1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 4306:

"Nhà an toàn, sống an tâm" mô hình khẩn thiết cho dân nghèo vùng "rốn lũ"

Tiến Thành

(Dân trí) - Trận lũ lịch sử năm 2020, tính mạng vợ chồng cụ Chức "ngàn cân treo sợi tóc", phải dỡ ngói chui ra kêu cứu. Vì thế, "Nhà an toàn, sống an tâm", là mơ ước của cụ và hàng ngàn người dân tại Quảng Bình".

"Nhà an toàn, sống an tâm" mơ ước của dân nghèo vùng "rốn lũ"

Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình là vùng đồng bằng trũng thấp, với những cánh đồng rộng lớn nên thường xuyên bị ngập lụt, đặc biệt ở địa phương này, dòng chảy của sông Kiến Giang phải vòng qua huyện Quảng Ninh, về sông Nhật Lệ rồi mới đổ ra biển. Nhiều khu vực hẹp, do đó mỗi khi có lũ, nước rút rất chậm thường xuyên gây lên những trận lũ lụt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.

Nhà an toàn, sống an tâm mô hình khẩn thiết cho dân nghèo vùng rốn lũ - 1

Huyện Lệ Thủy chìm trong biển nước.

Ở Lệ Thủy có 17 xã vùng trũng, với hàng trăm ngàn dân, nơi đây gần như năm nào cũng có lũ, trong đó có những năm nước dâng ngập đến nóc nhà, thế như người dân không thể di dời mà phải sống chung với lũ.

Trong trận lũ lịch sử vào tháng 10/2020, nước dâng cao đã nhấn chìm gần như toàn bộ các xã vùng trũng của huyện Lệ Thủy và kéo dài gần 1 tuần, hơn 32.000 ngôi nhà chìm trong biển nước.

Trước sự biến đổi của khí hậu, tình trạng thiên tai ngày càng khó dự đoán và có mức độ tàn phá lớn, các biện pháp ứng phó với lũ đã được chính quyền và người dân huyện Lệ Thủy hết sức quan tâm, nhằm giảm những thiệt hại về người và tài sản.

Nhà an toàn, sống an tâm mô hình khẩn thiết cho dân nghèo vùng rốn lũ - 2

Nhà kiên cố vượt lũ của người dân huyện Lệ Thủy.

Với các hộ dân vùng lũ Lệ Thủy, sau những cơn "đại hồng thủy", họ đã chú trọng hơn trong công tác phòng chống lũ, nhiều hộ dân đã tự thiết kế thêm gác xép trong nhà, một số hộ làm thêm chòi trên cao để tránh trú. Hiện địa phương này cũng đã có nhiều căn nhà vượt lũ được xây dựng, những căn nhà này thực sự phát huy tác dụng khi lũ về, giúp bà con chủ động ứng phó với thiên tai.

Căn nhà vượt lũ mà gia đình ông Nguyễn Văn Được, ở xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy, đã xây dựng là một trong những minh chứng về sự hiệu quả trong công tác phòng chống thiên tai. Căn nhà vượt lũ của gia đình ông Được không chỉ bảo đảm được tính mạng, cất giữ được nhiều tài sản, tránh được mưa gió mà còn tích trữ an toàn lương thực.

Tuy nhiên việc xây dựng nhà vượt lũ như gia đình ông Được không phải các hộ dân nào cũng có thể thực hiện, đặc biệt là các hộ nghèo và cận nghèo vì không có kinh phí.

Nhà an toàn, sống an tâm mô hình khẩn thiết cho dân nghèo vùng rốn lũ - 3

Nhà vượt lũ đảm bảo tính mạng và tài sản cho gia đình ông Được.

Ông Được tâm sự: "Trong trận lũ vừa qua, như thôn chúng tôi nước dâng cao đến 5m, nhà nào cũng ngập ngang mái, chẳng có chỗ mà tránh trú. Như nhà tôi, may có cái nhà vượt lũ này, nếu không thì không biết trú ở đâu. Nếu gia đình nào cũng có thể xây dựng được nhà chống lũ như thế thì sẽ giảm được thiệt hại về người và tài sản".

Còn với cụ Hoàng Đình Chức (86 tuổi, ở thôn Xuân Hồi, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy), gia đình cụ có hoàn cảnh khó khăn, vợ chồng cụ Chức ở cùng nhau trong một căn nhà cấp 4 nay cũng đã xuống cấp.

Trận lũ lịch sử năm 2020, tính mạng của vợ chồng cụ đã ở trong cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", khi nước ngập nóc nhà, phải dỡ ngói chui ra ngoài kêu cứu. Với cụ Chức và rất nhiều hộ dân khác tại huyện Lệ Thủy, nhà vượt lũ luôn là mơ ước bấy lâu.

Nhà an toàn, sống an tâm mô hình khẩn thiết cho dân nghèo vùng rốn lũ - 4
Nhà an toàn, sống an tâm mô hình khẩn thiết cho dân nghèo vùng rốn lũ - 5

Trong trận lũ lịch sử năm 2020, vợ chồng cụ Chức đã phải lên gác xép tránh lũ, sau đó phải dỡ ngói để chui ra ngoài khi nước dâng quá cao. (Ảnh: Phạm Ngôn)

"Trận lũ vừa rồi tôi và vợ cứ nghĩ sẽ chết trong lũ, không nghĩ nước dâng cao như thế, may sao có người cháu kịp thời chèo thuyền đến cứu. Đời tôi đã chứng kiến biết bao trận lũ, khao khát lớn nhất là sửa lại được cái nhà, nâng được gác mái cao hơn để trốn lũ, thế nhưng cuộc sống nghèo khó, chắc chẳng bao giờ làm nổi", cụ Chức chia sẻ.

Giải pháp tránh lũ tại chỗ

Bên cạnh những căn nhà chống lũ cho các hộ dân, nhà tránh lũ cộng đồng cũng đang là mô hình được chính quyền huyện Lệ Thủy hướng đến, giúp người dân có nơi tránh trú an toàn trong thời điểm khẩn cấp, nước lũ dâng cao.

Sau trận lũ lịch sử tháng 10/2020, ý tưởng về mô hình nhà tránh lũ cộng đồng cũng đã được lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đưa ra thảo luận và kêu gọi xã hội hóa mô hình này, nhằm giúp người dân vùng "rốn lũ" có nơi tránh trú.

Nhà an toàn, sống an tâm mô hình khẩn thiết cho dân nghèo vùng rốn lũ - 6

Căn nhà chống lũ cộng đồng đang được xây dựng tại xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy.

Theo thiết kế, căn nhà này sẽ đảm bảo an toàn cho trên 300 người dân địa phương; là giải pháp tránh lũ tại chỗ, hạn chế các thiệt hại về nhân mạng và giảm bớt áp lực ứng cứu cho lực lượng chức năng. Một đơn vị doanh nghiệp tại Quảng Bình cũng đã hưởng ứng với việc đầu tư một chuỗi 6 công trình nhà tránh lũ cộng đồng tại các địa phương bị cô lập nhất trong mưa lũ. Đến nay, nhiều công trình đã hoàn thiện và bàn giao.

Trao đổi với Dân trí, ông Đặng Đại Tình, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy cho biết, phương án chống lũ cho người dân được chính quyền huyện và tỉnh hết sức quan tâm. Phía huyện Lệ Thủy cũng đồng hành, hỗ trợ người dân để xây dựng những căn nhà có thể chống lũ.

Bên cạnh đó, huyện Lệ Thủy cũng đã kêu gọi các nhà hảo tâm, tổ chức cùng chung tay để xây dựng những công trình nhà chống lũ cộng đồng, với kỳ vọng có thể phủ nhà chống lũ ở các thôn vùng trũng của huyện này.

Nhà an toàn, sống an tâm mô hình khẩn thiết cho dân nghèo vùng rốn lũ - 7

Những căn nhà chống lũ cộng đồng được xây dựng với cột trụ cao hơn 5m, trên mốc lũ lịch sử.

"Chúng tôi rất vui mừng khi nắm được thông tin tổ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc đang phối hợp với Quỹ Khuyến học Việt Nam, Báo điện tử Dân trí, tổ chức chương trình kêu gọi xây dựng "Nhà an toàn, sống an tâm", dành tặng người dân nghèo, cận nghèo của huyện Lệ Thủy.

Chúng tôi rất mong muốn sẽ nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các đơn vị, tổ chức để chương trình "Nhà an toàn, sống an tâm" sớm triển khai, mang lại niềm vui cho người dân, nhất là các hộ nghèo chưa có điều kiện làm nhà vượt lũ", ông Tình bày tỏ.

Chủ tịch huyện Lệ Thủy cũng nhấn mạnh, trận lũ lụt vừa qua một lần nữa chứng minh tính hiệu quả của những căn nhà vượt lũ. Nhà không chỉ giúp các hộ nghèo kiên cố hóa nhà ở, yên tâm sản xuất, xây dựng cộng đồng an toàn, góp phần chung tay xây dựng nông thôn mới mà còn chủ động giảm nhẹ tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu.

Trước đó vào ngày 5/2, Quỹ Khuyến học Việt Nam - Báo điện tử Dân trí, Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP), đã đồng tổ chức Lễ công bố chiến dịch kêu gọi cộng đồng chung tay xây dựng "Nhà an toàn, sống an tâm".

Nhà an toàn, sống an tâm mô hình khẩn thiết cho dân nghèo vùng rốn lũ - 8
Nhà an toàn, sống an tâm mô hình khẩn thiết cho dân nghèo vùng rốn lũ - 9

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam và nhà báo Phạm Huy Hoàn, Phó Chủ tịch, kiêm Giám đốc Quỹ Khuyến học Việt Nam trao bản thỏa thuận hợp tác về chương trình kêu gọi cộng đồng chung tay xây dựng "Nhà an toàn, sống an tâm", dành tặng các hộ dân nghèo, cận nghèo tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Chương trình nhằm kêu gọi cộng đồng chung tay xây dựng 100 căn nhà mang tên "Nhà an toàn, sống an tâm", chống chịu bão lũ dành tặng các hộ dân nghèo, cận nghèo tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Nhà an toàn, sống an tâm mô hình khẩn thiết cho dân nghèo vùng rốn lũ - 10

Nhà báo Phạm Tuấn Anh, Tổng Biên tập Báo điện tử Dân trí phát biểu tại buổi lễ phát động kêu gọi cộng đồng chung tay xây dựng "Nhà an toàn, sống an tâm". Ngay tại buổi lễ, ông Phạm Tuấn Anh đã quyết định trích số tiền 1 tỉ đồng từ Chương trình Nhân ái của báo do bạn đọc Dân trí ủng hộ xây dựng "Nhà an toàn, sống an tâm".

Đây là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của UNDP - Quỹ Khuyến học Việt Nam - Báo điện tử Dân trí nhằm hỗ trợ công tác ứng phó và phục hồi của Chính phủ ở các tỉnh miền Trung Việt Nam. Những ngôi nhà chống chịu với bão, lụt được xây dựng sẽ giúp người dân ít bị thiệt hại khi bão, lũ lụt ập đến và họ có thể nhanh chóng phục hồi và cải thiện sinh kế của mình sau lũ, bão.

Mọi sự đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 4306: Nhà an toàn, sống an tâm

2. Quỹ Khuyến học Việt Nam

Phòng 401, 402, tòa nhà 25, phố Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Tel: 0243 9448503

Tên Tài khoản: Quỹ Khuyến học Việt Nam

Số tài khoản: 0541100209005

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Hà Nội (MB)

3. Tài khoản Báo điện tử Dân trí

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: nhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 1017378606

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 1017780241

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 126000081304

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản : Báo Điện tử Dân trí

Số Tài khoản : 26110002631994

Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0231195149383

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206035022

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.

* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1017589681

-  Chi nhánh Hà Nội.