Mã số 1834:

“Nằm im, không bố trói lại đó !”

(Dân trí) - Nhìn cô con gái la hét trên giường, người bố tiến lại gần chỉ biết nói “nằm im không bố trói lại đó”, còn phía căn nhà nhỏ cạnh đó, cậu con trai út thì đeo sợi dây xích ở chân cứ nhảy múa, trên người không một mảnh vải che thân…


Theo địa chỉ của đồng nghiệp cung cấp, tôi tìm về gia đình ông Phạm Văn Ngân (SN 1965), thôn 5, xã Hà Lâm, huyện Hà Trung. Khi chúng tôi đến nhà, vừa cất tiếng gọi, qua cửa sổ căn nhà nhỏ thấy một người thanh niên trên người không một mảnh vải che thân đang lồm cồm bò dậy chạy quanh giường miệng cười vẻ ngô nghê, rồi nhảy múa, còn sợi dây xích trói vào chân cứ loảng xoảng liên hồi.

Nghe tiếng gọi, ông Ngân mở cửa ra, căn nhà xây còn chưa vôi ve, không có bàn ghế ngồi, trên chiếc giường kê ở góc nhà là hình ảnh cô con gái nằm vắt chân lên cửa sổ, hai tay ôm đầu, miệng cứ nghêu ngao và lúc lúc lại ngồi dậy xủ nước bọt ra giường.

Đã nhiều năm nay, vợ chồng ông Ngân phải xích và nhốt con trong nhà.
Đã nhiều năm nay, vợ chồng ông Ngân phải xích và nhốt con trong nhà.

Mới bước sang tuổi 50 nhưng trông ông Ngân già hơn nhiều so với tuổi của mình, mái tóc cũng đã bắt đầu điểm bạc, khuôn mặt vẻ buồn buồn. Cũng dễ hiểu cái tâm trạng của một người làm bố khi mà hàng ngày phải chứng kiến cảnh hai đứa con bị bệnh phải trói và xích chân lại.

Tôi bắt đầu câu chuyện về hoàn cảnh cô con gái đang nằm trên chiếc giường, ông Ngân trầm ngâm một lúc như muốn kìm nén cảm xúc buồn tủi của mình, rồi ông cho biết đó là con gái đầu tên Phạm Thị Nguyệt (SN 1991). Theo ông Ngân thì ngày nhỏ Nguyệt sinh ra cũng bình thường như bao đứa trẻ khác. Ông chỉ còn nhớ mang máng năm học đến lớp 9 thì bỗng dưng Nguyệt trở chứng, khi gia đình phát hiện có dấu hiệu không bình thường liền đưa Nguyệt đi khám thì được biết em mình bị bệnh tâm thần phân liệt.

Cậu con út của ông Ngân suốt ngày la hét, nhảy múa và đập phá.
Cậu con út của ông Ngân suốt ngày la hét, nhảy múa và đập phá.
Cậu con út của ông Ngân suốt ngày la hét, nhảy múa và đập phá.

Thương con, dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, hai vợ chồng ông cũng cố gắng chạy chữa nhưng biểu hiện bệnh con ngày càng nặng và không còn nhận biết người thân và sự việc xung quanh. “Ngày cháu còn học lớp 9, tự dưng bạn bè cứ thấy ra gốc cây ngồi cười rồi khóc, về gia đình cho đi bệnh viện tâm thần bác sỹ nói bị thần kinh, chữa mãi mà không khỏi”, ông Ngân tâm sự.

Biểu hiện ban đầu của Nguyệt chỉ là hết cười rồi khóc, nhưng càng ngày bệnh càng có chiều hướng nặng hơn khi em lấy hai tay tự đấm vào mặt, gào thét, phá phách mỗi khi lên cơn. Đôi mắt em cũng vì thế mà gần như không còn nhìn thấy gì nữa.

Đang nằm im trên giường, bỗng dưng Nguyệt ngồi chồm dậy, miệng liên tục xủ nước bọt ra giường, đưa hai tay lên vả vào mặt rồi lại nằm bệt xuống nghêu ngao một thứ âm thanh nghe thật ai oán. Nằm xuống chưa yên, em lại vùng dậy hét toáng lên.

Dừng câu chuyện, ông Ngân bước đến bên chiếc giường nơi con gái đang la hét rồi nói: “Nằm im đi không bố trói lại đó”. Giọng nói của người bố cất lên nghe cứ nghèn nghẹn, còn đứa con thì vẫn ngây ngô không biết gì.

Ông Ngân chưa kịp ngồi xuống thì từ căn nhà dưới cũng vang lên tiếng xích cà vào sạp giường và tiếng nhảy múa của cậu con trai út đó là Phạm Văn Hưng (SN 1995). Ông Ngân cho biết: “Đó là thằng út, không hiểu sao nó cũng có những biểu hiện như chị nó, ngày nhỏ có thế đâu, đến khoảng cuối lớp 8, đầu lớp 9 là bắt đầu có những biểu hiện như thế, đưa đi chữa bác sỹ nhiều rồi mà không được, giờ phải xích và nhốt lại thế không nó phá lắm”.

Bà Ý đau đớn khi nhìn cô con gái đầu của mình.
Bà Ý đau đớn khi nhìn cô con gái đầu của mình.

Được biết, sau bốn năm từ khi chị gái mắc bệnh, đến năm 2008, khi mới 14 tuổi, Hưng cũng có những biểu hiện như chị gái của mình. Cuộc sống của em giờ đây chỉ quẩn quanh trong gian nhà nhỏ. Dù thương con, nhưng vợ chồng ông Ngân không còn cách nào khác là phải xích chân con lại và nhốt biệt lập trong căn nhà ngang. Cứ mỗi lúc lên cơn là em lại hét lên, nhảy múa, hay nằm lăn ra giữa nhà…

Nhiều lúc trên người Hưng không một mảnh vải che thân, chiếc giường nằm cũng không có chiếu, bởi cứ mặc quần áo hay trải chiếu ra là em lại xé rách, ném tung tóe cả ra.

Đã nhiều năm nay, thế giới của hai chị em Nguyệt chỉ bó hẹp trong ngôi nhà. Với Nguyệt chỉ thi thoảng lên cơn thì bố mẹ em mới phải trói lại, còn Hưng thì vừa mang xích, vừa phải khóa trái cửa nhốt hẳn lại. Mỗi lần đến bữa ăn vợ chồng ông Ngân chỉ bỏ vào bát nhôm, hay bằng nhựa qua cửa sổ. Việc vệ sinh của hai chị em Nguyệt đều tự nhiên không kiểm soát được.

Ngồi bên cạnh chồng, bà Dương Thị Ý vẻ mặt buồn buồn khi nhắc đến những đứa con tội nghiệp của mình. Niềm an ủi với vợ chồng ông Ngân khi cậu con trai thứ hai Phạm Văn Hải học hành xong đã theo người chú vào Nam làm thuê kiếm tiền về phụ giúp bố mẹ nuôi chị và em.

Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa xác nhận bệnh của hai chị em Nguyệt.
Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa xác nhận bệnh của hai chị em Nguyệt.

Đã nhiều năm nay, trong căn nhà của vợ chồng ông chưa có một ngày nào được bình yên bởi hai người con cứ hết đập phá, la hét rồi cười khóc. Trong khi đó, cuộc sống của cả gia đình chỉ trông vào mấy sào ruộng và số tiền trợ cấp chế độ tàn tật của hai người con. Bình thường hai vợ chồng phải thay phiên nhau trông coi các con, còn ngày mùa đi làm thì trói và nhốt các con lại trong nhà.

Nhiều đêm đang nằm, các con lên cơn, la hét, hai vợ chồng ông lại phải lụi thủi dậy trông các con. Mới đây, ông bà đưa hai con đi Hà Nội để kiểm tra tình trạng bệnh nhưng bác sỹ không thể kiểm tra được vì cả hai chị em cứ nhảy múa, phá phách. Còn theo kết luận của bác sỹ bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa thì hai chị em Nguyệt bị bệnh tâm thần phân liệt, không có khả năng lao động.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1834: Ông Phạm Văn Ngân: Thôn 5, xã Hà Lâm, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa

ĐT: 01638334585

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email:quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Duy Tuyên