Mã số 860:

“Cháu ước gì mình được… cắt lưỡi”

(Dân trí) – “Người lớn nói cháu chỉ có thể được “cắt” lưỡi thì lưỡi của cháu mới cho được vào trong miệng nên cháu muốn được đến viện lắm cô ạ, nhưng bố mẹ cháu nghèo không có tiền đâu nên chẳng biết khi nào cháu sẽ được đi nữa”.

Tôi đã từng đi nhiều, từng lắng nghe nhiều tâm nguyện của những mảnh đời bất hạnh, nhưng khi gặp cô bé Dương Thị Thảo (xóm Xuất Tác, xã Phương Giao, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên), bản thân tôi đã “sốc” trước điều ước được “cắt lưỡi” của em. Bức thư với những dòng nắn nót kèm một tấm ảnh “lạ lùng” về chiếc lưỡi của cô bé miền núi được gửi đến tòa soạn đã khiến chúng tôi phải lên đường gấp.

Căn nhà thấp nhỏ hoang sơ bên triền núi là nơi che mưa che nắng của gia đình Thảo. Cái dáng nhỏ thó, đen gầy thấy có người lạ đến con bé chạy tót vào buồng núp kín, khiến tôi phải đợi đến khi bố em về gọi ra thì mới gặp được. Đôi bàn tay còn lấm lem đất, em lễ phép “vâng”, “dạ” mỗi khi tôi hỏi nhưng tuyệt nhiên giữ khư khư tay che miệng.
 
Bị mắc chứng bệnh u cổ cằm nên bé Thảo phải mang chiếc luỡi to quá khổ
Bị mắc chứng bệnh u cổ cằm nên bé Thảo phải mang chiếc luỡi to quá khổ
 
Nhìn khách, bố em là chú Dương Văn Thật cũng tỏ rõ “ái ngại” nhưng rồi lại cúi gằm mặt khi nhắc về bệnh của con: “Bác sỹ nói con gái tôi mắc bệnh u cổ cằm nên lưỡi cứ mỗi ngày một to lên rồi không cho vừa vào miệng nữa”. Dứt lời chú quay sang nói Thảo để cho cô xem khiến em ngượng ngùng chảy nước mắt rồi cũng bỏ tay che ra.

Chiếc lưỡi của em to quá khổ, tràn ra phía ngoài, đỏ ửng như đang ngậm một chiếc bánh rán. Mặc dù đã chuẩn bị tâm lí và nhìn trước qua ảnh nhưng cảnh tượng đứa bé mắt đỏ hoe xấu hổ vì phải cho người khác xem lưỡi của mình khiến lòng tôi cũng như thắt lại. Tôi giục “cháu ngậm thử miệng vào cô xem” nhưng con bé đành bất lực bởi bao nhiêu năm nay em đã cố làm nhưng không bao giờ được.

Về thời gian mắc bệnh của Thảo, chú Thật cho biết : Thảo sinh năm 1998, lúc chào đời, em đã được chuẩn đoán mắc bệnh u cổ cằm. Từ đó lưỡi của em cứ to phồng lên và trồi ra ngoài. Gia đình không ai có tiền sử mắc bệnh này cả, riêng Thảo, sinh ra mẹ cháu đã khóc hết nước mắt khi nhìn thấy đứa con có tật. Ngày ấy, nghe tin bé Thảo có lưỡi to, bà con dân làng tới xem rất đông, chiếc lưỡi to và dài khiến Thảo chưa bao giờ có thể khép môi lại được.
Ở nhà Thảo giúp mẹ nhiều việc từ nấu cơm đến bế em
Ở nhà Thảo giúp mẹ nhiều việc từ nấu cơm đến bế em
 
Mặc cảm, tự ti khiến em rất sợ gặp người lạ nhưng thương bố mẹ vất vả nên ở nhà em vẫn thường xuyên nấu ăn, giặt giũ quần áo, tưới rau, nấu cám, chăn lợn giúp mẹ. Thương con gái, đã mấy lần vợ chồng chú Thật bàn tính việc đi vay để có tiền cho con lên Hà Nội để chữa nhưng điều ước ấy chưa bao giờ thành sự thật bởi : “Ở vùng núi này ai cũng nghèo cả nên tôi không thể vay ai tiền được cô ạ” – mẹ Thảo ngậm ngùi cho biết.
 
Đã 14 năm nay, chiếc lưỡi ngày càng to ra, nứt rộng khiến em thường xuyên phải mang theo khăn tay để thấm máu. Mùa đông hanh khô, khi những vết máu se mặt thì chứng đau đầu, đau cổ lại hành hạ Thảo. Lúc nào răng cũng cắn vào lưỡi, mỗi lần ăn uống, nuốt nước bọt hay thậm chí đến cả hít thở cũng trở nên vô cùng khó khăn. Ấy vậy mà 9 năm liền Thảo đều đạt học sinh giỏi của trường THCS Phương Giao và được các thầy cô hết sức yêu mến.
9 năm liền Thảo đều là học sinh giỏi của trường
9 năm liền Thảo đều là học sinh giỏi của trường
 
Trao đổi với ông Dương Văn Kiều, Chủ tịch UBND xã Phương Giao cho biết: Gia đình ông Dương Văn Thật có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên nhà trường và địa phương thường xuyên động viên, thăm hỏi và có quà cho cháu Thảo những dịp đầu năm học. Tuy nhiên Phương Giao là xã nghèo của huyện, hiện nay còn  4 xóm ở khu vực này vẫn chưa có điện, không sóng điện thoại và giao thông đi lại khó khăn. Hơn nữa, điều kiện kinh tế khó khăn nên sự giúp đỡ của chính quyền xã chỉ mang tính chất động viên.
 
Rời ngôi nhỏ của em trở về thủ đô, cô bé Thảo cứ tần ngần đứng nơi cửa bếp phải một lúc lâu mới dám chạy đến thủ thỉ nói với tôi : “Cô giúp cháu được đến bệnh viện để “cắt lưỡi” làm cho lưỡi của cháu nhỏ đi nhé. Cháu chỉ có một mơ ước như thế thôi cô ạ” khiến cổ họng tôi như cứng lại không biết phải nói sao. 14 năm sống trong mặc cảm, tự ti em chỉ có một mơ ước đó thôi mà sao chưa ai nghe thấy... Thương em quá Thảo ơi, không biết đến bao giờ tôi mới được nhìn thấy cô bé cười với chiếc miệng xinh xinh như bao em bé khác.
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 860: Anh Dương Văn Thật ((xóm Xuất Tác, xã Phương Giao, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên)

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

Phạm Oanh – Sỹ Mùi

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm