Mã số 430:

Gian nan cậu học trò nghèo tìm chữ trên chiếc xe lăn

(Dân trí)-Sinh ra và lớn lên không được may mắn như những đứa trẻ khác, bố lâm bệnh nặng không có tiền chạy chữa nên đã vĩnh viễn ra đi khi em mới 2 tuổi. Để lại gánh nặng trên đôi vai người mẹ ốm yếu là phải nuôi con tàn tật.

Theo lá thư cầu cứu của em, trong một buổi chiều đông giá lạnh chúng tôi tìm về trường THPT Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) nơi em Vọng đang theo học. Được cô giáo Nguyễn Thị Kim Huệ, Hiệu trưởng nhà trường dẫn xuống lớp học. Hình ảnh đập vào mắt là trên chiếc xe lăn giữa lối đi của lớp, em Vọng đang được cô giáo bộ môn tận tình hướng dẫn làm bài tập.

Gian nan cậu học trò nghèo tìm chữ trên chiếc xe lăn - 1
 

Cô giáo bộ môn đang hướng dẫn làm bài tập cho Vọng

Cô Kim Huệ cho chúng tôi biết: “Vọng là một học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn lại còn bị tàn tật phải đi học bằng xe lăn, nhưng em đã có ý chí vượt qua số phận chịu khó vươn lên cố gắng học tập. Đó là cái đáng quý mà các thầy cô giáo và các bạn ở đây rất đáng trân trọng. Tuy học lực của em không phải là xuất sắc nhưng cũng nằm trong diện học sinh khá của lớp. Thấu hiểu được hoàn cảnh của gia đình em nên hằng năm nhà trường không thu bất cứ một khoản đóng đậu nào cả. Đặc biệt ngày tết nhà trường còn vận động các thầy cô trong trường cùng với các bậc phụ huynh quyên góp để tặng cho gia đình em có thêm cái tết đầm ấm hơn”.

Để biết rõ hơn về hoàn cảnh của em, chúng tôi đã tìm đến nơi tá túc của hai mẹ con Vọng. Hỏi thăm ở đây ai ai cũng biết, có một người bán nước ở cổng trường đã vồn vã dẫn chúng tôi đi cùng tâm sự, thật tội nghiệp cho hai mẹ con họ quá, ngày mưa cũng như ngày nắng ở đoạn đường này đều thấy người mẹ gầy gò, khắc khổ khoảng ngoài 50 tuổi miệt mài đẩy chiếc xe lăn đưa con bị tàn tật đến trường.  

Gian nan cậu học trò nghèo tìm chữ trên chiếc xe lăn - 2
 

Mỗi khi Vọng vào lớp hoặc ra về đều được các bạn chung  tay  giúp đỡ

Căn phòng nhỏ chừng 20m2 cách cổng trường chừng 200m là chỗ tá túc của hai mẹ con. Thấy có khách lạ đến, bà mời vào rồi rót nước tiếp chúng tôi trên chiếc giường cũ kỹ. Qua chuyện trò bà kể về số phận nghiệt ngã của cuộc đời: “Cháu Vọng nhà tui sinh năm 1989, quê ở khối 3, phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh). Khi cháu mới sinh ra cũng như bao đứa trẻ khác nhưng năm lên 1 tuổi, cháu bị bệnh khớp gia đình không có tiền đưa đi bệnh viện điều trị chỉ biết dùng các loại thuốc dân gian. Chính vì thế mà đôi chân của cháu cứ teo tóp dần và không thể đi được và phải nghỉ học năm lớp 3.

Hoàn cảnh gia đình cứ ngày một bế tắc nên người bố đành xa vợ con vào Nam làm ăn tưởng kiếm ít tiền về mong sao chạy chữa được bệnh cho con. Ai ngờ vào chưa đầy 1 năm thì bố cháu lâm bệnh nặng rồi cũng qua đời, để lại thêm gánh nặng cho mẹ con tui. Mọi hy vọng mong manh đều tan biến cháu Vọng phải gắn bó cuộc đời mình với chiếc xe lăn do gia đình tự vay tiền bà con để mua”.

Trước hoàn cảnh bố mất sớm, bản thân bị tật nguyền , bao lo toan đè lên đôi vai người mẹ nên việc học tập của Vọng bị nhiều thiệt thòi. Sau 5 năm em phải ở nhà. Nhưng rồi Vọng quyết tâm bàn với mẹ cho đi học mong sao sau này kiếm được cái nghề cho bản thân và mong đỡ đần mẹ. Suốt những năm cấp 1, cấp 2, nhà chỉ cách trường chừng hơn 1 km nên Vọng được các bạn cùng xóm giúp đẩy xe lăn đến trường. 

Lên cấp 3, đường đến trường học cách nhà hơn 5km. Thương con nên người mẹ đã cố gắng vay mượn tiền thuê một phòng trọ bình dân ở gần trường để đỡ vất vả mỗi khi đưa con đến lớp. Ngày ngày dù nắng hay mưa người mẹ gầy gò ấy ngoài việc đẩy xe lăn đưa con tật nguyền đến trường lại tranh thủ thời gian làm rau, nuôi gà, ai thuê bất cứ việc gì nặng nhọc cũng cố làm miễn kiếm được tiền mua sách vở và lo việc ăn uống cho con.

Dù đang gánh chịu bao nỗi niềm bất hạnh nhưng khi tiếp xúc với chúng tôi, mỗi khi kể về nghị lực vươn lên của đứa con mình lại thấy ánh mắt người mẹ tảo tần ấy chợt lóe lên chút hy vọng nhỏ nhoi khi nhắc đến tương lai của đứa con tật nguyền.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Bà Nguyễn Thị Soa, Khối 3, phường Đức Thuận, Thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

 * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0974567567

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

 
Cao Cường

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm