Mã số 4198:
Cô gái không biết ăn sáng là gì và ước mơ cháy bỏng tới Trường Đại học Luật
(Dân trí) - Hiếu kể, bữa cơm nhà mình chỉ toàn rau, cũng không đủ no. Tết mẹ dành dụm mới có được ít thịt cả nhà phải ăn dè, 4 chị em không biết ăn sáng là gì... Hiếu mơ ước thoát nghèo bằng con đường đại học.
Nữ sinh vượt nghịch cảnh tới trường
Nguyễn Thị Hiếu, cô gái tuổi 18, ở thôn Ba Ngọc, xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, phải "gác" ước mơ đại học cháy bỏng của mình để đi làm công nhân kiếm tiền. Tôi biết đến hoàn cảnh của em thông qua cô giáo chủ nhiệm cấp 3.
Sau nhiều lần hẹn, chiều muộn một ngày cuối tuần, khi Hiếu không phải tăng ca, tôi đã gặp được em. Hiếu đi làm công nhân được gần nửa tháng nay. "Em muốn kiếm tiền để phụ giúp bố mẹ", cô nữ sinh người Mường nhỏ nhẹ.
Trong căn nhà nằm ven con đường liên xã, chị Lê Thị Hoạt vừa đi làm đồng về, vẫn chưa kịp trút bỏ bộ quần áo lao động. Còn anh Nguyễn Văn Thanh, bệnh tiểu đường, men gan cao nhưng không được điều trị đến nơi đến chốn đã bào mòn sức lực của người đàn ông vốn trụ cột gia đình. Anh ngồi dựa vào tường nhà vẻ đầy mệt.
Vợ chồng anh Thanh và chị Hoạt sinh được 4 người con, thì Hiếu là chị gái cả. Cũng bởi hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên trông Hiếu chững chạc hơn so với lứa tuổi của mình.
Kỳ thi THPT vừa qua, Hiếu đạt 26,75 điểm xét tuyển khối C, cộng cả điểm ưu tiên là 29,25 điểm. Nhắc đến điểm thi, Hiếu cố gắng ngăn để những giọt nước mắt không bị trào ra. Các thầy cô tư vấn Hiếu học ngành sư phạm nhưng Hiếu mơ ước trở thành luật sư nên đăng ký nguyện vọng vào Đại học Luật Hà Nội. Đăng ký vậy thôi chứ Hiếu hiểu, với hoàn cảnh của em lúc này, khó để bước chân vào giảng đường đại học...
Ngồi bên, nghe con nói, anh Thanh rơi nước mắt, giọt nước mắt ân hận của người chồng, người cha bao năm nay để vợ con bươn chải kiếm sống. Một mình chị Hoạt quần quật ngoài ruộng rồi lên rừng làm keo hay làm đủ thứ việc miễn có người thuê để nuôi 7 miệng ăn trong gia đình.
Khó khăn, thiếu thốn đủ bề nhưng chị Hoạt quyết không để con phải thất học. May mắn, trên chặng đường đến trường của các con luôn có thầy cô và nhiều người tốt đồng hành, hỗ trợ chi phí học tập.
Hết lớp 9, Hiếu suýt phải dừng lại việc học vì điều kiện gia đình quá khó khăn. Khi biết Hiếu đậu cấp 3 nhưng định bỏ học, vì thương cô gái có hoàn cảnh khó khăn nhưng hiếu học và học giỏi, các thầy cô đã động viên, giúp đỡ để em được tiếp tục đến trường, nuôi dưỡng giấc mơ thoát khỏi cái cảnh nghèo khó.
Ngày con biết điểm thi, vợ chồng chị Hoạt mừng thì ít mà xót xa thì nhiều, bởi điểm thi có cao đi chăng nữa thì anh chị cũng chẳng có điều kiện để lo cho con học đại học.
"Không phải 4 ngày hay 4 tháng mà những 4 năm, dài lắm, lấy đâu ra tiền mà lo cho con. Con đậu mà không cho con đi học thì thương lắm! Con học ngày, học đêm mới có được kết quả như hôm nay. Thâm tâm tôi không muốn con phải nghỉ học nhưng chẳng còn cách nào khác cả. Làm cha, làm mẹ mà không lo được cho con ăn học đến nơi, đến chốn xót xa lắm...", chị Hoạt chia sẻ.
Chị quay sang động viên con gái đang chực khóc: "gia đình mình nghèo khổ lắm con à, học có cái bằng cấp 3 là được rồi...". Nói đến đó, người mẹ nghèo khó òa khóc tức tưởi như thể bao nhiều tủi hổ, cơ cực dồn nén bao lâu nay mới được bật ra.
