Mã số 2256:

Không có bố, mẹ cũng sớm qua đời, bữa cơm của hai bà cháu chan đầy nước mắt

(Dân trí) - Lớn lên em không biết cha mình là ai, rồi mẹ cũng mất khi em mới lên 7, tuổi thơ của Thìn đã sớm chịu cảnh mồ côi mẹ và phải sống những chuỗi ngày bất hạnh bên bà ngoại đã già yếu, lại hay bệnh tật.

Chúng tôi cảm thấy vô cùng xúc động khi nghe câu chuyện về thân phận của hai bà cháu, người bà thì đã gần bước qua tuổi thất thập, hay đau ốm, còn cháu cũng chưa đủ lớn khôn nhưng phải làm lụng đủ mọi việc để phụ giúp bà lo toan cho cuộc sống.

Tìm về nhà bà Hồ Thị Duyệt (68 tuổi, ở thôn 7, xã Gio Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) lúc đã quá trưa, bà thì lom khom trong bếp cặm cụi nấu nướng. Trong căn bếp chật hẹp, tiết trời những ngày hè càng trở nên oi bức hơn. Phía ngoài sân, người cháu ngoại là Nguyễn Văn Thìn (SN 2000) thì đang ngâm mình giữa trưa nắng chẻ củi, rồi hái rau.


Dù tuổi đã cao, sức khỏe yếu nhưng bà Duyệt vẫn gắng gượng để nuôi đứa cháu ngoại mồ côi

Dù tuổi đã cao, sức khỏe yếu nhưng bà Duyệt vẫn gắng gượng để nuôi đứa cháu ngoại mồ côi

Gác lại công việc để gặp khách, bà Duyệt kể: “Nhà chỉ có hai bà cháu thôi, cha mẹ nó đã không còn nữa. Trong khi bạn bè cháu được sống trong tình yêu thương của cha mẹ thì nó lại chịu quá nhiều thiệt thòi. Tội nghiệp lắm chú ơi, còn nhỏ nhưng cháu đã chịu cảnh mồ côi mẹ. Tui hết mực yêu thương nó cũng vì để cháu không cảm thấy tủi thân trước mọi người”.


Bao năm qua, Thìn phải sống dựa vào tình yêu thương của bà ngoại

Bao năm qua, Thìn phải sống dựa vào tình yêu thương của bà ngoại

Cứ mỗi lần nhắc đến các con là bà Duyệt lại rơi nước mắt. Bà sinh được 3 người con nhưng người con trai lớn đã mất khi được 6 tuổi, người con gái giữa đã lập gia đình ở xa, còn con út là chị Hồ Thị Phức (còn gọi là Khuyến, mẹ cháu Thìn) cũng mất gần 10 năm nay. “Năm cháu Thìn lên 7 tuổi thì mẹ nó mắc bệnh thần kinh rồi bỏ nhà đi lang thang khắp mọi nơi. Đến khi mọi người thông báo thì biết rằng con gái đã mất ở huyện Vĩnh Linh, được người ta chôn cất, nhưng đến nay tui vẫn chưa đưa được thi thể con về”, bà Duyệt xúc động.

Ngồi bên bà ngoại, em Thìn cũng rơm rớm nước mắt. Em cố ngăn không cho nước mắt chảy mỗi khi kể về cha mẹ mình. Sinh ra và lớn lên trong sự thiếu thốn tình thương của cha mẹ. Em không biết cha là ai, rồi mẹ cũng sớm ra đi để lại hai bà cháu phải sống côi cút. Em tâm sự rằng, nhiều lần bị bạn bè trêu đùa nói em là con không cha, không mẹ em cũng tủi hổ lắm. Nhưng em mặc kệ, sống khép mình, rồi dần dần bạn bè em cũng hiểu ra và không còn trêu ghẹo nữa.


Thìn tranh thủ hái rau để hai bà cháu nấu cơm trưa

Thìn tranh thủ hái rau để hai bà cháu nấu cơm trưa

Bao năm qua, Thìn phải sống dựa vào tình yêu thương của bà ngoại đã già yếu. Lúc còn có sức khỏe, ngày ngày bà Duyệt phải ra chợ mua cá, mua rau, nước mắm đem đi các làng khác bán lấy tiền để đảm bảo cuộc sống và nuôi cháu ăn học. Trong một lần đi làm, bà Duyệt không may bị xe tải đụng, phải nằm viện mấy tháng trời. Hiện bà bị mất sức lao động, chân trở nên yếu, cánh tay bị gãy trong lần gặp tai nạn đó cũng chưa lành và vẫn cảm thấy run run khi cầm vật nặng.


... và chẻ củi giúp khi bà không thể làm được việc nặng nhọc

... và chẻ củi giúp khi bà không thể làm được việc nặng nhọc

Bà Duyệt tâm sự: “Nhà không có ai nữa nên hai bà cháu phải tự nuôi nhau. Cha mẹ cháu không còn nên tui phải đảm trách nhiệm vừa làm mẹ, vừa làm bà để chăm sóc, động viên cháu. Dù cực khổ nhưng tui vẫn khuyên cháu Thìn cố gắng kiếm lấy cái chữ để sau này đỡ vất vả hơn, có thể tự lo cho bản thân. Tui thì tuổi đã cao, không thể sống mãi mà nuôi cháu được”.


