Mã số 822:

“Mỗi sáng thức giấc, em chỉ mong có người gọi đi làm thuê”

(Dân trí)- Ở tuổi 16, cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới nhưng đối với em Nguyễn Ngọc Hằng, mỗi sáng thức giấc là làm sao có ai đó kêu đi làm thuê. Ước mong của em chỉ là hàng ngày có vài ngàn đồng để mua gạo và dành lo cho đứa em trai đi học.

Căn nhà nhỏ của hai chị em Nguyễn Ngọc Hằng (16 tuổi) và Nguyễn Chí Linh (13 tuổi, ngụ ấp Huy Hết, xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu) đã hơn 2 năm nay không được sửa lại nên trông xiêu trước, trống sau. Khi chúng tôi đến thăm, hình ảnh đập vào mắt đầu tiên là cái bàn thờ, trên có di ảnh hai đấng sinh thành vắng số của các em.

“Mỗi sáng thức giấc, em chỉ mong có người gọi đi làm thuê”

Cha mẹ ra đi khi còn rất trẻ, để lại hai chị em nhỏ tuổi Hằng và Linh nương tựa nhau trong cảnh khốn khó.

Nhìn em Hằng và Linh, không ai nghĩ rằng các em đã 16, 13 tuổi bởi dáng người của cả hai khá nhỏ so với tuổi. Trò chuyện với chúng tôi cả giờ đồng hồ, nét mặt của các em trông lúc nào cũng như “thiếu sự sống”. Nhìn lên di ảnh đôi vợ chồng trẻ, những người đi cùng chúng tôi không khỏi xót xa cho hai em còn nhỏ tuổi nhưng phải sống trong cảnh hiu quạnh, mồ côi. Và có lẽ tài sản lớn nhất mà hai chị em Hằng có được là sự yêu thương đùm bọc nhau.

Tâm sự với chúng tôi, Hằng nhỏ nhẹ cho biết, năm em lên 6 tuổi, trong một lần đi bán khoai lang, mẹ em lội qua sông chẳng may bị hụt nước chết đuối, lúc đó mẹ em mới 25 tuổi. Từ đó, ngôi nhà nhỏ vắng đi sự chăm sóc của người phụ nữ, hai em mới tí tuổi đầu lớn lên trong cảnh "gà trống nuôi con" của người cha. Cha đi làm thuê nuôi hai em ăn học, dù gia cảnh thiếu trước hụt sau, dù thiếu đi tình thương yêu lo lắng của mẹ nhưng Hằng và Linh vẫn học giỏi, chăm ngoan.

Vậy mà, vài năm sau đó, cha cũng bỏ hai em mà đi theo mẹ, ngôi nhà nhỏ này vốn đã vắng vẻ nay lại trống trọi, lanh lẻo hơn. “Sau khi đi làm về, tối nó ngủ bình thường, nửa đêm bỗng bị đột quỵ rồi đi luôn, có kịp trăn trối gì với các con của nó đâu”, bà Lê Thị Tiến- bà nội của Hằng gạt nước mắt nói lại tình cảnh lúc cha của hai em mất.

Căn nhà xiêu trước trống sau của hai chị em Hằng nhưng không biết khi nào mới có tiền để sửa lại.

Căn nhà xiêu trước trống sau của hai chị em Hằng nhưng không biết khi nào mới có tiền để sửa lại.

Từ khi cha mất cũng là lúc em Hằng trở thành người trụ cột trong gia đình chỉ còn lại hai chị em, lúc đó, Hằng mới 14 tuổi, đang học lớp 6. Vì miếng cơm, manh áo và việc ăn học của em trai nên Hằng phải nghỉ học nửa chừng để đi làm kiếm tiền nuôi em. “Lúc cha mất, em còn nhỏ tuổi, sức lại yếu nên em chỉ biết xin đi chích vỏ tôm cho người ta để lấy vài chục ngàn mua gạo và lo cho em trai đi học”, Hằng bộc bạch.

