Cung tiến xây đúc Tượng đài Thánh Gióng
(Dân trí) - Tượng đài Thánh Gióng, một biểu tượng cho tinh thần quật cường của dân tộc trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước đã được hoàn thành trong niềm vui vô tận của người dân Việt Nam.
Bà đã phát tâm công đức số tiền rất lớn để đúc dựng Tượng đài Đức Thánh Gióng. Vì sao bà lại có quyết định này?
Việc cung tiến để đúc dựng Tượng đài Đức Thánh Gióng của tôi và anh chị em cán bộ công nhân viên của Công ty ATS xuất phát từ một động lực duy nhất là ý thức và trách nhiệm công dân trước xã hội. Tôi luôn luôn quan niệm rằng đất nước chính là cái gốc của mỗi con người. Tôi hiểu rõ và thấm sâu rằng biểu tượng Thánh Gióng là biểu tượng cho chủ nghĩa anh hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Muốn góp phần bảo vệ, xây dựng và phát triển Tổ quốc, tôi thiết nghĩ, mỗi chúng ta phải tích cực góp phần vào việc tiếp nối và làm phong phú thêm tinh thần dân tộc. Mà Đức Thánh Phù Đổng Thiên Vương chính là biểu tượng cho tinh thần của dòng giống Lạc Việt ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Do đó, đóng góp vào việc xây dựng Tượng đài Thánh Gióng tức là vừa giữ vững và phát triển tinh thần bất khuất đồng thời phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết thông qua niềm tự hào về một vị Thánh của dân tộc Việt Nam.
Là doanh nhân nên bà có điều kiện đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người. Theo bà, hình tượng Thánh Gióng hiện nay có ý nghĩa như thế nào với đời sống xã hội?
Bà Nguyễn Thị Thoa - TGĐ Cty Cổ phần Đầu tư ATS |
Tức là theo bà, Thánh Gióng sẽ mãi mãi là biểu tượng của khí phách Việt Nam?
Đúng là như vậy. Những thế hệ con em nước Việt ngày nay càng phải thấm nhuần hơn nữa tinh thần này. Hình tượng Thánh Gióng không phải chỉ là biểu tượng đơn thuần trên lý thuyết mà hình tượng Thánh Gióng đi sâu vào cuộc sống hiện thực của mỗi người dân Việt qua các kênh thông tin, các chương trình lịch sử, văn hóa, nghệ thuật trải dài trên khắp đất nước.
Điều quý báu nhất trong tư tưởng chủ đạo của hình tượng Thánh Gióng là gì, thưa bà?
Tôi nghĩ có ba yếu tố. Đó là dân tộc - độc lập - xã hội văn minh, giàu mạnh.
Làm thế nào để thực hiện được các tư tưởng chủ đạo này trong điều kiện của đất nước ta hiện nay, thưa bà?
Theo tôi, Đức Thánh Gióng không chỉ là biểu tượng tinh thần độc lập dân tộc, tự chủ bất khuất mà tinh thần ấy còn là sự kết nối sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Ý thức này, phải được đưa vào trong mọi lĩnh vực của đời sống hàng ngày và triển khai để làm sao hiện thực hóa lòng yêu nước - Niềm tự hào dân tộc. Trong các chương trình đào tạo, giáo dục, huyền thoại Thánh Gióng cần phải trở thành một hiện thực của đời sống nhân dân. Có như thế, chúng ta mới có đóng góp vào việc giữ gìn và truyền bá tinh thần Đức Thánh - tinh thần dân tộc Việt Nam.
Xin cảm ơn bà!
Biểu tượng Thánh Gióng là công sức, là xương máu của bao thế hệ cha ông chúng ta hợp thành. Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy biểu tượng tinh thần của Đức Thánh là một việc làm cần đòi hỏi quyết tâm, nhiều công sức đóng góp của mọi cấp lãnh đạo chính quyền, mọi tầng lớp xã hội, mọi tầng lớp nhân dân thì linh hồn, hơi thở, tâm thức Thánh Gióng mới có thể đi sâu vào tận cùng đời sống xã hội của người Việt. Tinh thần Thánh Gióng đã, đang và sẽ mãi mãi tỏa sáng, trở thành ngọn đuốc rực cháy soi đường cho tiến trình hội nhập nhưng vẫn giữ gìn và phát huy được những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam trước cộng đồng quốc tế.
Những thời điểm đáng nhớ trong lịch trình xây dựng Tượng đài Khởi công từ tháng 7/2004 (giai đoạn 1) với việc xây dựng đường lên và đường xuống xung quanh khu vực Tượng đài. Tháng 10/2007, UBND TP. Hà Nội đã quyết định chuyển giao Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm chủ đầu tư dự án theo phương thức xã hội hóa. Ngày 26/1/2008, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và UBND TP. Hà Nội làm lễ đặt đá xây dựng Tượng đài trên đỉnh núi Đá Chồng, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn. Đúng 9 giờ 9 phút ngày tháng 9 năm Kỷ Sửu (tức 26/10/2009) Tượng đài Đức Thánh Gióng đã được khởi đúc mẻ đồng đầu tiên tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Sáng 5/3/2010, Lễ đúc giọt đồng cuối cùng được tiến hành. Ngày 1/8/2010 (tức ngày 21/6 Canh Dần), lắp dựng thành công Tượng đài. Tối 26/9/2010 (tức 19/8 Canh Dần), Lễ khai quang yên vị , cầu quốc thái dân an đã được tổ chức theo nghi lễ Phật giáo với hơn 500 vị Chư tôn đức, tăng ni, phật tử và nhân dân tham gia hành lễ. Ngày 5/10/2010, thành phố Hà Nội và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức lễ khánh thành - công trình văn hóa trọng điểm chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
|
Trà My (Thực hiện)