Mã số 3350:
Nghẹn đắng người đàn bà đau đớn nhìn chồng chết đuối, con thần kinh đuổi chém
(Dân trí) - Xuất ngũ trở về từ chiến trường Tây Ninh, ông Tình lên cơn động kinh ngã xuống ao đuối nước. Từ đó, bà Lênh thành người đàn bà goá ôm món nợ Hợp tác xã vài tấn thóc để mấy chục năm chưa trả được. Đau khổ hơn người con trai bà cũng bị chứng bệnh thần kinh đuổi đánh mẹ nhiều phen hút chết.
Chồng động kinh ngã lăn xuống ao đuối nước
Vào những ngày nắng nóng như đổ lửa, anh Nguyễn Quang Tụ - Trưởng thôn 4 dẫn chúng tôi đến nhà bà Nguyễn Thị Lênh (thôn 4, xã Đinh Xá, (TP. Phủ Lí, tỉnh Hà Nam) - người đàn bà có đơn cầu cứu gửi báo Dân trí đã thôi thúc những bước chân chúng tôi về với chia sẻ hoàn cảnh khó khăn với gia đình bà.
Đường vào nhà bà Lênh dốc thẳng đứng, sâu hun hút và chỉ có thể đi bộ, vắt ngay từ đường quốc lộ vào rất khác với những con ngõ ở miền đồng bằng chiêm trũng. Chính vì địa hình này nên trước đây ngôi nhà bé nhỏ của bà đã bị đổ sập vì áp lực nước chảy quá mạnh từ trên đường dội xuống. Còn hiện tại, nơi này không khác gì một cái hố sâu để hứng trọn đất đá và nước mưa trong những trận cuồng phong, bão táp.
Đường vào nhà đã thế, ngôi nhà của bà Lênh hiện ra trước mắt chúng tôi cũng “khác lạ” không kém, bởi khung, cột là mua lại của hợp tác xã thanh lí, mái nhà thì 1 bên là lợp ngói để hứng nước ăn, bên còn lại lợp proxi măng vì hoàn cảnh gia đình không có tiền.
Ngôi nhà hiện lên trước mắt chúng tôi với những viên gạch mộc không được trát sơn hay quen vôi ve nhưng thường thấy. Phần cửa cũng được che chắn bởi những chồng gạch xếp lên nhau, tối om và chất đầy những chai lọ đồng nát, là những thứ cô thu lượm được để mang đi bán, kiếm thêm vào bát rau, bát cháo cho cả nhà.
Ngôi nhà sơ sài, chắp vá của gia đình bà Lênh.
Ái ngại trước những gì mà chúng tôi được chứng kiến, anh Tụ - Trưởng thôn cho biết: “Trước chỗ này mênh mông nước, nhưng gia đình bà ấy vượt lên để dựng nhà, làm chỗ che mưa, che nắng. Nhà bà này thuộc diện nghèo truyền kiếp vì còn nợ xã đến 2 tấn thóc và 3 triệu đồng từ mấy chục năm rồi không trả được”.
Bà Lênh với chiếc giường ngủ của mình, xung quanh là nhiều đồ đi nhặt được mang về.
Đứng trên đường, bà Lênh chỉ vị trí cái ao nơi chồng chị lên cơn động kinh rồi chết đuối.
Là người phụ nữ tảo tần, chăm chỉ lam làm, bà Lênh đã từng có một gia đình hạnh phúc khi chồng là chiến sĩ trở về sau nhiều năm đánh giặc ở chiến trường Tây Ninh (từ năm 1966 -1979) cùng có 3 con nhỏ. Những ngày đó, thiếu thốn đủ đường, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm nhưng với chị đó là những giây phút hạnh phúc nhất cuộc đời mình.
“Ông ấy thương vợ, thương con lắm. Hồi từ chiến trường về ông ấy được nhiều huy chương lắm nên tôi rất tự hào. Nhưng những năm đi chiến đấu, bị ảnh hưởng bởi chất độc đioxin nên về ông bị động kinh, cứ lên cơn là co giật.
Năm ấy tôi sinh con út mới được 4 tháng tuổi, ông ấy xuống ao rửa rau về nấu cơm thì lên cơn động kinh nên ngã vục mặt xuống, chết đuối. Mẹ con tôi gào khóc, gọi ông ấy nhưng vô dụng, ông ấy bỏ mọi người đi thật” – Không dấu được nỗi đau đớn và bàng hoàng trên gương mặt, bà Lênh ngậm ngùi kể lại câu chuyện buồn xảy đến với gia đình mình trong hai hàng nước mắt.
Ông Tình (chồng bà Lênh) tham gia chiến trường Tây Ninh từ năm 1966-1979 thì trở về quê hương.
Các giấy chứng nhận khen thưởng, giấy chứng nhận đeo huân chương, giấy chứng nhận tặng danh hiệu vẻ vang... của chồng mà bà Lênh còn giữ lại cả.
Chồng chết, một mình bà tảo tần nuôi 3 đứa con khi đó chúng mới lần lượt 7 tuổi, 3 tuổi và 4 tháng tuổi. Thiếu ăn, các con gào khóc, đó là lí do vì sao bà phải vay hợp tác xã thóc mà đã trải qua mấy chục năm rồi vẫn chưa trả được.
