1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 402:

Gia cảnh khốn khó của cậu học trò dũng cảm cứu bạn trong lũ

(Dân trí) – Nhìn người bạn cùng lớp chới với giữa dòng nước chảy xiết, không chút chần chừ, em Phạm Văn Di (học sinh lớp 7A, trường THCS Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) dũng cảm đối mặt với hiểm nguy, lao mình giữa dòng nước dữ cứu bạn thoát chết.

Goá phụ 26 tuổi nuôi 4 con côi

Chúng đến xóm nhỏ Thanh Sen, xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch thăm gia đình cậu học trò nghèo dũng cảm cứu bạn thoát chết trước dòng nước dữ khi cơn lũ những ngày giữa tháng 10 vừa đi qua.

Gia cảnh khốn khó của cậu học trò dũng cảm cứu bạn trong lũ - 1

Hiện nay sức khoẻ em Di vẫn chưa bình phục và đang được mẹ cho ở nhà chăm sóc

Mới đến đầu xóm, hỏi nhà em Di, ai ai cũng cảm phục về tấm gương dũng cảm của em. “Thằng Di con cái Hoa vừa cứu sống một bạn học sinh trong đợt lũ vừa rồi à. Nhà mẹ con nó nằm ở phía cuối con đường đất nhỏ nhỏ đó. Thằng bé nhìn rứa mà dũng cảm thiệt đó”, một cụ bà trạc tuổi thất tuần chăn trâu bên cánh đồng thán phục chỉ đường.

Theo lời cụ bà, chúng tôi men theo con đường đất nhỏ dẫn vào nhà mẹ con em Di. Đến đầu ngõ, trước mắt chúng tôi là căn nhà gỗ hai gian thấp tẹt, nhỏ chút nằm nép mình bên dãy núi đá vôi cao chót vót.

Một phụ nữ dáng người thấp nhỏ, khuôn mặt hao gầy, khắc khổ đon đã ra đón khách. Chị là Trương Thị Hoa (mẹ em Di). Chị Hoa năm nay mới 41 tuổi nhưng đã già hơn trông thấy vì những vất vả lo toan trong cuộc sống hàng ngày. 

Rót ly nước lá dùng mới khách, chị bắt đầu kể câu chuỵện đẫm nước mắt với chúng tôi. Gia đình khó khăn, không có điều kiện học hành nên chị đi lấy chồng sớm. Sau gần mười năm chung sống, vợ chồng chị có với nhau 4 đứa con trai kháu khỉnh. Những tưởng, cuộc sống gia đình tuy nghèo nhưng êm ấm. Nhưng nào ngờ, vào một buổi chiều mưa định mệnh năm 1999, chồng chị là anh Phạm Đức Đồng đi cắt rau về cho heo đã bị rắn cắn chết ngoài đồng.

Chồng mất, để lại cho chị 4 đứa con côi thơ dại. Khi ấy, cháu đầu mới 10 tuổi, cháu út là Phạm Văn Di lúc đó còn chưa đầy 5 tháng tuổi. Kể từ ngày đó, một mình chị sống trong cảnh tủi phận, bươn chải đủ nghề nuôi con. Lớn lên do không có điều kiện, 3 người con đầu của chị lần lượt phải bỏ học ra bắc vào nam đi giúp việc, làm công nhân kiếm sống.

Gia cảnh khốn khó của cậu học trò dũng cảm cứu bạn trong lũ - 2

Ước mơ của Di là muốn học giỏi sau này thành đạt kiếm thật nhiều tiền về xây nhà cho mẹ

“Mỗi lúc nghĩ cảnh mình không được học hành phải đi lấy chồng sớm, sống cảnh khổ sở, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Nay các con cũng chỉ vì hoàn cảnh mà phải nghĩ học sớm đi giúp việc, làm thuê khắp nơi tui cũng đau lòng lắm. Nghĩ vậy nhưng cũng không biết phải làm sao cả. Chắc kiếp nghèo nó cứ đeo bám  mấy mẹ con tui mãi mất thôi. Nhiều đêm nằm không chợp nỗi mắt, tui lại cứ nghĩ ba chúng nó dưới suối vàng chắc cũng buồn lòng lắm”, chị Hoa mắt nhoà lệ khi nghĩ về hoàn cảnh gia đình và người chồng đã mất.

Trận lũ lịch sử cuối năm ngoái, căn nhà gỗ hai gian thấp nhỏ của 5 mẹ con chị nước lũ vào ngập tới nóc. Không có chổ ở, 5 mẹ con đành phải sang xin “ở đậu” bên nhà hàng xóm cao hơn, chờ nước rút mới về nhà dọn dẹp.

Nghĩ đến cảnh đó, chị Hoa liền sực mình nhớ lại: “Hồi cháu Di còn học cấp 1, mỗi khi chở cháu đi học qua nhà các bạn cùng lớp cháu nó thường nói với tui: mẹ ơi nhìn nhà bạn con đẹp chưa kìa. Con nghe nói ba (bố) bạn ấy làm nghề chi dưới thành phố nên có tiền nhiều, nhà đẹp. Cứ bữa đến trường bạn ấy được mẹ chở bằng xe máy chứ không phải đi xe đạp xấu như mẹ mô. Nếu ba còn sống, chắc mẹ con mình cũng có xe máy, được ở nhà xây cao ráo và đẹp như nhà bạn con mẹ nhỉ?”.

Quên mình cứu bạn trong dòng nước dữ

Một buổi chiều giữa tháng 10 vừa qua, sau khi tan trường, một nhóm học sinh Trường THCS Phúc Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) hối hả đạp xe theo đường liên thôn qua ngầm bến Troóc, xã Phúc Trạch về nhà nhanh vì nghe tin lũ về.

Khi đến bến ngầm Troóc thì gặp phải nước lũ từ thượng nguồn đổ về nhanh làm bến ngầm bị nước tràn khoảng 30 – 40 cm. Vì trời sắp tối, nếu không lội qua ngầm, thì phải đi vòng xa hơn chừng dăm bảy cây số, cho nên nhóm học sinh đã quyết định xắn quần, vác xe vượt qua ngầm.

Gia cảnh khốn khó của cậu học trò dũng cảm cứu bạn trong lũ - 3

Ngầm bến Troóc nơi Di dũng cảm cứu bạn Nguyễn Văn Lân thoát chết

Trong số nhóm học sinh đó, em Phạm Văn Di là bạn nam cao to nhất nên Di giúp đỡ nhóm bạn gái và các bạn nam nhỏ hơn vác xe qua ngầm nước chảy xiết. Trong khi vượt ngầm, không may em Nguyễn Văn Lân người bạn học cùng lớp với Di bị dòng nước dữ cuốn trôi.

Nhìn bạn mình chới với giữa dòng nước chảy xiết, không chút chần chừ, em Phạm Văn Di đã dũng cảm lao ra cứu bạn. Sau một hồi vật lộn với dòng nước lũ, em Lân đã được Di đưa được lên bờ.

Do uống phải nhiều nước nên Lân bị ngất xỉu. Bằng những hiểu biết cơ bản về hô hấp người bị đuối nước, Di cùng các bạn trong nhóm đã kịp thời sơ cứu cho bạn Lân. Một lúc sau Lân tỉnh lại. Sau đó nhóm học sinh về nhà, trên đường về, em Di đã bị ngất xỉu giữa đường do quá sức trong khi cứu bạn.

Nhóm bạn học cùng Di và một số người dân xã Phúc Trạch đã liên lạc với người nhà và đưa em Di đến Trạm Y tế xã Phúc Trạch để cấp cứu.

Sau 5 ngày nằm tại Trạm Y tế xã, sức khoẻ Di đã dần hồi phục và được các y bác sỹ cho về nhà chăm sóc. Về nhà được một ngày thì em Di đã quay lại trường lớp theo học cùng các bạn.

Sau buổi đến trường đầu tiên, em Di đã bị ngất xỉu khi mới học xong tiết học đầu tiên. Di đã được nhà trường cùng các bạn đưa đến Trạm Y tế xã Phúc Trạch cấp cứu. “Tui cũng chưa muốn cho cháu nó đến trường nhưng hôm đó có mấy chú làm bên Công ty Viettel ở dưới TP Đồng Hới cho một chiếc xe đạp mới, cháu nó mừng quá nên muốn đi học để khoe với các bạn. Vì từ nhỏ đến giờ cháu nó chưa khi nào có xe đạp mới đi học cả”, chị Hoa ngồi bên con mủi lòng nói. 

Gia cảnh khốn khó của cậu học trò dũng cảm cứu bạn trong lũ - 4

Đơn xác nhận hoàn cảnh khó khăn của chính quyền xã Phúc Trạch

Hiện sức khỏe của em Di vẫn chưa ổn định. Di đang được mẹ theo dõi và chăm sóc ở nhà. Khi chúng tôi hỏi về ước mơ, Di nằm bên mẹ thỏ thẻ: “Con muốn có điều kiện được học hành để sau này có cái nghề cho đỡ khổ. Và hơn nữa, con muốn sau này khi thành đạt sẽ kiếm thật nhiều tiền về xây nhà con mẹ nữa. Chú coi nhà mẹ cháu cũng hư hỏng, giột nát hết cả rồi”.

Nghe Di nói vậy, tôi cũng ứa cả nước mắt. Đưa mắt nhìn tứ phía, ngước mặt lên mái ngói và hai bên hiên mới thấy nhà mẹ con Di cũng đã dột nát, xiêu vẹo lắm rồi! Lúc đó, trong đầu tôi chợt nghĩ, ở Di không chỉ có đức tính dũng cảm vượt lũ cứu bạn mà trong em còn có cả một tấm lòng hiếu thảo với người mẹ hiền từ, bất hạnh, suốt một đời cam chịu nuôi 4 đứa con thơ khôn lớn nên người.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Chị Trương Thị Hoa: Thôn 1, Thanh Sen, xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

ĐT: 01653.187.860.

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP.TPHCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6, quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Đặng Tài