1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 935:

Chàng trai Khơ Mú nguy cơ cụt 1 chân vì thiếu 10 triệu đồng

(Dân trí) - Nhìn đứa con nằm trên giường bệnh đang cố nén chịu những cơn đau, thỉnh thoảng người cha ấy lại nhìn vào cái chân bị gãy 3 khúc của con, rồi đưa ánh mắt buồn bã xa xăm nghĩ ngợi. Giờ ông chỉ ước có 10 triệu đồng để cứu lấy chân của con mình.

Hai cha con ông Hiệu tại BVĐK 115, TP Vinh (Nghệ An) vẫn ngơ ngác khi thấy PV vào.
Hai cha con ông Hiệu tại BVĐK 115, TP Vinh (Nghệ An) vẫn ngơ ngác khi thấy PV vào.
 
Đó là trường hợp éo le của em Cụt Văn Tư (SN 1994) người dân tộc Khơ Mú ở bản Cà Moong, xã Lượng Minh, một xã nghèo khó của huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An. Ngày 15/3, PV Dân trí tại Nghệ An nhận được điện thoại nhờ giúp đỡ của bác sĩ Chương Văn Hằng, khoa chấn thương chỉnh hình, bệnh viện 115 (Nghệ An) về trường hợp của Tư, chúng tôi đã “tức tốc” có mặt tại bệnh viện 115 để tìm hiểu hoàn cảnh cũng như bệnh tình của Tư.
 
Nhìn vào đôi chân đang nẹp khung ngoại vi của anh Tư, bác sĩ Hằng chia sẻ: "Hôm nhập viện, Tư bị gãy chân làm ba khúc. Anh Tư cùng bố ở tận trong lòng hồ thủy điện Bản Vẽ xuống bệnh viện chúng tôi để điều trị nhưng không có lấy một xu. Do không được chữa trị kịp thời nên chân anh Tư bị ứ mủ, nhiễm trùng nặng, bốc mùi hôi thối nên ngay lập tức được các bác sỹ cho làm ngay. Nhiều người trong bệnh viện thấy thương hai cha con anh Tư đã giúp đỡ ít tiền hay miếng gì đó để ăn tạm".
Anh Tư bị gãy chân khi đi lấy gỗ về làm nhà theo chương trình của nhà nước.
Anh Tư bị gãy chân khi đi lấy gỗ về làm nhà theo chương trình của nhà nước.
 
Anh Tư bị gãy chân khi đi lấy gỗ về làm nhà theo chương trình của nhà nước.
Theo bác sỹ Hằng, nếu không có tiền điều trị thì nhiều khả năng chân của anh Tư sẽ bị cắt bỏ. Cũng theo bác sỹ Hằng, để điều trị dứt điểm cái chân của anh Tư thì gia đình cần ít nhất 10 triệu đồng nữa.

Ông Cụt Văn Hiệu (SN 1962 - cha của anh Tư), không giấu nổi sự lo lắng về bệnh tình của con trai mình, ông buồn bã chia sẻ: “Hôm vừa rồi nó đi lấy gỗ trên rừng về để làm nhà. Nhà ta thì nghèo lắm không có trâu để kéo gỗ nên nó phải đi kéo thay, không may lại bị gỗ đè vào chân làm bị gãy làm 3 khúc. Mà giờ nhà ta nghèo quá rồi, nhà cũng chưa làm xong thì nó gặp nạn đó. Không có gì trong nhà cả, không lo nổi tiền để cho nó nằm viện chữa bệnh nữa rồi. Chắc ít hôm nữa, ta lại phải đưa nó về nhà thôi. Thương con nhưng giờ ta cũng chẳng biết lấy tiền đâu nữa rồi”.

Là người dân tộc Khơ Mú, sinh sống trong bản vùng sâu, vùng xa của lòng hồ thủy điện Bản Vẽ, thuộc xã nghèo Lượng Minh (huyện Tương Dương, Nghệ An). Cuộc sống thường ngày chỉ biết dựa vào nguồn thu nhập chính từ nương rẫy nên quanh năm, cái đói cái nghèo cứ bủa vây lấy gia đình ông. Làm rẫy được bao nhiêu ăn bấy nhiều, nên nhiều khi mất mùa, cả nhà có lúc lại phải nhịn đói cả mấy ngày liền mà không có gì để ăn.
Giấy chứng nhận hoàn cảnh và làm bảo hiểm cho anh Tư được nhập viện theo thủ tục.
Giấy chứng nhận hoàn cảnh và làm bảo hiểm cho anh Tư được nhập viện theo thủ tục.

Nhà có hai người con trai, đứa con đầu tên là Cụt Văn Tâm (SN 1992), đứa thứ hai là Cụt Văn Tư (SN 1994), nhà nghèo lại ở vùng sâu vùng xa nên hai em Tâm và Tư cũng không được học hành như bao đứa trẻ khác. Gia đình hoàn cảnh, Tâm và Tư cũng sớm phải theo chân bố mẹ lăn lộn lên rừng vào rẫy để kiếm sống từng ngày cho gia đình. Nhưng rồi, làm lụng quanh năm nhưng vẫn không hết được cái nghèo, cái đói.

Hoàn cảnh khó khăn, miếng ăn cho gia đình cũng phải lo từng bữa, giờ đây lại phải chứng kiến con nằm đau đớn trên giường bệnh, ông Hiệu càng lúng túng, lo lắng mà không biết làm sao. Đến thời điểm này, dù cái chân của Tư chưa khỏi, nhưng ông Hiệu cứ nằng nặc xin bệnh viện đưa con về nhà cho bằng được. Bởi theo ông Hiệu, giờ nằm viện tiền nhiều quá, ở nhà cũng chưa có nhà ở nên phải đưa con về để nó làm nhà, bên cạnh đó một phần do gia đình đã “sức cùng lực kiệt” không đủ tiền trang trải viện phí điều trị cho Tư.

Nét mặt bơ phờ, hiện rõ sự lo lắng về chân của con sẽ bị hỏng nếu không được chữa trị tiếp, nhưng với ông Hiệu, trong người không còn một đồng nào thì để có được tiền chữa chân tiếp cho con là không thể. “Bác sĩ bảo muốn chân của con được khỏi thì phải nằm điều trị lâu dài, chứ về bây giờ là chân bị hư, không đi được nữa. Giờ điều trị phải mất 10 triệu, gia đình ta nghèo biết lấy đâu ra giờ, chắc phải chịu thôi, ta lại đưa con về nhà trên ấy thôi”. Không giấu được nỗi lo lắng, ông Hiệu nói với ánh mắt buồn rượi.
Giấy chứng nhận hoàn cảnh và làm bảo hiểm cho anh Tư được nhập viện theo thủ tục.
Là người dân tộc thiểu số ở vùng lòng hồ thủy điện Bản Vẽ nên gia đình anh Tư gặp rất nhiều khó khăn. Hằng ngày gia đình anh cơm không đủ ăn, chứ nói đến chuyện kiếm 10 triệu đồng thì xe ra khó khăn lắm...

Bác sĩ Chương Văn Hằng, người trực tiếp điều trị cho anh Tư chia sẻ: “Hiện giờ chân của Tư chưa khỏi, vết thương vẫn còn chảy mủ và nhiễm trùng, da bị chết. Anh Tư cần phải điều trị thời gian dài mới mong chân khỏi được. Nếu bây giờ đưa anh Tư về nhà thì chân sẽ bị hỏng, không còn cách nào khác là phải điều trị, chờ vết thương lành hẳn để vá da. Chúng tôi cũng nói với bố của anh Tư rồi, nhưng ông ấy cứ nằng nặc đòi về vì không có tiền cho con nằm điều trị nữa. Thấy hoàn cảnh của gia đình ông Hiệu, anh Tư chúng tôi cũng thương lắm mà không biết làm sao giờ. Về phía bệnh viện cũng gom góp được chút ít cái gọi là quà để cho cha con anh Tư ăn uống qua ngày thôi. Chúng tôi mong sao hoàn cảnh anh Tư được lên báo Dân trí lắm...”.

Hiện nay, hoàn cảnh cảnh của anh Tư đang rất khó khăn, khốn đốn. Hơn bao giờ hết, anh Tư đang rất cần sự giúp đỡ từ cộng đồng, các nhà hảo tâm, để bước chân một người con Khơ Mú sẽ không phải lỗi nhịp chỉ vì thiếu 10 triệu đồng tiền viện phí. 
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 935: Anh Cụt Văn Hiệu - bản Cà moong, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An hoặc Phòng 409, khu B, Bệnh viện đa khoa 115, TP Vinh, Nghệ An

Điện thoại: 01627.229.891 hoặc số: 0973.491.816 (bác sỹ Hằng người trực tiếp điều trị cho anh Tư)

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

 * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

Ngọc Tú - Nguyễn Duy