Mã số 1344:
Gia cảnh khốn cùng của cô sinh viên ngành Luật
(Dân trí) – Anh trai đang bình thường bỗng nhiên mắc bệnh trầm cảm. Bố là trụ cột của gia đình gặp tai nạn nằm liệt một chỗ. Con đường học hành của cô sinh viên ngành Luật trở nên chông gai, dang dở
Cầm lá thư tâm sự về hoàn cảnh gia đình của em Trần Thị Hiền ở thôn 2, xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên, hiện đang là sinh viên năm nhất, Trường Đại học Vinh gửi đến báo Dân trí chúng tôi không thể cẩm lòng.
Sinh ra trong gia đình nghèo khổ, lại đông anh chị em nhưng Hiền luôn biết vượt qua số phận chăm ngoan và học giỏi. Bằng chứng là 12 năm liền em đều đạt danh hiệu học sinh tiến tiến, xuất sắc.
Năm 2012, tai họa bắt đầu giáng xuống căn nhà của Hiền khi người anh trai Trần Huy Dũng đang bình thường bỗng mắc chứng bệnh trầm cảm. Dù đi chữa hết cả gần trăm triệu nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Đến nay, mặc dù đã ngoài 30 tuổi nhưng anh trai của Hiền vẫn chưa có vợ, suốt ngày đóng cửa nằm trong phòng, không nói chuyện và tiếp xúc với ai.
Nỗi đau này chưa nguôi, tai họa khác lại ùa đến bủa vây lấy gia đình Hiền. Năm 2013, bố Hiền trong một lần đi làm phụ hồ đã bị ngã từ giàn giáo xuống đứt toàn bộ dây thần kinh cột sống. Kể từ đó, bố Hiền sống đời sống thực vật, mọi sinh hoạt, ăn uống đều một tay mẹ em chăm lo.
Các chị của Hiền đều đã lấy chồng ở xa, cuộc sống cũng vô cùng khó khăn. Gia đình gặp hoạn nạn, các chị cũng chỉ biết gọi điện về với những lời động viên tinh thần đầy nước mắt.
Lúc bố bị tai nạn, cũng là thời gian em Hiền sắp bước vào các kỳ thi quan trọng. Tưởng rằng, Hiền sẽ bị suy sụp, mọi tương lại từ đây đã kết thúc. Nhưng bằng nghị lực kiên cường, cắm lòng chịu đựng, cố vượt qua nổi đau Hiền vẫn quyết tâm thi đậu đại học. Và giấc mơ đã được hiện thực khi em đã thi đậu vào ngành Luật, Đại học Vinh với số điểm khá cao 19 điểm.
Chị Nguyễn Thị Lan (mẹ Hiền) nước mắt giàn giụa kể: “Tôi và ông ấy (Trần Huy Nghĩa, bố Hiền) lấy nhau được 5 đứa con. Cuộc sống tuy vất vả nhưng chúng tôi rất hạnh phúc. Các con đều ngoan hiền học giỏi. Nhưng do hoàn cảnh quá nghèo nên các anh chị của Hiền chỉ học hết cấp 3 rồi phải đi lao động kiếm sống. Hiền là út và học rất giỏi, nó là nơi cả gia đình gửi gắm và đặt hy vọng rất nhiều”.
Liên tiếp những nỗi đau, tai họa giáng xuống khiến gia đình cô sinh viên bé nhỏ rơi vào cảnh cùng cực không lối thoát, nợ cứ chồng thêm nợ. Từ khi người chồng gặp nạn, mọi gánh nặng cơm áo đè nặng lên đôi vai của chị Lan. Hơn một năm trở lại đây, chị Lan không thể đi làm được nữa vì chị thường xuyên bị đau ốm. Và hơn nữa chị Lan phải ở nhà để săn sóc cho chồng, trông nom người anh trai bị mắc chứng bệnh trầm cảm.
Không như bao người khác, ngày cầm tờ giấy báo đậu đại học là ngày đẫm nước mắt của Hiền, của gia đình, hàng xóm. Vậy là ước mơ âp ủ bấy nhiêu năm giờ đã dần trở thành hiện thực nhưng có thể em sẽ không bao giờ hoàn thành được.
“Ngày ống ấy gặp tai nạn thì bao nhiêu tài sản, tiền bạc trong gia đình cũng đi theo ông. Giờ đến căn nhà này tôi cũng đã phải cầm cố nhưng ông ấy thì vẫn không có chuyển biến gì cả. Ông ấy bị liệt nửa người, nhiều bộ phận đang bị hoại tử. Nó vừa đậu đại học mà trong nhà không còn thứ tài sản nào nữa, biết lấy gì để nuôi nó đây. Mỗi tháng tôi chỉ gửi được cho nó 600 trăm nghìn mà chủ yếu là tiền của bà con xóm làng thương nên cho. Chi tiêu ngoài đó đắt đỏ làm sao mà đủ được…. Nhiều tháng, tôi biết nó hết tiền nhưng nó không dám xin mẹ, nó biết tôi không còn tiền nữa” ôm đứa con gái vào lòng, chị Lan nói không thành lời.
Khi chúng tôi đến thăm hoàn cảnh gia đình Hiền, thì em đang trên đường ra Can Lộc để lấy thuốc chữa bệnh cho bố. Cô sinh viên luật với dáng người nhỏ thó giờ vừa đi học vừa là chỗ dựa tình thần trong gia đình. Nhưng sau gần một năm theo học, bước chân của Hiền đã dần mỏi mệt, có lẽ em sẽ không thể bước tiếp được nữa.
“Những ngày đầu, em nghĩ chỉ cần cố gắng thật nhiều là có thể vượt qua. Nhưng mọi việc không như em nghĩ. Mỗi lần về nhà là tim em lại quặn thắt khi chứng kiến cảnh vật vã đau đớn của bố, nước mắt giàn giụa của mẹ. Nhiều lúc đang học bài cứ nghĩ về nhà lại thương bố, thương mẹ không sao an lòng”.
Hiền cũng đã đi tìm đủ thứ việc nhưng hầu hết các chủ quán đều từ chối vì dáng người quá nhỏ nhắn, yếu ớt của Hiền.
“Giờ toàn bộ sách em phải đi mượn của bạn. Ngành của em phải cần rất nhiều loại sách để tham khảo mà em không thể có tiền mua. Em muốn thực hiện được giấc mơ của mình là trở thành một luật sư để mang lại sự công bằng cho người dân, những người thiệt thòi. Nhưng với hoàn cảnh của gia đình chắc em sẽ phải dừng lại, nếu phải nghỉ học em buồn lắm…” Hiền nức nở.
Giờ Hiền mới bước đi những chân đầu tiên để đến với giấc mơ của mình nhưng dường như giấc mơ ấy đang còn rất xa và lắm gập ghềnh, chông gai.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1344: Em Trần Thị Hiền, thôn 2, xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. ĐT: 0976.221.760 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank: * Tài khoản USD tại VietComBank: Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank: * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 |