Hằng cho biết, em đã đi làm thuê gần 2 năm nay, mỗi ngày cũng có thể kiếm được 20.000 đồng đến 30.000 đồng nhưng không phải ngày nào cũng có, do đi làm cho tư nhân nên lúc nào có tôm thì họ gọi đi, còn ngày nào không có thì ở nhà. Với số tiền trên, em đóng góp một ít với nhà bà nội nấu cơm ăn hàng ngày, còn lại bao nhiêu em dành lo cho em trai đi học, còn bản thân em không lo được gì cho mình.

“Em cũng muốn đi học lại lắm nhưng vì đi học thì không đi làm được, không có tiền nuôi em. Công việc lột vỏ tôm của em đang làm bữa có bữa không nên muốn lâu dài cũng không được. Giờ em cũng muốn đi học nghề gì đó để sau này có điều kiện lo cho em trai hơn nhưng lại không có tiền nên thôi”- em Hằng chia sẻ thật lòng khiến chúng tôi và những người đi cùng bùi ngùi cảm động.

Em Chí Linh- em trai Hằng thì cho biết, em đang học lớp 5, trường cũng gần nhà nên mỗi ngày được chị cho ít ngàn để ăn bánh, uống nước. Em Linh cho biết thêm, vào đầu năm học, chị em lại tất bật đi làm thuê mua quyển vở, cuốn sách, bộ quần áo mới cho em. Bộc bạch với chúng tôi những suy nghĩ “già” hơn cái tuổi của mình, em Linh cho hay em rất ham học nhưng em sợ chị em sẽ không có điều kiện lo cho em nữa, bởi khi lên cấp 2, trường học xa rồi tốn tiền, rồi cực khổ cho chị hơn.   

Bà nội của em Hằng cho biết, thương cảnh hai cháu mồ côi, nhà bà ở kế bên nên cũng có thể dòm trước ngó sau để quan tâm đến các cháu. Hiện căn nhà của hai em đang bị hư hại, có thể sập bất cứ lúc nào nhưng không có tiền để sửa lại nên hai chị em tối qua nhà ông bà nội ngủ, mà nhà ông bà nội cũng nghèo nên cũng chẳng lo được nhiều cho hai em.

Tâm sự với chúng tôi, em Hằng cho biết, cha mẹ mất rồi nên bây giờ em là chị thì phải thay cha mẹ để lo cho em trai. “Với hoàn cảnh quá khó khăn hiện nay, em không thể đi học được nữa nhưng dù có khó khăn, cực khổ đến mấy em cũng không cho em trai nghỉ học đâu. Em sẽ cố gắng hết sức để nuôi em trai ăn học thành tài. Cho nên giờ em sợ nhất là không có việc làm để kiếm ra tiền thì ước mong này sẽ dở dang”, Hằng bùi ngùi nói.

Căn nhà xiêu trước trống sau của hai chị em Hằng nhưng không biết khi nào mới có tiền để sửa lại.

Ước mong của em Hằng là lo cho em trai ăn học thành tài. Nhưng với hoàn cảnh quá khó khăn hiện nay không biết ước mong của em có thực hiện được, nên rất cần sự tiếp thêm sức của những tấm lòng hảo tâm. (Ảnh: Huỳnh Hải)

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Việt Đoàn- Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Mỹ A- cho biết, hai em Hằng và Linh mồ côi cha mẹ khi tuổi các em còn nhỏ nên cuộc sống sẽ lắm khó khăn. Trước mắt dù được ông bà nội quan tâm nhưng ông bà nội cũng nghèo, lại lớn tuổi nên không biết nay mai thế nào nữa. Với chính quyền địa phương cũng chỉ có thể vận động cuốn vở, cây viết cho em Linh đi học chứ không hỗ trợ được nhiều. “Chúng tôi mong các nhà hảo tâm giúp đỡ cho hai chị em, cùng giúp em Hằng phần nào đó để lo cho em trai ăn học”, ông Đoàn bày tỏ.

Qua những lời tâm sự và mong muốn của chính quyền địa phương, chúng tôi mong những tấm lòng hảo tâm hãy cùng tiếp sức cho hai chị em mồ côi đáng thương này.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 822: Lê Thị Tiến (bà nội hai em Hằng, Linh), ấp Huy Hết, xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu.

ĐT: 0949 383 179 (ông Đoàn- Phó Chủ tịch xã Vĩnh Mỹ A)

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

                                                                                                Huỳnh Hải

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm