyển (quậ Phú Nhuận) đúng vào buổi trưa, dù thời tiết Sài Gòn không nắng nóng bằng những ngày trước nhưng một không khí ngột ngạt, ẩm thấp vẫn bao trùm. Hàng trăm chiếc bằng khen được “hiệp sĩ” cất gọn trên nóc tủ vì căn phòng với diện tích chừng 20m2 chỉ đủ treo vài chiếc bằng khen mới nhất.

Một người bạn thân thiết thấy căn phòng quá nóng, thương cháu nhỏ nên tặng anh Tiến chiếc máy lạnh. Tuy nhiên, chỉ sau một đêm, “Hiệp sĩ” đã cho món quà ấy vào thùng cất gọn góc nhà vì sử dụng máy lạnh ngốn quá nhiều điện. “Tiền nhà và điện nước xài bình thường đã tốn gần 4 triệu đồng/tháng. Nếu sử dụng thêm máy lạnh thì tốn thêm cả triệu. Với mức thu nhập của cả hai vợ chồng thì không thể kham nổi” - anh Tiến Tâm sự.

Thiết nghĩ với thành tích trên 300 lần bắt cướp và những cống hiến quên thân mình của “Hiệp sĩ đường phố”, đã đến lúc cần có những hành động thiết thực hơn để giảm bớt nỗi lo cơm áo, mưu sinh đời thường cho con người chẳng màng đến bản thân trước hiểm nguy của người khác.
 

Báo Dân trí xin nhận mọi sự hỗ trợ, đóng góp của bạn đọc trong và ngoài nước để cùng chung tay chia sẻ nỗi lòng của “Hiệp sĩ đường phố”. Mọi sự đóng góp có thể gửi đến

 

1. Hiệp sĩ Nguyễn Văn Minh Tiến – Ngân hàng Đông Á, số tài khoản 0104651149, số điện thoại: 0979.797.973

 

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)

 

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

 

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

 

Email: quynhanai@dantri.com.vn

 

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0451 001 944 487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công

 

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

 

Account Number: 045 137 195 6482

 

Swift Code: BFTVVNVX

 

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

 

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

 

3. Văn phòng đại diện của báo:

 

VP Hà Tĩnh:46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

 

VP Đà Nẵng:25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

 

VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331

 

VP Cần Thơ:53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

 

 Trung Kiên