Chồng mất sớm, sinh 3 người con thì 2 đứa cũng bỏ bà ra đi để lại thân già côi cút cùng đứa cháu ngoại

Chồng mất sớm, sinh 3 người con thì 2 đứa cũng bỏ bà ra đi để lại thân già côi cút cùng đứa cháu ngoại

Sức khỏe của bà Duyệt thì ngày càng yếu dần và không thể lao động được nữa. Hai bà cháu phải sống nhờ vào khoản trợ cấp ít ỏi từ chế độ tàn tật của bà nên cũng không đủ trang trải đủ cho cuộc sống.

Hết đợt nghỉ hè này, Thìn sẽ bước vào học lớp 10. Dù rất muốn cháu theo đuổi việc học hành nhưng bà Duyệt cũng không khỏi lo lắng. Khi còn lao động được thì bà vẫn có thể chu cấp cho cháu, nhưng nay bà không làm được việc gì cả. Bà lo sợ đường học hành của cháu mình sẽ bị gián đoạn.


Thìn quyết tâm theo đuổi việc học đến cuối cấp phổ thông và đi học nghề để phụ giúp bà

Thìn quyết tâm theo đuổi việc học đến cuối cấp phổ thông và đi học nghề để phụ giúp bà

Bà Duyệt kể: Thời gian qua, vì muốn đi học tiếp nên cháu Thìn phải theo người hàng xóm đi làm thêm để kiếm tiền mua sách vở, áo quần chuẩn bị vào năm học mới. Cháu nói sẽ cố gắng dành dụm để bà đỡ vất vả hơn. Những ngày cháu không đi làm thì ở nhà giúp bà làm đất trồng rau, chẻ củi. Nó làm đủ mọi việc như người lớn nên thấy thương cháu vô cùng. “Là bà ngoại nhưng không lo được cho cháu thì lòng tui cũng day dứt lắm, nhưng tui đã già rồi, sức khỏe lại yếu. Dù muốn làm việc gì đó để có thêm đồng ra đồng vào cho cháu đi học nhưng lực bất tòng tâm chú à. Nếu như tui không bị tai nạn thì bây giờ vẫn lao động để nuôi cháu được. Giờ thì ngồi một chỗ mà thấy bất an lắm”, bà Duyệt mủi lòng.

Về phần em Thìn, dù hoàn cảnh khó khăn nhưng em vẫn khao khát được tiếp tục đi học. Em cũng tự đặt ra cho mình mục tiêu để phấn đấu trong tương lai. Thìn nói rằng, trước mắt sẽ cố gắng học hết bậc phổ thông rồi sau này sẽ tính chuyện học nghề để phụ giúp bà. Tuy vậy, ước muốn của em sẽ còn nhiều chông gai khi em còn phải sống nhờ sự giúp đỡ của bà.


Bữa cơm đạm bạc của hai bà cháu chủ yếu là rau và một ít thịt kho

Bữa cơm đạm bạc của hai bà cháu chủ yếu là rau và một ít thịt kho

Cố nán lại đến trưa để được tận mắt thấy bữa cơm của 2 bà cháu nhưng chúng tôi càng xót xa hơn. Bữa cơm đạm bạc được bà Duyệt dọn ra giữa nhà chỉ vẻn vẹn có dĩa rau muống luộc và một vài miếng thịt kho. Theo lời bà Duyệt thì đây là bữa cơm thịnh soạn nhất của bà và cháu do có khách đến thăm, chứ bình thường chỉ rau dưa cho qua ngày đoạn tháng. Bà Duyệt nói trong nước mắt: “Tui chỉ có một mong muốn cuối đời là thấy cháu mình chăm ngoan, ham học hành và biết lo cho bản thân. Lúc ấy tui có nhắm mắt xuôi tay cũng cảm thấy yên lòng. Số phận đã không cho tui được may mắn nên có đứa cháu cũng là niềm động viên lớn lao nhất mà thôi, chứ không mong cầu gì hơn nữa”.

Nghe lời bà ngoại vừa nói, em Thìn cũng rơm rớm nước mắt, bát cơm ăn dở cũng trở nên mặn chát nhưng em không thốt được thành lời. Tạm chia tay gia đình, chúng tôi chỉ biết cầu mong cho hai bà cháu Thìn sức khỏe, mong rằng những ước muốn của em sẽ sớm thành hiện thực cho dù cuộc sống của hai bà cháu hiện tại quá đỗi khó khăn.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 2256:Hồ Thị Duyệt hoặc em Nguyễn Văn Thìn (ở thôn 7, xã Gio Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị).

Số điện thoại em Thìn: 01686.784.573

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206027950.

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:

- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

- Account Number: 1400206027966

- Swift Code: VBAAVNVX402

- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch

- Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản : Báo Khuyến học và Dân trí

Số Tài khoản : 26110002233886

Tại : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.

- Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Account Name : Bao Khuyen hoc va Dan tri

Account Number : 26110370888868

Swift Code : BIDVVNVX261

Bank Name : Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch

Address : No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam; Tel: (84-4)3686 9656.

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Đăng Đức