Con tâm thần liên tục đánh, chém mẹ
Không còn chồng bên cạnh, bà Lênh chỉ còn các con để yêu thương, chăm sóc và dựa vào với hi vọng về già sẽ có người để nương tựa. Nhưng tai họa liên tục ập xuống khi anh con trai đầu là Đinh Thế Chung sau lấy vợ 3 năm thì bị tâm thần, đi lang thang khắp nơi và thường xuyên đuổi, đánh mẹ, vợ và 2 đứa con thơ tội nghiệp.
Gương mặt nhăn nhó và liên tục kêu đau ở mạn sườn, bà Lênh cho biết vừa mới đêm qua bị con đánh. Bác Đinh Văn Hán (là anh trai chồng bà Lênh) cũng có mặt tại gia đình, ái ngại tâm sự: “Vừa hôm qua nó đánh mẹ nó xong, sáng sớm nay đã đi đâu rồi không tìm về được. Thằng đấy nó cứ đi như vậy, có lần đi bộ xuống tận TP. Nam Định, hoặc sang Ninh Bình, rồi có lần vào tận Thanh Hóa nữa. Việc nó đánh chém mẹ phải đi khâu 10 mũi thì ở đây ai cũng biết. Nói thật là chúng tôi cũng không dám lại gần đâu vì sợ nó đánh lắm”.
Bị con đánh, nỗi đau thể xác của cô thì ít mà nỗi đau tinh thần thì nhiều. Nước mắt chảy xuôi, giọng nghẹn lại, cô tâm sự: “Thương nó lắm nhưng không biết làm gì cả”.
Xen trong câu chuyện với chúng tôi, bà Lênh chỉ lên vùng đầu, tay, chân… với chi chít những vết thâm tím, đó là những lần con đánh mẹ đến “thừa sống, thiếu chết”. Rồi nhiều lần người mẹ tội nghiệp này còn chứng kiến cảnh con trai vừa lôi tóc vợ, vừa đấm, đánh khiến hai đứa cháu nhỏ là bé Đinh Thùy Dung (lớp 5) và bé Đinh Phương Thanh (4 tuổi) khóc gào lên ầm ĩ nhưng không can ngăn được.
Những thứ đi nhặt nhạnh được của gia đình bà Lênh.
Cuộc sống cứ thế trôi đi, với người vợ mất chồng, người mẹ bị con đánh là những chuỗi ngày trong đói nghèo, khốn đốn cùng khoản nợ tổng cộng 15 triệu đồng (2 tấn thóc = 12 triệu + 3 triệu nợ = 15 triệu đồng) của hợp tác xã đến mấy chục năm nay không trả được. Gương mặt khắc khổ, đen đúa, bà ước: “Có tiền để trả số nợ đó để đến khi chết còn nhắm được mắt”…
Nước mắt cay đắng của bà khi nghĩ đến con trai.
Cuộc đời của bà Lênh mãi chìm trong bóng tối...
Dời ngôi nhà của bà Lênh trở về Hà Nội, chúng tôi ai cũng bị ám ảnh bởi ngôi nhà chắp vá, sâu hút, ở đó có những mảnh đời cùng khổ từ người vợ mất chồng, người mẹ bị con đánh và những đứa trẻ thơ lấm lem, đói khổ với gương mặt lúc nào cũng đượm buồn, sợ hãi.
Không biết cuộc đời còn cho bà sống bao lâu nữa khi mà nỗi buồn và sự đau đớn cứ bủa vây, kín đặc…Và rằng với người đàn bà khốn khổ ấy, thì bữa rau, bữa cháo cho đủ còn khó khăn…nói gì đến việc mơ ước những điều lớn hơn.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về
1. Mã số 3350: Bà Nguyễn Thị Lênh (Thôn 4, xã Đinh Xá, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam)
Số ĐT: 0388.159.261
2. Báo điện tử Dân trí.Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà NộiTel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490Email: nhanai@dantri.com.vnBạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:Tên TK:Báo Điện tử Dân tríSố TK: 0451000476889Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:Account Name: Bao Dien tu Dan triAccount Number: 0451370477371Swift Code: BFTV VNVX 045Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:Tên TK: Báo Điện tử Dân tríSố TK: 129 0000 61096Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)Tên Tài khoản : Báo Điện tử Dân tríSố Tài khoản : 2611 000 3366 882Tại : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng AnĐịa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.
* Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)Account Name : Bao Dien tu Dan triAccount Number : 2611 037 3366 886Swift Code : BIDVVNVX261Bank Name : Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An BranchAddress : No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam; Tel: (84-4)3686 9656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)Tên TK: Báo Điện tử Dân tríSố TK: 0721101010006Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)Tên TK: Bao Dien tu Dan triSố TK: 0721101011002Swift Code: MSCBVNVXBank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí- Số tài khoản VND: 1400206034036- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ
3. Văn phòng đại diện của báo:VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 0239.3.857.122VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0236. 3653 725VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ hành chánh) hoặc số hotline 0974567567VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0292.3.733.269
Phạm Oanh