1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Cuộc sống tha hương khốn khó của ba mẹ con

(Dân trí) - Lấy phải người chồng cờ bạc, thường xuyên đánh đập vợ, bắt con thơ nghỉ học để đi kiếm tiền, đỉnh điểm ông ta bán cả nhà để thỏa mãn “máu” cờ bạc. Không chịu được cuộc sống địa ngục chị dắt díu hai con tha hương vào Gia Lai với hai bàn tay trắng…

Cuộc sống tha hương khốn khó của ba mẹ con - 1

Lam lũ nuôi hai con, đến bộ quần áo đàng hoàng chị cũng không có khi chụp ảnh chị phải núp sau hai đứa con
Chị là Lê Thị Lệ (48 tuổi), hiện đang sống tại xóm 3, tổ dân phố 12, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, Gia Lai, cùng hai con gái là em Nguyễn Thị Oanh (16 tuổi, hiện đang học lớp 11) và em Nguyễn Thị Uyên (13 tuổi, bị bệnh đao).

Ngôi nhà lụp xụp của ba mẹ con Chị Lệ nằm ở cuối của xóm 3, gần 11 giờ trưa nhưng chị Lệ vẫn chưa đi làm về. Thấy có người lạ đến nhà Oanh bẽn lẽn chào rồi ra sau nhà đứng, dường như khác với mọi thiếu nữ khác Oanh rất nhút nhát. Nhưng chúng tôi chợt nhận ra rằng đó không phải là nhút nhát mà là Oanh mặc cảm, khách đến nhà nhưng trong nhà không có lấy một cái ghế để ngồi, chỉ duy nhất một cái ly nhựa uống nước chung cho cả ba mẹ con nhưng cũng đã quá cũ kĩ rồi, trong nhà chỉ duy nhất có một cái chiếu rách chải dưới nhà, hai cái giường nhỏ ọp ẹp.

Uyên tuy bị bệnh về trí não nhưng thấy chúng tôi em liền ngồi dậy khoanh tay chào, rồi lại nằm trườn xuống giường có lẽ là vì quá đói nhưng “cả hai chị em phải có mẹ mới ăn được cơm”, Oanh giải thích khi chúng tôi đến bắt chuyện.

Đúng 11h30, chị Lệ lững thửng bước về trong bộ đồ lao động thấm đẫm mồ hôi, mời khách ngồi tạm xuống giường chị gọi Oanh lấy nước cho chúng tôi nhưng Oanh vẫn Loay hoay không dám vào nhà. Hiểu được tâm lý của cô bé, chúng tôi liền kéo chị Lệ vào ngay câu chuyện.

Chị Lệ vốn sinh ra ở một làng quê nghèo của tỉnh Hải Dương, 30 tuổi chị lên làm dâu ở Lạng Sơn. Cứ tưởng lấy chồng rồi cuộc sống sẽ bớt khổ cực, nhưng sau khi bé Oanh ra đời chồng chị lao vào cờ bạc, một mình chị phải lên nương rẫy, vào rừng kiếm củi để bán lấy tiền về đổi gạo nuôi con dại và chồng. Hơn hai năm sau chị mang thai bé Uyên, cuộc sống của chị lại càng khổ cực hơn. Bụng mang dạ chửa nhưng ngày nào chị cũng phải lên núi vác hàng ba bốn bó củi về bán để đổi gạo nuôi chồng con, trong một lần làm việc quá sức chị đã lên cơn đau bụng đẻ trong khi cái thai chưa đầy 7 tháng tuổi: “Cũng vì khổ nên tham làm cô ạ, đáng ra chỉ nên vác hai bó củi là vừa sức mình lúc ấy nhưng tôi lại vác đến ba bó nên phải sinh bé Uyên quá sớm lúc chưa đầy 7 tháng tuổi, có lẽ vì vậy mà nó mới sinh bệnh ngây ngô như bây giờ”, Nhìn Uyên mà người phụ nữ lam lũ già trước tuổi lại rơi nước mắt vì trách bản thân.

Chịu khổ là vậy nhưng lại bị chồng thường xuyên đánh đập, vợ làm được đồng nào mua gạo cho con ông ta đều cướp trắng trợn chỉ để thỏa mãn “máu” cờ bạc của mình. Biết khổ nhưng chị cũng vẫn cắn răng chịu đựng vì một mong ước được nuôi con ăn học thành người, thoát cảnh “địa ngục” như mẹ. Chỉ nghĩ vậy thôi là chị như được tiếp thêm sức mạnh để chịu đựng, nhưng người chồng mất nhân tính ấy lại mang cả nhà cửa, đất đai “nướng” vào trò đỏ đen, bắt cô con gái đang học lớp 5 luôn đạt học sinh giỏi của mình ở nhà đi làm.

Vượt quá giới hạn chịu đựng, năm 2004, chị Lệ đã vay mượn khắp nơi được ít lộ phí cùng hai cô con gái bỏ vào Gia Lai để kiếm sống nuôi con ăn học. Với hai bàn tay trắng, chị được một người họ hàng trước kia vào Gia Lai đi kinh tế mới cho mượn ngôi nhà nhỏ lụp sụp để nương tựa. Hàng ngày để có tiền cho Oanh đi học chị phải làm thuê đủ nghề với trung bình mỗi tháng 1 triệu đồng: “tháng nào ít mưa thì còn có tiền chứ mưa quá thì ba mẹ con chỉ ngồi nhà ôm nhau khóc thôi”, chị tâm sự.

Để nuôi Oanh ăn học, mỗi tháng chị phải mất 600 nghìn cho cô bé đi học thêm, số tiền này đối với chị là quá sức, chính vì vậy chị đã cắn răng vay vốn của Hội phụ nữ 10 triệu đồng để chi trả cuộc sống, và mỗi quý phải trả lãi 390 nghìn: “Cuộc sống dù vất vả đến mấy tôi cũng sẽ gắng hết sức cho Oanh ăn học thành người, con bé học giỏi lắm năm nào cũng có giấy khen, nó ước mơ được thi vào trường Đại học sư phạm”, chị tự hào.

Nói đến đây giọng chị lại trùng hẳn, bởi trước mắt chị là một nỗi lo dài: ba mẹ con tha hương một mảnh đất cắm dùi cũng không có nếu họ lấy lại nhà rồi sẽ sống ở đâu, khi số nợ kia hết hạn sẽ lấy gì để trả đây và với sức chị cứ lam lũ nắng mưa như thế này bây giờ nuôi Oanh ăn học đã khó, liệu vài năm nữa ba mẹ con chị sẽ như thế nào?
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

 

1. Lê Thị Lệ (xóm 3, tổ dân phố 12, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, Gia Lai )

 

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)

Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

 

* Tài khoản VNĐ:

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

 

* Tài khoản USD:

Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK : 10 202 0000 004346

SWIFT Code: ICBVVNVX106

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội

 

3. Văn phòng đại diện của báo:

 

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269

 

Thiên Thư

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm