1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 149:

Hành trình tìm lại ánh sáng của hai chị em tật nguyền

(Dân trí) - Chỉ có hơn bốn trăm ngàn đồng do họ hàng và bà con hàng xóm giúp đỡ, hai chị em Hoàng Thị Loan (1990) và Hoàng Đình Lam (1992) với đôi mắt không còn nhìn rõ được mặt người đã phải dò dẫm khăn gói từ Yên Thành, Nghệ An ra Hà Nội chữa bệnh.

Từ nỗi đau tật nguyền đến bi kịch gia đình
 

Gặp em Hoàng Thị Loan tại khoa Thần kinh - bệnh viện Bạch Mai với gương mặt xanh xao, hằn nổi những đường gân xanh và đôi mắt đờ dại, chúng tôi được nghe em kể về hành trình gian truân ra Hà Nội chữa bệnh của hai chị em tật nguyền.

 

Sinh ra trong một gia đình lao động nghèo khó tại xóm Vạn Thành – Long Thành – Yên Thành – Nghệ An, cuộc sống của gia đình Loan dù chật vật nhưng vẫn luôn đầy ắp tiếng cười trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Nhà có 3 chị em nhưng thu nhập chính của bố mẹ chỉ từ mấy sào ruộng nên kinh tế luôn luôn eo hẹp.

 

Hành trình tìm lại ánh sáng của hai chị em tật nguyền - 1

Em Loan bơ vơ một mình tại bệnh viện không người thân thích, em trai lòa mắt đang bắt xe về quê mang tư trang lên chăm chị chứ không dám ước mơ được nhập viện cùng chị
 
Bi kịch bắt đầu ập đến khi mẹ của em, cô Nguyễn Thị Hòa đột nhiên có biểu hiện mờ mắt rồi sức khỏe liên tục giảm sút. Dù cả gia đình đã chắt chiu khám chữa khắp nơi mà bệnh tình vẫn không hề thuyên giảm. Cùng với nỗi bất hạnh đó, cậu ruột và em trai cô Nguyễn Thị Hòa cũng có biểu hiện mờ dần mắt, cuối cùng đôi mắt của cả 3 người mờ hẳn và từ đó họ trở thành những người tật nguyền.

 

Tưởng chừng nỗi đau chỉ dừng ở đó, nhưng khi học đến lớp 9, Loan đột nhiên thấy các chữ trên trang sách nhòe dần. Ban đầu tưởng chỉ là do đau mắt, nhưng bệnh tiến triển quá nhanh đến mức chỉ một thời gian ngắn sau em buộc phải bỏ học vì đã không còn đọc được chữ. Thương bố mẹ và các em, Loan bắt xe vào Lâm Đồng hái cà phê thuê nhưng cũng chỉ được đúng 2 tháng, mắt đau giật ngược lên đỉnh đầu không thể chịu nổi, Loan đành dò dẫm trở về quê. Vậy là gia đình có đến 2 người tật nguyền. Gánh nặng lo toan chồng chất lên đôi vai nhọc nhằn của bố.

 

Em trai Hoàng Đình Lam đang học lớp 8 cũng đột nhiên giống chị, mắt cứ mờ dần và cũng đành phải bỏ học vì không còn thấy chữ. Bố em, người trụ cột gia đình duy nhất, hoảng loạn triền miên uống rượu say và bỏ nhà đi từ độ đó chưa về. Gia đình bỗng chốc tan tác chỉ còn mẹ lòa mắt ngồi một chỗ, hai chị em Loan, Lam đang chìm dần vào bóng tối. Đứa em trai thứ ba mới 7 tuổi chẳng có ai chăm sóc và cũng không biết rằng đến khi nào em sẽ bị tước đi ánh sáng.

 

Hành trình đi tìm lại đôi mắt sáng của hai chị em tật nguyền

 

Không những phải chịu nỗi buồn đôi mắt đang mờ dần mà những cơn đau triền miên giật từ hai mắt lên khắp vùng đầu khiến cho cả 2 chị em Loan và Lam vật vã đêm ngày, nhiều khi ngã khuỵu tưởng không thể chịu đựng nổi nữa. Người mẹ cắn răng chịu đựng nỗi đau, thương con nhưng đành bất lực vì họ bên nội chẳng còn ai, họ nhà ngoại thì xa mà cũng quá nghèo khó.

 

Trước tết nguyên đán 2011, chị Hòa gọi bán tất cả những gì còn có thể bán được, hàng xóm mỗi người một chút gom góp lại được 2 triệu cho 2 chị em Loan và Lam khăn gói bắt xe ra Hà Nội khám bệnh. Loan kể ra Viện mắt Trung ương, vừa mới làm xong thủ tục khám bệnh thì số tiền 2 triệu đã không cánh mà bay. Kẻ gian thấy hai chị em lòa mắt đã dễ dàng móc mất. Không một đồng trong túi, chị dẫn em xót xa chịu đói chịu rét quay lại bến xe nhờ một xe khách thương tình cho về Yên Thành.

 

Ngày 21/02/2011, những cơn đau liên tục xuất hiện giật lên đỉnh đầu hai chị em, một lần nữa bà con lối xóm quyên góp, cả nhà chắt chiu được 450 nghìn đồng, hai chị em tật nguyền tiếp tục hành trình đi tìm đôi mắt sáng. Trên chuyến xe khách từ Yên Thành ra Hà Nội, thật may mắn, hai chị em gặp được anh Phan Đình Đỗ  vừa tốt nghiệp Đại học Giao Thông Vận Tải quay ra Hà Nội có việc riêng. Thương cảm số phận hai chị em, anh Phan Đình Đỗ đã liên hệ với bạn là Trần Văn Cường, sinh viên năm cuối Đại học Kiến Trúc Hà Nội ra bến xe chờ đón.
 
Hai người bạn Đỗ và Cường thay nhau đưa hai chị em đi khám và nhập viện. Người mới ra trường, người còn sinh viên gom góp tất cả mới được triệu bạc chỉ đủ nhập viện Bạch Mai cho em Loan. Em Lam đành phải bắt xe ngược về quê mang quần áo và vay mượn họ hàng, làng xóm mong được chút đỉnh dù không đủ nhập viện cũng còn chăm chị được.

 

Cho đến hiện tại, một mình nằm tại giường 22, khoa Thần Kinh – bệnh viện Bạch Mai, Loan vật vã với những cơn đau, mắt mù lòa không người thân thích. Hai người anh đi đường tốt bụng vẫn cứ cầm cự cố lo được suất cơm, nước uống cho em nhưng không biết sẽ còn được đến bao giờ.

 

Nói về ước mơ của mình, nước mắt chảy dài trên cặp má hằn xanh những đường gân, Loan bảo: “Em chỉ dám ước mơ chứ không dám hi vọng mắt mình còn sáng lại được nữa. Em chỉ mong rằng em trai của em cũng được nhập viện để khám bệnh. Hai chị em gần nhau chứ mắt em trai cũng lòa rồi mà cứ bươn bả Nghệ An – Hà Nội như vậy sợ nó không chịu nổi. Cũng may cho hai chị em em là gặp được anh Cường, anh Đỗ nhưng các anh ấy giúp chúng em nhiều quá rồi”.

 

Chia sẻ với chúng tôi, bạn Trần Văn Cường nhẹ nhàng nói: “Nhìn thấy cảnh 2 chị em như vậy mà hai anh em chúng tôi không cầm lòng được. Cố hết sức rồi hai anh em mới lo được như vậy. Giờ chúng tôi đang đi vận động bàn bè và những người có tấm lòng san sẻ nỗi đau với các em. Chỉ sợ rằng những ngày tới, chúng tôi không cầm cự được thì hai chị em Loan và Lam biết rồi sẽ ra sao”.
 
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
 

1. Hai chị em Hoàng Thị Loan và Hoàng Đình Lam: xóm Vạn Thành – xã Long Thành – huyện Yên Thành – tỉnh Nghệ An.

 

 

Hoặc Giường 22 - tầng 2 - Khoa thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai

SĐT em Hoàng Thị Loan: 0983311401

 

SĐT em Trần Văn Cường – người giúp đỡ quyên góp 2 chị em Loan, Lam nhập viện, hiện vẫn đang túc trực chăm sóc 2 em: 01234560649



2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)

Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

 

* Tài khoản VNĐ tại ABBANK

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0111.028.722.008

Tại: Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Hà Nội.

 

*Tài khoản USD tại ABBANK

Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 0111.028.723.004

Bank Name: An Binh Bank (ABBANK) - HaNoi Branch

Swift code: ABBKVNVX

 

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0451 001 944 487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công

 

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

 

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

 

3. Văn phòng đại diện của báo:

 

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

 

Anh Thế

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm