1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 4347:

Hàng trăm học sinh bán trú nơi miền núi xa xôi mơ ước có bếp ăn tập thể

Hương Hồng

(Dân trí) - "Nơi các em nấu ăn đã quá cũ nát, ẩm thấp và thiếu thốn đủ thứ. Nhiều hôm mưa gió, có em phải ăn mì tôm sống để lên lớp…", thầy Thạch Đại Thánh, Hiệu trưởng trường THPT Minh Quang cho biết.

Một ngày cuối năm mưa phùn rả rích, chúng tôi tới thăm trường THPT Minh Quang, huyện Lâm Bình - ngôi trường ở một nơi xa xôi hẻo lánh bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang.

Hàng trăm học sinh bán trú nơi miền núi xa xôi mơ ước có bếp ăn tập thể - 1
Hàng trăm học sinh bán trú nơi miền núi xa xôi mơ ước có bếp ăn tập thể - 2

Thật khó để gọi nơi này là bếp ăn dành cho gần 100 học sinh bán trú (Ảnh: Trọng Trinh).

Ngôi trường sau gần 20 năm xây dựng, nhiều phòng học đã xuống cấp, cơ sở vật chất thì thiếu thốn đủ đường. Dẫu vậy, với sự vượt khó vươn lên, thầy và trò trường THPT Minh Quang nhiều năm qua vẫn luôn phát huy được tinh thần "dạy tốt, học tốt".

Tuy nhiên, một điều trăn trở mà nhiều thế hệ thầy trò nhà trường luôn đau đáu, đến nay vẫn chưa thực hiện được, là mong muốn có được cái "bếp ăn" đúng nghĩa cho các em học sinh bán trú.

Hàng trăm học sinh bán trú nơi miền núi xa xôi mơ ước có bếp ăn tập thể - 3

"Căn bếp" đã quá xập xệ, hệ thống điện không an toàn, đa số việc nấu ăn cho các em học sinh vẫn phải đun củi (Ảnh: Trọng Trinh).

Do xây dựng đã lâu, nên khu nhà bán trú đã quá xập xệ, nhất là chỗ dành cho các em nấu ăn. Nơi đây, phần mái đã dột nát, những hôm mưa to nước lênh láng khắp nhà, các em không có cách nào để nấu cơm. Nhiều em không chịu được đói, đành phải nhai mì tôm sống để lên lớp.

Phần dây điện, ổ cắm, cầu chì…, dùng lâu ngày nay đã hư hỏng gây mất an toàn, nên các em không dám dùng bếp điện. Một số em góp tiền mua chung bếp gas mini, đa số vẫn phải đun củi.

Hàng trăm học sinh bán trú nơi miền núi xa xôi mơ ước có bếp ăn tập thể - 4

Nhiều hôm mưa to nước vào nhà, củi ẩm không cháy nổi nhiều em học sinh phải nhai mì tôm sống lên lớp (Ảnh: Trọng Trinh).

Cố gắng nhóm lửa trên những cành củi ẩm ướt, em Ma Thị Diệp, học sinh lớp 11B4 cho biết: "Nhà em ở cách trường gần 20 km, em đã ở bán trú tại trường từ năm lớp 10. Tan học ca sáng em phải tranh thủ nấu ăn trưa để kịp học ca chiều. Như hôm nay mưa ẩm, củi ướt nấu được bữa cơm rất khó khăn, nên chúng em không kịp nghỉ trưa, ăn vội vàng rồi lên lớp luôn".

Khi trò chuyện với các thày cô của nhà trường, chúng tôi mới thấy hết được cái gian nan, cái nhọc nhằn…, của các thầy cô và các em học sinh nơi đây.

 Thầy Thạch Đại Thánh - Hiệu trưởng trường THPT Minh Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang cho biết, hiện nhà trường có 648 em học sinh theo học. Các em chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số như; dân tộc Tày, dân tộc Dao, dân tộc Pà Thẻn…. Trong đó 70% học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc 4 xã của huyện Lâm Bình là Hồng Quang, Minh Quang, Phúc Sơn, Thổ Bình và 1 xã thuộc huyện Chiêm Hóa là Tân Mỹ. Tất cả các xã đều thuộc vùng 135 đặc biệt khó khăn. Xa trường nhất là xã Hồng Quang, cách trường đến 45 km.

Hàng trăm học sinh bán trú nơi miền núi xa xôi mơ ước có bếp ăn tập thể - 5

Nhà trường tạo điều kiện để các em học sinh ở bán trú được trồng rau trên một phần đất trên khuôn viên trường (Ảnh: Trọng Trinh).

Hàng trăm học sinh bán trú nơi miền núi xa xôi mơ ước có bếp ăn tập thể - 6
Hàng trăm học sinh bán trú nơi miền núi xa xôi mơ ước có bếp ăn tập thể - 7

Đa số là con em các dân tộc thiểu số nghèo khó, những luống rau này phần nào giúp các em vơi bớt khó khăn (Ảnh: Trọng Trinh).

Hiện có 93 em học sinh đang ở bán trú tại trường, gần 160 em học sinh phải ở trọ gần trường và khoảng 100 em học sinh ở lại trường vào giờ trưa để học tiếp ca phụ buổi chiều. Các em ở bán trú thường cuối tuần mới về nhà, do dịch bệnh Covid-19, nên nhiều em cả tháng mới về nhà 1 lần.

Cũng theo thầy Thánh, năm 2019 một cơn lốc đã khiến khu nhà bán trú của học sinh bị tốc mái và hư hỏng nặng. Nhà trường đã sửa chữa lại, nhưng do thiếu kinh phí nên cũng chỉ là "giải pháp tình thế", khu bếp của các em vẫn đang trong tình trạng tạm bợ.

Thầy Đinh Tiến Phi, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ trường THPT Minh Quang chia sẻ: Đa phần ở bán trú là các em học sinh thuộc đồng bào dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh rất khó khăn. Nơi để các em nấu ăn, thực sự quá tạm bợ. Nhiều khi thấy các em đói bụng lên lớp vì không thể nấu ăn, chúng tôi thương các em lắm. Nhiều năm nay, thày cô và phụ huynh rất mong muốn có một bếp ăn tình thương, để các em đỡ vất vả.

Hàng trăm học sinh bán trú nơi miền núi xa xôi mơ ước có bếp ăn tập thể - 8
Hàng trăm học sinh bán trú nơi miền núi xa xôi mơ ước có bếp ăn tập thể - 9

Mơ ước có được một bếp ăn đúng nghĩa, là điều mong mỏi của bao thế hệ thầy và trò trường THPT Minh Quang nhiều năm nay (Ảnh: Trọng Trinh).

 "Việc các em nấu ăn riêng, tự phát như hiện nay rất bất tiện, dễ dẫn đến mất an toàn cháy nổ, không đảm bảo điều kiện về vệ sinh thực phẩm và quan trọng nhất là khó có thể đủ dinh dưỡng cho các em. Có được một bếp ăn tập thể sẽ khắc phục được những bất cập kể trên. Qua đó, khuyến khích được các em vùng sâu, vùng cao đến trường, chất lượng giáo dục vì vậy mà cũng được nâng lên", thầy Phi trăn trở.

Thầy Phi cho biết thêm, không chỉ gần 100 em học sinh đang ở bán trú mà hiện còn có 25 thày cô và hơn 10 em nhỏ là con giáo viên cũng đang lưu trú tại trường. Tất cả đều gặp khó khăn, thiếu thốn đủ đường, nhất là nơi ở, đặc biệt là khu vực nấu ăn.

"Có em cả tuần chỉ có bình măng mang theo. Có em chỉ có lọ muối lạc. Nếu có bếp ăn tập thể, nhà trường sẽ tạo điều kiện các em và giáo viên lưu trú tại trường nuôi thêm gà, lợn và trồng rau xanh trên phần đất trống của nhà trường. Cùng với số tiền, gạo, các em được nhà nước hỗ trợ, tôi tin sẽ tổ chức tốt bếp ăn tình thương, giúp các em an tâm học tập", thầy Phi chia sẻ.

Dẫn chúng tôi đến thăm một ô đất trống, nằm gần khu nhà ở của học sinh bán trú, nền xi măng đã mốc meo theo thời gian, thầy Phi nói: "Nhà trường dự định sẽ xây một bếp ăn tình thương rộng chừng 100m2 trên khu đất này. Dự trù vào khoảng 200 triệu đồng, nhưng ngặt nỗi, huy động mãi chúng tôi cũng chỉ láng được nền thì hết kinh phí, nên chưa triển khai tiếp được… ".

Mọi đóng góp hảo tâm giúp mã số 4347 hỗ trợ xây dựng bếp ăn tình thương tại trường THPT Minh Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, xin gửi về:

1. Báo điện tử Dân trí

Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: nhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK: Điện tử Dân trí

Số TK: 1017378606

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 1017780241

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 126000081304

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản : Báo Điện tử Dân trí

Số Tài khoản : 26110002631994

Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

ĐT: 0436869656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0231195149383

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206035022

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.

* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tải khoản VND: 1017589681

- Chi nhánh Hà Nội.

* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

- Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 333556688888

- Chi nhánh Đông Đô - Phòng GD Thanh Xuân

2. Văn phòng đại diện của báo:

- VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

Tel: 0236. 3653 725

- VP TPHCM: Số 51, Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, TPHCM.

Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567

- VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.  

Tel: 0292.3.733.269