1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 1228:

Cô bé lớp 8 sống dựa vào cụ nội... 103 tuổi

(Dân trí)-Trong căn nhà gỗ nhỏ cheo leo nơi vách núi, cô bé Lò Thị Kim Ngân mải miết ngồi học nhưng chốc chốc lại gục mặt xuống vì quá mệt. Phát hiện căn bệnh tan máu bẩm sinh đã hơn 10 năm nay nhưng em không thể làm được gì bởi sớm chịu cảnh mồ côi.

Liên hệ với cô giáo chủ nhiệm lớp 8A4, Nguyễn Thị Hồng Yến (Trường THCS Chu Văn Thịnh, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La), PV Dân trí đã gặp được học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Lò Thị Kim Ngân. Khác hẳn với dáng vẻ rắn rỏi thường thấy của một học sinh miền núi, cô bé trông yếu ớt, dặt dẹo như một cây non sắp bị bẻ gẫy. Phải ngồi tựa vào thành bàn để khỏi bị ngã, đôi bàn tay run run của em vẫn cố sức viết từng con số để cho xong bài tập cô giao.
 
Nhìn học trò của mình, cô Yến không khỏi chạnh lòng: “Sức khỏe của Ngân yếu lắm, thường xuyên phải nghỉ học nhưng hôm nào đến lớp được là em rất siêng học. Ban đầu nhận lớp, bản thân tôi không thể nghĩ cô bé yếu ớt này lại có thể học được nhưng quả thực thì sức học của em rất khá vào thuộc diện tốp đầu của lớp”.

Bố mẹ đều qua đời, bản thân cô bé Ngân lại mắc chứng bệnh tan máu bẩm sinh nên cơ thể yếu ớt.
Bố mẹ đều qua đời, bản thân cô bé Ngân lại mắc chứng bệnh tan máu bẩm sinh nên cơ thể yếu ớt.

Bố mất năm 2003 vì căn bệnh hiểm nghèo, đến năm 2007 mẹ của Ngân lại “bỏ đi” nốt để lại đứa con thơ một mình trơ trọi. Không có anh chị em để dựa vào, cô bé Ngân sống với cụ nội Lò Văn Sam năm nay đã 103 tuổi. Nhớ lại quãng thời gian trước kia, cụ Sam đắng nghẹn cho biết: “Bố mẹ nó theo nhau đi hết, bỏ lại một mình con bé Ngân. Ngày ấy nó khóc nhiều lắm, có lúc lại bắt đền ông đi tìm bố mẹ về nhưng ông không làm được nên nó lại ngồi lặng im, buồn thiu không nói gì cả. Có hôm buổi sáng dậy, ông không thấy cháu đâu nên vội vã đi tìm thì thấy cháu nằm ngất ở sườn núi, hỏi ra thì cháu bảo đi tìm bố mẹ nhưng nó yếu lắm, chỉ đi được bấy nhiêu thôi rồi lăn đùng ra đấy”.

Bố mẹ đều qua đời, bản thân cô bé Ngân lại mắc chứng bệnh tan máu bẩm sinh nên cơ thể yếu ớt.
Hiện tại em đang sống với cụ nội đã 103 tuổi với số tiền 180.000 đồng Nhà nước trợ cấp cho người cao tuổi.

Bố mẹ không còn, bản thân cô bé Ngân lại mắc chứng bệnh tan máu bẩm sinh nên quanh năm đau yếu, dặt dẹo. Thời gian đầu nhờ sự đùm bọc của bà con trong bản, em được đưa lên bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La để truyền máu nhưng rồi cũng thưa thớt dần. Không thể trách được ai, cụ Sam chỉ ngậm ngùi tâm sự: “Mọi người đã quá tốt với con bé rồi nhưng làm sao chữa bệnh cho nó mãi được. Nếu có trách thì trách ông trời đã quá nhẫn tâm với con bé, bố mẹ nó không còn, đến sức khỏe cũng cướp đi mất của nó”…

Cơ thể dặt dẹo, yếu ớt nhưng Ngân vẫn giúp cụ nấu nồi nước mỗi khi khỏe và đi lại được.
Cơ thể dặt dẹo, yếu ớt nhưng Ngân vẫn giúp cụ nấu nồi nước mỗi khi khỏe và đi lại được.

Những ngày bệnh tật, người thân duy nhất mà bé Ngân dựa được vào là cô Lò Thị Hạt, nhưng ngặt nỗi cô cũng nghèo quá nên chỉ giúp cháu được phần nào. Gạt ngang dòng nước mắt, nhìn đứa cháu đáng thương, chị Hạt mãi mới cất nên lời: “Trước đây bé Ngân đã phải cắt lách một lần rồi, bác sĩ cho biết phải cho cháu lên viện thường xuyên để truyền máu vì căn bệnh này không thể chữa khỏi. Bản thôi tôi cũng cố gắng lắm để có thể lo được cho cháu nhưng cứ mỗi lần nhìn cháu lủi thủi một mình là không cầm lòng được. Con bé nó ngoan ngoãn, chịu khó và thương cụ nội lắm, nó bảo tôi cháu sẽ cố gắng học thật giỏi lớn lên có thể tự kiếm tiền chữa bệnh. Nghe nó nói mà tôi thấy xót xa quá”.

Cuộc sống khó khăn lại ở miền núi nên cô bé Ngân không có điều kiện đến viện chữa bệnh.
Cuộc sống khó khăn lại ở miền núi nên cô bé Ngân không có điều kiện đến viện chữa bệnh.

Biết được căn bệnh mình đang mang, Ngân buồn lắm nhưng không bao giờ dám đòi hỏi gì cả. Những hôm yếu quá không đi lại được, nằm ở nhà em vẫn cố lấy cuốn sách ra học nhưng nước mắt ướt đẫm gối. Nhìn thấy cháu như thế, cụ nội không còn nước mắt để khóc nhưng nghẹn đắng trong lòng và nỗi lo một mai cụ nằm xuống không biết rồi cô bé sẽ bấu víu vào ai để sống tiếp những ngày bệnh tật. Nghĩ đến điều này, bản thân cô bé Ngân cũng rùng mình sợ hãi bởi em chẳng có gì để sẵn sàng cho một cuộc sống chỉ có riêng mình giữa núi rừng bạt ngàn luôn rình rập những hiểm nguy này.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1228: Bé Lò Thị Kim Ngân (Bản Dôm, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La)

Hoặc theo địa chỉ lớp 8A4, trường THCS Chu Văn Thịnh, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

Số ĐT: 0986.870.672 (số ĐT của chị Lò Thị Hạt là cô của bé Ngân)

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

 

Phạm Oanh