1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Cuộc sống bất ngờ của bản làng người Khùa bên cây Cầu Dân trí

Tiến Thành

(Dân trí) - Từ ngày có cầu Dân trí hàng chục em học sinh không còn phải băng mình qua sông đến trường, người dân đã có tivi, có xe máy... chúng tôi bất ngờ về cuộc sống đổi thay của họ ở miền biên viễn này.

Trong không khí rộn ràng đón Tết nguyên đán Tân Sửu, chúng tôi đã có dịp trở lại với xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, về với bản Ông Tú, bản làng nằm chênh vênh giữa đại ngàn Trường Sơn, nơi thượng nguồn sông Gianh hùng vỹ.

Cũng chính trên dòng Gianh này, cây cầu treo mang tên "Cầu Khuyến học và Dân trí", (sau này những công trình xây dựng cầu của Báo điện tử Dân trí được đổi tên thành "Cầu Dân trí") thực sự đã mang đến nhiều giá trị ý nghĩa và niềm vui khôn tả đối với bà con tại bản Ông Tú nói riêng và xã Trọng Hóa cũng như huyện Minh Hóa nói chung, là điểm nhấn quan trọng tạo bước đột phá trong công cuộc nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc.

Cuộc sống bất ngờ của bản làng người Khùa bên cây Cầu Dân trí - 1

Suốt 7 năm qua, cây cầu đã phát huy những giá trị đối với bà con dân bản và là một trong những cây cầu dân sinh trọng điểm, quan trọng tại huyện Minh Hóa.

Chúng tôi thực sự bất ngờ trước những đổi thay của bản nghèo nơi miền biên giới này. Không chỉ có hệ thống điện, nước, trong bản gần như nhà nào cũng có tivi, xe máy để đi lại.

Theo ông Hồ Hung, Trưởng bản Ông Tú, bản hiện có 29 hộ gia đình, dân bản đang từng ngày cố gắng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

"Dân bản được no ấm, được đi lại thuận tiện là nhờ vào sự quan tâm của Đảng, nhà nước, của các mạnh thường quân. Có cầu Dân trí, có con đường bê tông như thế thì đời sống bà con mới đi lên được. Chưa bao giờ miềng (mình - PV) thấy bản làng cũng như đời sống của bà con có sự đổi thay đổi lớn như hôm nay.

Từ cuộc sống phụ thuộc vào hỗ trợ, bà con đã biết chăn nuôi thêm con bò, con dê, trồng thêm lúa, trồng rừng làm kinh tế nên cuộc sống dần ổn định, con cháu trong bản đều được đến trường học cái chữ", Trưởng bản Hồ Hung vui mừng nói.

Trao đổi với Dân trí, ông Phạm Văn Bắc, Phó Chủ tịch UBND xã Trọng Hóa cho biết, địa phương là một xã miền núi biên giới, địa bàn rộng, phức tạp và có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nhất huyện Minh Hóa. Toàn xã hiện có 902 hộ gia đình, với 4.433 khẩu, trong đó người Khùa và người Mày chiếm 96% dân số.

Phó Chủ tịch xã Trọng Hóa cũng nhấn mạnh, 7 năm qua, cây Cầu Dân trí thực sự đã phát huy giá trị lớn trong kết nối vùng khó khăn, chia cắt với đồng bằng, là điểm tựa để địa phương này chăm lo đời sống cho đồng bào.

Những hình ảnh về cuộc sống đổi thay của người dân bản Ông Tú sau khi có Cầu Dân trí

Cuộc sống bất ngờ của bản làng người Khùa bên cây Cầu Dân trí - 2
Cuộc sống bất ngờ của bản làng người Khùa bên cây Cầu Dân trí - 3

Những hình ảnh nhói lòng khi chứng kiến hàng chục em học sinh bản Ông Tú, bản Ka Oóc, bản Hưng, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, bơi qua dòng sông chảy xiết đến trường của chục năm về trước.

Cuộc sống bất ngờ của bản làng người Khùa bên cây Cầu Dân trí - 4
Cuộc sống bất ngờ của bản làng người Khùa bên cây Cầu Dân trí - 5

Cây Cầu Dân trí được khánh thành vào năm 2014 (khi đó gọi là Cầu Khuyến học và Dân trí), đã mang đến diện mạo mới, thay đổi căn bản cuộc sống của người dân vùng khó khăn xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình.

Cuộc sống bất ngờ của bản làng người Khùa bên cây Cầu Dân trí - 6

Nhà báo Phạm Huy Hoàn (thứ 2 từ trái sang phải), nguyên Tổng Biên tập Báo điện tử Dân trí, trong buổi Lễ khánh thành Cầu Dân trí vào năm 2014.

Cuộc sống bất ngờ của bản làng người Khùa bên cây Cầu Dân trí - 7
Cuộc sống bất ngờ của bản làng người Khùa bên cây Cầu Dân trí - 8

Nhà báo Phạm Huy Hoàn, nguyên Tổng Biên tập Báo điện tử Dân trí trao 80 suất học bổng tới 80 em học sinh Trường Tiểu học Hưng vào năm 2014.
 

Cuộc sống bất ngờ của bản làng người Khùa bên cây Cầu Dân trí - 9

Cây cầu Dân trí tại xã Trọng Hóa.

Cuộc sống bất ngờ của bản làng người Khùa bên cây Cầu Dân trí - 10
Cuộc sống bất ngờ của bản làng người Khùa bên cây Cầu Dân trí - 11

Những căn nhà sàn nằm chênh vênh bên sườn đồi của người dân bản Ông Tú, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Cuộc sống bất ngờ của bản làng người Khùa bên cây Cầu Dân trí - 12

Đời sống người dân tại bản Ông Tú đang ngày một nâng lên.

Cuộc sống bất ngờ của bản làng người Khùa bên cây Cầu Dân trí - 13

Sau cây cầu treo Dân trí là con đường bê tông nối từ chân cầu vào tận bản, giúp bà con đi lại thuật tiện hơn.

Cuộc sống bất ngờ của bản làng người Khùa bên cây Cầu Dân trí - 14

Sắc Xuân đang ngập tràn bên cầu treo Dân trí, bà con dân bản đang chào đón một năm mới nhiều niềm vui và kỳ vọng.

Cuộc sống bất ngờ của bản làng người Khùa bên cây Cầu Dân trí - 15

Những đứa trẻ dân tộc vui tươi qua Cầu Dân trí trong những ngày Tết. 

Cuộc sống bất ngờ của bản làng người Khùa bên cây Cầu Dân trí - 16

Hệ thống điện, nước sạch được đưa về tận bản, rất nhiều hộ gia đình đã có tivi, xe máy...

Cầu Dân trí tại xã Trọng Hóa được xây dựng vào năm 2014 với tổng mức đầu tư 9,8 tỷ đồng, trong đó bạn đọc Dân trí ủng hộ 1,3 tỷ đồng để bổ sung vào nguồn vốn thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ, trong ngân sách của huyện Minh Hóa.

Suốt 7 năm qua, cây cầu đã phát huy những giá trị đối với bà con dân bản và là một trong những cây cầu dân sinh trọng điểm, quan trọng tại huyện Minh Hóa.

Nhờ có "Cầu Dân trí", nhiều năm nay, người dân bản Ông Tú không còn phải liều mình vượt sông, các em học sinh thoát cảnh phải bơi qua sông để đến trường. Đảm bảo an toàn cho bà con dân bản qua lại, đặc biệt là trong mùa mưa lũ.

Ông Phạm Văn Bắc, Phó Chủ tịch UBND xã Trọng Hóa chia sẻ: "Ngoài cây cầu Dân trí, chúng tôi còn được bạn đọc Dân trí tài trợ xây dựng một điểm trường tại bản Sy, những công trình này thực sự mang lại ý nghĩa vô cùng to lớn. Góp phần hỗ trợ địa phương trong công tác xóa đói giảm nghèo. Tạo điều kiện để chính quyền địa phương thực hiện mục tiêu đưa đồng bào từ "ăn no mặc ấm" lên "ăn ngon, mặc đẹp". Từng bước xây dựng bản làng phát triển, đời sống ngày một cải thiện".