1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 3839:

Hàng chục thầy trò nơm nớp lo sợ dưới mái trường chờ sập, vữa rơi từng mảng

Trọng Trinh

(Dân trí) - Hai phòng học của trường Tiểu học Linh Phú (xã Linh Phú, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang) được xây dựng từ những năm 1990 đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng có thể sập bất cứ lúc nào.

Chỉ cần chạm vào tường, vữa rơi lả tả

Tuyên Quang: Ám ảnh lớp học 30 năm tuổi xuống cấp nghiêm trọng chỉ chờ sập

Cuối tháng 8, những trận mưa lớn liên tiếp đổ xuống khiến cho con đường dẫn vào xã Linh Phú (huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang) từ trung tâm thị trấn trở nên lầy lội khó khăn gấp nhiều lần. Cách vài km lại có một đập tràn, nước rút đi để lại những vết tích trên cây mọc ven suối.

“Mùa này chỉ cần mưa lớn kéo dài khoảng 1h đồng hồ thì xe cộ không thể lưu thông được vì nước từ trên cao đổ xuống các dòng suối, nước dâng qua đập tràn cả m nước. Người đi đường buộc phải dừng lại đợi nước rút mới đi tiếp nếu không muốn mạo hiểm với tính mạng của mình”, anh Tuấn một cán bộ Công an huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) kể cho tôi biết trên đường vào trường Tiểu học Linh Phú.

Sau gần 2h đồng hồ đi từ thị trấn huyện Chiêm Hoá tôi có mặt tại trường Tiểu học Linh Phú (huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang). Một khung cảnh ẩm ướt, vắng lặng sau trận mưa lớn đêm qua còn sót lại. Học sinh đang trong thời gian nghỉ hè, lớp học khoá cửa, đâu đó còn sót lại một vài chai nước diệt khuẩn được đặt trên bàn trước cửa mỗi lớp trong đợt dịch Covid- 19 diễn ra vừa rồi.

Hàng chục thầy trò nơm nớp lo sợ dưới mái trường chờ sập, vữa rơi từng mảng - 1

Toàn cảnh trường Tiểu học Linh Phú (xã Linh Phú, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang) nhìn từ trên cao.

Hàng chục thầy trò nơm nớp lo sợ dưới mái trường chờ sập, vữa rơi từng mảng - 2

Ngôi trường năm xen kẽ giữa núi đồi, đường đi, cánh đồng lúa ở trung tâm của xã.

Thầy Mai Thanh Xuân 23 năm công tác tại trường Tiểu học Linh Phú thì 11 năm làm lãnh đạo, giữ chức vụ Hiệu Trưởng nhà trường, hồ hởi cầm chùm chìa khoá rồi dẫn tôi đi thăm trường.

“Nhìn bề ngoài thì không đến nỗi nào, nhưng bên trong một số lớp học thì xập xệ lắm anh nhà báo ạ. Ngày xưa (năm 1960) là trường Phổ thông cơ sở Linh Phú, đến năm 2001 thì được tách ra thành trường Tiểu học và trường Trung học cơ sở Linh Phú. Trường Tiểu học Linh Phú có ba điểm trường, đây là điểm trường chính có 7 lớp học, còn lại của hai điểm trường kia”. Thầy Xuân giới thiệu.

Điểm trường chính có 7 lớp học thì 5 lớp đã được xây dựng cơ bản tốt, còn lại hai lớp “thầy trò trong lớp vừa học vừa run”. Hai lớp học này được xây dựng từ những năm 1990, đến nay vôi vữa đã mục nát do thời gian, sự tàn phá của thiên tai.

Hàng chục thầy trò nơm nớp lo sợ dưới mái trường chờ sập, vữa rơi từng mảng - 3

Thầy Mai Thanh Xuân, Hiệu Trưởng nhà trường chỉ cho phóng viên những điểm xuống cấp nghiêm trọng của lớp học.

Hàng chục thầy trò nơm nớp lo sợ dưới mái trường chờ sập, vữa rơi từng mảng - 4

Một lỗ thủng lớn ở góc bảng đen, nhìn bằng mắt thường có thể thấy được sự mục nát của vôi vữa.

“Quá trình sử dụng lâu năm, cũng như chất lượng xây dựng ngày xưa đơn giản nên giờ đang xuống cấp trầm trọng có thể đổ sập xuống bất cứ lúc nào, ảnh hưởng nghiệm trọng đến việc học tập, giảng dạy của nhà trường anh ạ!”.

Cánh cửa lớp học được mở ra, bên trong phòng học tối om, thầy Xuân bước đi một cách rón rén tiến tới bảng điện ở góc lớp, thầy mò mẫm cắm phích cho bóng điện sáng lên. Có ánh sáng, nhìn cái bảng điện trong lớp học mà loằng ngoằng như mạng nhện.

Hàng chục thầy trò nơm nớp lo sợ dưới mái trường chờ sập, vữa rơi từng mảng - 5

bằng tay không thầy Xuân có thể bẻ vỡ từng mảng vữa trên tường của lớp học.

Toàn bộ hai lớp học có diện tích khoảng 60 m2, ẩm thấp, tường đầy vết nứt nẻ, loang lổ những mảng vữa mới trát chắp vá nhìn như “chiếc áo vá đụp” của học sinh nghèo nhiều năm về trước.

Tiến lại gần bục giảng, thầy Xuân cầm cây chổi quét lớp cán dài rồi đưa lên góc bục giảng gõ nhẹ vào tường, vôi vữa rơi cả mảng xuống nền nhà nhìn mà thấy sợ.

“Mặc dù xuống cấp như vậy nhưng thầy trò vẫn phải ngồi học đấy, không có kinh phí để tu sửa huống gì đến chuyện xây mới. Thầy cô trong trường cùng các bậc phụ huynh, nhân dân địa phương có đóng góp để sửa chữa sơ bộ, cứ đắp chỗ này lại hỏng chỗ kia.

Cùng dãy với hai lớp học này cũng có hai phòng học nữa xuống cấp như vậy và đã đóng cửa 3 năm, hiện đang dùng làm nơi để sách vở, nhà kho của nhà trường, không có việc gì chẳng ai vào đó. Chưa kể đến dãy nhà công vụ được làm toàn bộ bằng gỗ cũng đã xuống cấp, mái nhà lợp bằng bờ rô xi măng, bên dưới chúng tôi phải căng bạt để tránh dột, tránh nóng”, thầy Xuân chia sẻ.

Hàng chục thầy trò nơm nớp lo sợ dưới mái trường chờ sập, vữa rơi từng mảng - 6
Hàng chục thầy trò nơm nớp lo sợ dưới mái trường chờ sập, vữa rơi từng mảng - 7

Xung quanh lớp học đầy dẫy những vết nứt nẻ.

Mong ước một ngày thầy trò vào lớp hết cảnh vừa học vừa run

Năm học mới sắp đến,  thầy trò nhà trường mong muốn các cơ quan đơn vị, đoàn thể, những tấm lòng hảo tâm chung tay giúp đỡ nhà trường về kinh phí để có thể thay thế, hoặc sửa chữa lại hai phòng học đang xuống cấp nghiêm trọng. Giúp thầy trò yên tâm học tập, giảng dạy.

Hàng chục thầy trò nơm nớp lo sợ dưới mái trường chờ sập, vữa rơi từng mảng - 8

Nhìn từ xa hay trên cao thì những lớp học này vẫn khá khang trang, bở được khoác trên mái nhà lớp tôn màu đỏ, còn bên trong lớp học thì xuống cấp trầm trọng, từng tảng vữa chỉ trực rơi từng mảng.

Hàng chục thầy trò nơm nớp lo sợ dưới mái trường chờ sập, vữa rơi từng mảng - 9

Nhưng phải lại gần mới thấy được sự xuống cấp.

Theo thầy Xuân, nếu đập đi xây mới hai lớp học thì kinh phí rất tốn kém. Đại tu lại hai phòng học thì chi phí rơi vào khoảng 80 đến 100 triệu một phòng học. Giờ sửa chữa thì phải dỡ phần mái tôn xuống, phần này vẫn còn dùng được. Toàn bộ lớp vữa trong ngoài tường đều phải lột ra rồi trát lại, ra cố thêm cọc bê tông, nâng nền nhà cao lên. Diện tích rộng, đại tu lớn nên khoản tiền ước tính cũng không hề nhỏ.

Hàng chục thầy trò nơm nớp lo sợ dưới mái trường chờ sập, vữa rơi từng mảng - 10

Xã Linh Phú có 11 dân tộc sinh sống, giáp ranh với tỉnh Yên Bái.

“Xã Linh Phú là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang, giáp ranh với tỉnh Yên Bái. Toàn xã có 11 dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn, trong đó dân tộc Tày chiếm khoảng 40%, dân tộc Dao trên 30% còn lại là các dân tộc khác như Mông, Pà Thẻn…Tỷ lệ hộ nghèo lên tới 32%, trình độ văn hoá, nhận thức xã hội của bà con dân tộc chưa cao”. Ông Nguyễn Vĩnh Lạc, Bí thư Đảng uỷ xã Linh Phú (huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang) cho biết.

“Đảng bộ, Chính quyền địa phương hàng năm đều vận động bà con nhân dân tham gia đóng góp tiền để tu sửa các lớp học, đảm bảo an toàn cho các cháu học sinh đi học trong mùa mưa bão. Tuy nhiên, việc huy động không được nhiều do đời sống kinh tế của bà con nhân dân còn khó khăn. Trong năm 2020 ngân sách của huyện chủ yếu đầu tư vào xây dựng nông thôn mới, đường bê tông, cống tràn.

Hàng chục thầy trò nơm nớp lo sợ dưới mái trường chờ sập, vữa rơi từng mảng - 11

Khu nhà làm việc của lãnh đạo nhà trường

Hàng chục thầy trò nơm nớp lo sợ dưới mái trường chờ sập, vữa rơi từng mảng - 12

được xây dựng bằng gỗ.

Hàng chục thầy trò nơm nớp lo sợ dưới mái trường chờ sập, vữa rơi từng mảng - 13

Trên mái nhà các thầy cô phải dùng bạt để che mưa, che nắng.

Chúng tôi mong muốn có một nguồn vốn nào đó để xây dựng, hay sửa chữa lại các lớp học khang trang để các cháu yên tâm học tập”. Ông Lạc chia sẻ thêm.

Năm học mới, trường Tiểu học Linh Phú có 370 học sinh, 100% đều là người dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Tày chiếm khoảng 40% còn lại là dân tộc Mông, Nùng… Những năm trước công tác phổ cập, vận động rất vất vả vì nhà các cháu ở xa, phải đến khi được sự đồng ý của các cấp để nhà trường tổ chức cho các cháu học bán trú thì công tác phổ cập ở địa phương được duy trì.

Hàng chục thầy trò nơm nớp lo sợ dưới mái trường chờ sập, vữa rơi từng mảng - 14

Thầy trò trường Tiểu học Linh Phú cùng chính quyền địa phương, bà con nhân dân mong muốn được hỗ trợ sửa chữa lại hai lớp học.

 Học sinh ở xa nhất cách trường 12km, còn trung bình từ 7 đến 8km, tất cả các em đều phải trèo đèo, lội suối để đến trường. Em nào học bán trú thì đi từ thứ 2 đến đến thứ 6 mới được gia đình đón về nhà.

Mọi đóng góp hảo tâm để sửa chữa công trình phòng học xin gửi về:

1. Mã số 3839: Sửa chữa Xây dựng công trình phòng học tại trường Tiểu học Linh Phú, xã Linh Phú, huyện Chiêm Hoá, Tuyên Quang. 

2. Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: nhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0451000476889

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 0451370477371

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 129 0000 61096

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản : Báo Điện tử Dân trí

Số Tài khoản : 2611 000 3366 882

Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.

* Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number : 2611 037 3366 886

Swift Code: BIDVVNVX261

Bank Name: Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch

Address: No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam;

Tel: (84-4)3686 9656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0721101010006

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Bao Dien tu Dan tri

Số TK: 0721101011002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206034036

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.

* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tải khoản VND: 6668882468

-  Chi nhánh Hà Nội.

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh.

Tel: 0239.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.

Tel: 0236. 3653 725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM.

Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Tel: 0292.3.733.269