Những giọt nước mắt cứ thế chảy ra trên khuôn mặt người mẹ nghèo. Ngày con chuẩn bị đi thi, chị chạy khắp làng mượn tiền cho con đóng lệ phí "để khỏi phí 3 năm học". Còn giờ con muốn đi học đại học thì anh chị đành chịu...
Mong bữa cơm có thịt cho các em
Suốt những năm tháng tới trường, Hiếu nói rằng, em chưa hề biết ăn sáng là gì. Thậm chí đến sách vở, đồ dùng học tập phải đi xin, đi mượn.
"Em nhớ mãi những bữa cơm chỉ toàn là rau, cơm cũng không đủ no. Đôi lúc em chỉ ước được ăn no, mỗi cơm trắng thôi cũng được. Dịp lễ tết, mẹ gắng lắm mới dành dụm được nồi thịt, cả nhà phải ăn dè. Em lớn rồi, chỉ thương bà già yếu và các em còn nhỏ dại, ước gì, bữa ăn nào cũng có thịt, cá...", Hiếu nghẹn ngào.
Sau giờ học trên lớp với nhiều bạn được đi học thêm, được đi đây, đi đó, còn với Hiếu trở về nhà phụ giúp bố mẹ làm ruộng, làm đồi, chăn trâu, hái củi…
Một vài lời không thể nói hết những khó khăn, cực khổ trên hành trình đã qua của cô bé giàu nghị lực này. Sau rất nhiều sự giúp đỡ cũng như nỗ lực của bản thân, giờ đây Hiếu đang đứng trước ngưỡng cửa của giảng đường đại học. Nhưng đau xót thay, vì gia đình quá nghèo, bố mẹ không đủ điều kiện nên em khó có thể hiện thực ước mơ của mình.
Khi tôi hỏi em đi làm công nhân luôn hay chỉ làm một thời gian rồi đi học, Hiếu cúi mặt xuống nín lặng: "chắc em đi làm luôn". Cô gái ngập ngừng nói giọng đầy tiếc nuối, đôi bờ mi ướt nhẹp.
Tôi hiểu tâm trạng của Hiếu, giá như lúc này có ai đó sẵn sàng tài trợ cho em tới trường để thực hiện nỗi khát khao cháy bỏng được đi học, có lẽ cô gái sẽ mừng lắm!
"Nhìn các bạn được đi học em thèm lắm. Em thật sự rất muốn được tiếp tục đi học để có cơ hội đưa gia đình thoát khỏi cái nghèo, cái đói. Niềm hi vọng đó luôn thường trực, thôi thúc em vượt qua tất cả để đến trường trong thời gian qua. Nhưng giờ có lẽ em phải dừng lại...", Hiếu bật khóc.
Theo cô giáo chủ nhiệm Lê Thị Hoa, giáo viên Trường THPT Thọ Xuân 5, huyện Thọ Xuân, Hiếu là một học sinh có hoàn cảnh vô cùng khó khăn nhưng luôn nỗ lực cao và chưa bao giờ nhụt chí. Vừa đi học, vừa phải phụ giúp công việc nhà cùng bố mẹ nhưng Hiếu luôn đạt được thành tích cao trong học tập.
"Chưa bao giờ Hiếu làm thầy cô hay bạn bè thất vọng. Hiếu tâm sự em phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn các bạn bởi học mới đưa em đến bến đỗ của thành công. Nếu em phải dừng bước trước giảng đường đại học thì thật đáng tiếc", cô Hoa chia sẻ.
Bữa cơm chiều đã được em gái Hiếu chuẩn bị. Nói là chuẩn bị cho sang nhưng thực ra chỉ có vài bìa đậu luộc và nồi canh rau vặt hái từ vườn vào. Bữa ăn không có thịt đã quá quen thuộc với cả gia đình 7 miệng ăn này...
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 4198: Em Nguyễn Thị Hiếu
Địa chỉ: Thôn Ba Ngọc, xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
ĐT: 0326868912 (em Hiếu)
2. Quỹ Khuyến học Việt Nam
Phòng 401, 402, tòa nhà 25, phố Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: 0243 9448503
Tài khoản tại Ngân hàng Vietcombank
Số TK: 1020856912
Tại: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành
3. Báo điện tử Dân trí
Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: nhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 1017378606
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 1017780241
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 126000081304
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
Số Tài khoản: 26110002631994
Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
ĐT: 0436869656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0231195149383
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206035022
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.
* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tải khoản VND: 1017589681
- Chi nhánh Hà Nội.
* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
- Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 333556688888
- Chi nhánh Đông Đô - Phòng GD Thanh Xuân
4: Văn phòng đại diện của báo:
- VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Tel: 0236. 3653 725
- VP TPHCM: Số 51 - 53 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TPHCM.
Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567
- VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Tel: 0292.3.733.269