Mã số 1700:
Mẹ bỏ đi, bé 14 tuổi gồng gánh nuôi cả gia đình
(Dân trí) - 14 tuổi em đã là trụ cột gia đình. Người mẹ đã bỏ đi từ 8 năm về trước, để lại người cha tật nguyền lúc tỉnh lúc mê, và bà nội tàn tật với gương mặt kỳ dị, gớm ghiếc, cùng đứa em gái còn nhỏ dại.
Cái Tết đã cận kề, mà căn bếp tồi tàn của gia đình em Chất vẫn lạnh lẽo đến nao lòng.
Vừa đưa được miếng cơm vào miệng, bà Đặng Thị Sinh, năm nay 70 tuổi, là bà nội của 2 đứa trẻ, Hoàng Văn Chất và Hoàng Thị Hảo, bất ngờ kêu thét lên, rồi buông bát ôm đầu ngã vật xuống nền nhà. Anh cán bộ thôn đi cùng vội vàng đỡ bà cụ lên giường, 2 đứa cháu cuống quýt, đứa bóp đầu, đứa bóp trán cho bà...Còn ông bố đờ đẫn, dở hơi vẫn cười khành khạch, ngon lành chén xong bữa cơm, như không hề có chuyện gì.
Thức ăn thường ngày của 4 người thường là rau Tầm bóp kiếm được ngoài đồng như thế này.
Giọng nói thều thào, cụ Sinh cho chúng tôi biết, ngay từ khi sinh ra cụ đã mang khối u trên mặt và khắp người. Rồi khối u trên mặt cứ lớn dần lên theo năm tháng. Suốt bao năm cụ phải bịt kín mặt khi ra đường, bởi chỉ cần nhìn vào gương mặt cụ, người lớn thì kinh sợ tránh xa, còn trẻ con thì khóc thét lên vì sợ hãi. Năm cụ ngoài ba mươi tuổi, cũng có một người đàn ông đem lòng thương cảm, cưới cô “Sinh mặt quỷ” về làm vợ. Nhưng hạnh phúc “ngắn chẳng tày gang”. Khi đứa con duy nhất Hoàng Văn Thực được 17 ngày tuổi, thì thần chết đã cướp ông đi sau 1 cơn cảm gió.
Khối u to chèn gần hết khuôn mặt, khiến con mắt phải của cụ Sinh hỏng hoàn toàn và thường xuyên chảy mủ.
Cam chịu số phận hẩm hiu, cụ Sinh dồn sức nuôi dạy cậu con trai duy nhất, nhưng số phận thật trớ trêu, con trai cụ thường xuyên đau ốm, tính tình thì “ra ngẩn vào ngơ”, chẳng thể làm được việc gì ra hồn. Những tưởng mẹ tật nguyền sẽ phải cả đời chăm sóc con trai dở hơi, thì qua mai mối có người phụ nữ đồng ý về làm vợ anh Thực. Nhưng người phu nữ ấy vì không chịu nổi nỗi cơ cực cũng dứt áo ra đi, bỏ lại 2 đứa con lên 6 và 2 tuổi. Chất lúc đó mới 6 tuổi đã phải làm mọi việc, từ trông em, thổi cơm, nấu nước...
Và thương xuyên gây đau nhức cho cụ, nhưng 1 lần đến viện khám cũng không thể.
Bất chợt cụ Sinh giơ tay ra hiệu, đứa cháu gái 10 tuổi vội chạy lấy cho bà cái khăn mùi xoa cũ cáu bẩn, lau dịch mủ chảy ra từ con phải cho bà. Khối u lớn đã chèn gần hết khuôn mặt, con mắt phải của cụ đã hỏng hoàn toàn, thường xuyên chảy mủ. Cụ bảo, thời gian gần đây khối u to thường xuyên đau nhức, nhưng cụ cũng chẳng thể đến viện, vả lại đã bao nhiêu năm nay thì cụ cũng chưa1 lần đi khám để, “xem nó bị làm sao”.
Ông bố tật nguyền của Chất, lúc thì đờ đẫn như mất hồn
...Lúc thì “sung sướng” như thế này, anh đâu biết rằng người mẹ già tàn tật, và các con anh đang phải sống cuộc đời cơ cực như thế nào
Nhìn thấy vết xước dài trên tay em gái, Chất vội kéo em ra giếng rửa, rồi căn vặn. “Em đánh nhau với bọn nó, vì bọn nó nói bố mình bị rồ và bà nội là quỷ hiện hình nên mẹ mới bỏ đi…”, bé Hảo thanh minh với anh. Rồi cháu quay sang tôi thủ thỉ: “mẹ cháu sẽ về cô nhỉ, khi nào cháu lớn mẹ sẽ về mua quần áo đẹp và cho đi chơi với mẹ, anh Chất vẫn bảo với cháu thế mà…”. Nghe em gái nói, cậu bé14 tuổi đứng ngây dại, có lẽ cậu sợ những điều cậu an ủi em gái, mỗi khi em khóc nhớ mẹ, sẽ không bao giờ trở thành hiện thực…
Mặc dù gia cảnh khó khăn cơ cực nhưng 2 anh em rất ham học.
Khi nói về hoàn cảnh gia đình đặc biệt này, bác Trần Văn Ban, trưởng khu 9 buồn rầu chia sẻ: “Cả khu này thì gia đình cháu Chất là khổ nhất, bà và bố thì tật nguyền lại ốm đau suốt, em gái còn nhỏ, mình cháu phải chăm lo cả nhà. Cháu Chất rất ngoan và lễ phép, thấy hoàn cảnh gia đình cháu như vậy chúng tôi cũng ái ngại lắm. Chúng tôi cũng đang động viên bà con lối xóm quyên góp, để gia đình cháu ngày tết cũng có cái bánh chưng, cân thịt. Hiện tại bà nội và bố cháu đang được hưởng chế độ người tàn tật, nhưng cứ đau ốm thế này thì mấy nữa gia đình không biết có còn lo cái ăn được không nữa, nói gì đến việc học hành của các cháu…”
Rời gia đình em, tôi hỏi Chất, sắp tết rồi cháu có mong ước gì không? “Cháu ước tết này nhà cháu có thịt ăn, có tiền chữa bệnh cho bà và bố cháu, anh em cháu có bộ quần áo mới, có tiền đóng học cho anh em cháu”. Ngập ngừng một lát em nói nhỏ: “Cháu ước mẹ về ăn tết với bố con cháu, nhưng mẹ sẽ không về đâu, vì mẹ có em khác rồi, mẹ chẳng còn nhớ anh em cháu nữa cô ạ…”.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Mã số 1700: Cháu Hoàng Văn Chất, địa chỉ, xóm Cửa Ải, Khu 9, xã Điêu Lương, Cẩm Khê, Phú Thọ. ĐT 0163 834 0417 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank: * Tài khoản USD tại VietComBank: Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank: * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 |
Hương Hồng