Mã số 99:

Người bệnh binh già trong ngôi nhà xiêu vẹo

(Dân trí) - Đã hơn 10 năm nay, cuộc sống của người bệnh binh già Nguyễn Anh Thập, xóm 4, xã Song Lộc, (Can Lộc - Hà Tĩnh) không một phút giây thảnh thơi. Bệnh tật hành hạ, vợ con gặp nạn, đau ốm liên miên, nuôi con cái học hành,... khiến cho ông ngày càng tiều tụy...

Hỏi đường tới nhà ông Thập xóm 4, xã Song Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, chúng tôi nhận được nhiều lời cảm thông của người dân nơi đây với hoàn cảnh gia đình ông: "Tội nghiệp hai vợ chồng già yếu bệnh tật hành hạ quanh năm sống trong ngôi nhà xiêu vẹo nằm tận ngoài rìa làng. Đã thế ông bà Thập còn cưu mang thêm hai người bác già yếu không có con. Hai chú cứ đi thẳng đường này ra tới cánh đồng cuối xóm nhìn ngôi nhà tuềnh toàng là nhà ông Thập đó".

Người bệnh binh già trong ngôi nhà xiêu vẹo - 1

 Vợ chồng ông bà Thập cùng 3 đứa cháu trước ngôi nhà xiêu vẹo

Theo chỉ dẫn của người dân nơi đây, chúng tôi men theo con hẻm nhỏ dẫn vào xóm 4, xã Song Lộc. Đến cuối con hẻm, nhìn về bên phải là căn nhà cấp 4 tồi tàn, nằm nép mình bên cánh đồng. Vào nhà nhìn cảnh vợ chồng Thập đang dìu dắt người bác ruột uống thuốc trông thật tội nghiệp.

Ông Thập là một bệnh binh mất sức lao động, trước đây ông đã từng là lính thông tin, chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị. Trở về đời thường con cái đông lại cộng thêm di chứng của chiến tranh để lại nên cuộc sống của gia đình ông Thâp trăm bề thiếu thốn. Đến cái nhà để ở tạm cũng nằm trong tình trạng sập bất cứ lúc nào. Đêm nào cả nhà ông cũng nơm nớp lo sợ căn nhà bị sập. “Khổ nhất là vào mùa mưa lũ, hôm nào trời mưa lớn là cả nhà phải sang bên hàng xóm trú tạm. Đêm 19/10 khi mà cơn lũ lịch sử lên đến đỉnh điểm, đang ngủ thì bất ngờ nghe một tiếng động lớn sau nhà, tôi tỉnh giấc thì thấy mái ngói phía sau, cột và thanh xà ngang bị gãy sập xuống, ngói rơi tung tóe. Tôi phải nhờ hàng xóm chống đỡ lên và dùng dây thừng tạm thời néo lại” - ông Thập kể lại một đêm kinh hoàng.

Hiện tại, móng nhà đã bị nghiệp một bên, một phần nóc nhà và mái ngói phía sau bị sụp hẵn xuống, nhiều chỗ ngói đổ dồn lại 2,3 viên chồng lên nhau, nơi thì trống huếch. Có những chỗ tường bị nứt đôi, nghiêng hẵn sang một bên, xà gồ mái sau bật lìa khỏi tường ngói sập dồn lại và có thể đổ xuống bất cứ khi nào, đe doạ tính mạng của những con người sinh sống trong ngôi nhà đó. 
Người bệnh binh già trong ngôi nhà xiêu vẹo - 2

Dù ông Thập đã tìm đủ cánh để giữ ngôi nhà khỏi sập nhưng nguy cơ bị sập bất cứ lúc nào là điều không thể tránh khỏi

Ông phân trần: “Dù biết là nhà có thể sập bất cứ lúc nào nhưng lực bất tòng tâm chú à”.  Năm 1970, ông bà lấy nhau. Sau ngày cưới chưa được bao lâu thì ông Thập đi bộ đội biền biệt suốt gần cả chục năm trời. Năm 1979 ông bị thấp khớp mãn tính và hen phế quản nên ông được xuất ngủ, trở về quê hương hai ông bà có với nhau 5 người mặn con cuộc sống cực kì khó khăn, cái ăn hằng này cũng chạy chọt từng bữa. Hiện hai ông bà sống cùng với gia đình người con trai thứ 2 anh Nguyễn Việt Hùng với 3 cháu nhỏ, Hai vợ chồng làm công nhân trong Miền nam nhưng do lương thấp không đủ trang trải cuộc sống nên đành kéo nhau về quê, cả nhà sống dựa vào mấy sào ruộng khô cằn. Năm mất mùa coi như cả nhà đói. Ngôi nhà mà vợ chồng anh Hùng đang ở là cái nhà bếp mà ông Thập làm cho con ra ở riêng rộng độ chục mét vuông. “Con ra cửa nhà nhưng tui cũng chỉ có chút nhà bếp cho con ra ở riêng” – bà Tuyết (vợ ông Thập) giọng trầm buồn.

Người bệnh binh già trong ngôi nhà xiêu vẹo - 3
Hình ảnh người lính thông tin Nguyễn Anh Thập năm xưa còn sót lại

Đầu năm 2009, cơn tai họa lại đè lên đôi vai vợ chồng ông bà Thập khi người con trai thứ 3, anh Nguyễn Việt Dũng bị tai nạn xe máy phải điều trị ở Bệnh viện TX Hồng Lĩnh hàng tháng trời, kế đó là vợ ông Thập đi mổ bướu ở Bệnh viên Bướu Trung ương. “Đã nghèo lại gặp cái eo”. Tháng 6/2009, cả nhà đều ở trong bệnh viện  nên cháy mất gian nhà ngang, nhà được mỗi con nghé cũng bị lữa thiêu rụi. Riêng ông Thập từ ngày rời quân ngủ đến nay đau yếu thường xuyên không lúc nào là không phải dùng thuốc, nhất là những khí trái gió trở trời cơn đau lại càng hành hạ hai chân sưng vù lên không đi lại được.

Công việc đồng áng lâu nay một mình bà Tuyết gánh vác, trước đây còn chăm được con lợn, con bò, nhưng từ ngày bà đi mổ bướu ở Hà Nội hồi giữa năm 2009 lại nay sức khoẻ giảm sút hẵn, bác sỹ bảo ngày nào cũng phải uống thuốc trợ giáp cho đến hết đời, nay lại thêm bệnh thần kinh tọa. Đồng lương trợ cấp hàng tháng 1 triệu đồng của ông Thập không đủ để thuốc thang. Ông bà còn nuôi cô con gái út đang học năm thứ 2 Trường CĐ phát thanh truyền hình ở Phủ Lý – Hà Nam, hàng tháng ông bà đều phải vay lãi để gửi ra cho con ăn học.

Không chỉ thế vợ chồng ông Thập còn phải chăm sóc cho hai vợ chồng bác ruột Nguyễn Văn Khai và bà Nguyễn Thị Tám. Ông Khai và bà Tám ở ngay cạnh nhà. Ông Khai cũng là thương binh, trước đây từng đi bộ đội về, bị nhiễm chất độc da cam nên không thể sinh con. Đã thế vợ chồng ông Khai lại đau ốm liên miên. Những lần bác đi bệnh viện vợ chồng ông Thập lại “cơm gói, muối đùm” vào bệnh viên chăm sóc bác.

Người bệnh binh già trong ngôi nhà xiêu vẹo - 4
Ông Khai và bà Tám già cả, ốm đau liên miên đang phải "nương tựa" vào vợ chồng chú ruột mình

 
Người bệnh binh già trong ngôi nhà xiêu vẹo - 5

 Lúc ông Thập đau, một mình bà Tuyết phải vừa lo công việc đồng ánh, nhà cửa và chăm sóc thuốc men cho bác Tam

Cám cảnh trước gia đình ông Thập, Trưởng thôn xóm 4, xã Song Lộc Ông Nguyễn Văn Quế nói: “Gia đình ông Thập thuộc vào diện nghèo nhất của xã. Xã cũng thường xuyên đến thăm hỏi động viên, tặng quà gia đình, nhưng để cho gia đình ông Thập vượt qua cơn hoạn nạn này thì rất cần đến sự quan tâm, chia sẻ của các nhà hảo tâm”.

“Đã nhiều lần sửa tạm nhưng chỉ qua một mùa mưa là nó lại xộc xệch, rệu rã hơn. Giờ muốn vay ngân hàng thì họ không cho vay nữa, vì mấy đợt tôi ốm, con trai bị tai nạn, bà nhà tôi đi bệnh viện và con út học đã cắm bìa đất cho ngân hàng và vay lãi cao ở ngoài. Số tiền nợ đã hơn 50 triệu đồng chưa hoàn trả được, anh em họ hàng thì ai cũng nghèo” –  nhìn ngôi nhà xiêu vẹo, những giọt nước mắt chảy ròng trên khuôn mặt ốm yếu của ông bệnh binh già Nguyễn Anh Thập.
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 

 1. Ông Nguyễn Anh Thập: xóm 4, xã Song Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Số ĐT liên hệ Cô Anh: 0915.934.921

 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)

Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 
Email: quynhanai@dantri.com.vn
 

* Tài khoản VNĐ tại ABBANK

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0111.028.722.008
Tại: Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Hà Nội.

*Tài khoản USD tại ABBANK

Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 0111.028.723.004
Bank Name: An Binh Bank (ABBANK) - HaNoi Branch
Swift code: ABBKVNVX

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0451 001 944 487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122


VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725


VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331


VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269

 


Đặng Tài – Văn Dũng

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm