Mã số 628:

Cậu bé Sơ Đrá sống đời thực vật vì thiếu thuốc, thiếu ăn

(Dân trí) - Do thiếu ăn, tật bệnh mà không được chữa trị nên A Đặc yếu dần và trở thành đứa trẻ tật nguyền, sống đời thực vật dù vẫn còn tỉnh táo.

Nhìn A Đặc nằm cuộn mình trên chiếc phản tre như con chó con, ít ai dám tưởng tượng em đã gần 7 tuổi (sinh năm 2005). Bởi nếu có đem em cùng đống mền mùng đen xỉn quấn quanh người em lên cân thì có lẽ không đến 10 ký lô. Em nằm đó, co ro như con mèo, con cún, miệng nút ngón tay nhè nhẹ, đôi mắt mờ đặc thiêm thiếp, không nói, không cười, không nhúc nhích...

7 tuổi nhưng A Đặc không biết nói cười, cũng không ngồi dậy được, lúc nào cũng thiêm thiếp ngủ
7 tuổi nhưng A Đặc không biết nói cười, cũng không ngồi dậy được, lúc nào cũng thiêm thiếp ngủ

Y Xiêm (sinh năm 1980), mẹ A Đặc ngại ngùng nói: “Nó không đi được mà. Nó nằm đó suốt, từ ngày sinh ra đến giờ. Nó không khóc cười chi hết, chỉ bú sữa và uống nước cơm thôi…”.

Khi được hỏi có đưa A Đặc đi khám chữa gì không? Y Xiêm càng ngại ngùng hơn và cho biết là có đi một lần rồi, nhưng lâu lắm rồi, không nhớ rõ nữa. Y Xiêm cho hay: “Khi nó hơn tuổi mà chẳng nhúc nhích gì, em có đưa nó đi khám. Bác sĩ bảo nó thiếu canxi chi đó, nhưng sau đó thì đem về nhà thôi. Không có tiền mà, tiền đâu mua thuốc…”.

Rồi vì không tiền mua thuốc, không tiền mua thực phẩm bổ dưỡng cho A Đặc, em trở thành đứa trẻ sống đời thực vật, cứ nằm đó suốt 7 năm nay, không ngồi dậy nổi dù em chỉ mắc chứng bệnh rất phổ biến và không nguy hiểm là thiếu canxi.

A Đặc phải sống đời thực vật 7 năm nay chỉ vì 1 chứng bệnh nhẹ
A Đặc phải sống đời thực vật 7 năm nay chỉ vì 1 chứng bệnh nhẹ

Em được nuôi cứ như con chó, con mèo trong nhà. Khi nào ọ ẹ thì mẹ đưa núm vú vào cho bú. Sau A Đặc, Y Xiêm liên tục sinh thêm bé Y Sân (2008), Y Beng (2010). Cũng may là nhờ thế mà lúc nào cũng có sữa cho A Đặc bú nên em mới sống được đến lúc này. Nếu chẳng còn sữa, có lẽ A Đặc cũng chỉ còn nước cơm… Mà nhiều khi nhà Y Xiêm cũng không có gạo để mà nấu cơm lấy nước cho A Đặc.

Y Xiêm than: “Cứ đến mùa mưa là khổ lắm. Không tìm ra cái ăn, không có gạo, trong làng cũng chẳng ai thuê làm gì. Chỉ có lá mì (lá sắn) trên nương thôi…”.

Đoàn chúng tôi đến nhà Y Xiêm vào tháng 5, mùa mưa mới chớm đến mà nhà Y Xiêm đã không còn gạo, trong chiếc nồi nhỏ đen nhẻm là một màu xanh đen của lá sắn luộc lỏng bỏng nước. Nhìn quanh căn nhà bằng nứa mà nhói lòng. Có thể nói căn nhà ấy chẳng có gì mang hơi hướm của cuộc sống hiện đại: không điện, không tivi, không xe cộ, không điện thoại, không máy hát, không đèn điện…

Tài sản trong nhà chỉ là những chiếc chăn cũ, cái lán tre gãy nhiều chỗ, vài bộ quần áo rách nát, mấy tấm nilon dùng làm áo che mưa, 2 chiếc nồi trên góc bếp… Quan sát căn nhà của Y Xiêm mà chúng tôi cứ ngỡ đang tham quan di tích về nếp sống của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên cách đây hàng thế kỷ.

Những bộ đồ rách nát là tài sản giá trị nhất trong nhà Y Xiêm
Những bộ đồ rách nát là tài sản giá trị nhất trong nhà Y Xiêm

Nhìn vào cuốn sổ hộ khẩu thấy ghi chủ hộ là A Juer, tôi buộc miệng hỏi: “Anh nhà đâu?”. Sau khi cô Chủ tịch Hội Phụ nữ xã nhắc lại “Chồng đâu?”, Y Xiêm ngơ ngác một lúc lâu mới chỉ ra sân, về phía chàng thanh niên cao ráo, đi chân đất đang lững thững đứng trước sân. Thấy vợ gọi, A Juer bước vào nhà cười ngơ ngẩn rồi ngồi xuống.

Bác hàng xóm bảo: “Nó trông bảnh bao vậy chứ bị ngớ ngẩn mà. Nếu có vợ nó đi cùng sai bảo thì còn làm được chút việc. Chứ không nó cứ đi lang thang khắp làng khắp xóm thôi chứ làm được gì. May mà nó không điên, không phá nhà cửa…”.

Như tủi phận mình, Y Xiêm càng cúi gằm mặt hơn, đôi mắt cúi sâu giả vờ nhìn chăm chăm vào cô bé Y Beng đang bú mẹ mà rơm rớm nước mắt…

Anh chồng trong bảnh bao, sáng sủa nhưng lại ngớ ngẩn
Anh chồng trong bảnh bao, sáng sủa nhưng lại ngớ ngẩn

Khi chia tay, dù biết là không có khả năng nhưng chúng tôi cũng cố bảo: “Dù sao thì cũng phải đưa A Đặc đi chữa chứ. Nếu không cứ để nó thế thì sau này lấy ai chăm sóc nó, làm sao nó sống…”.

Y Xiêm quay đầu, chân nhún nhún, tay vỗ vỗ Y Beng như dỗ dành con mà lảng tránh, miệng lí nhí trả lời: “Không có tiền mà…”.

Người đồng bào vốn không dễ khóc như người Kinh, đặc biệt là trước người lạ. Nhưng dù Y Xiêm luôn cúi đầu giấu đi ánh mắt đỏ hoe, ai cũng thấy nước mắt như luôn chực trào ra… Bởi cô cũng là một người mẹ.

Anh chồng trong bảnh bao, sáng sủa nhưng lại ngớ ngẩn
Người đồng bào không dễ khóc, nhất là trước người lại, Y Xiêm chỉ biết cố dấu đôi mắt ngấn lệ đỏ hoe

Thế nhưng, cái đói, cái lạnh của núi rừng Tây Nguyên khủng khiếp quá, nó là thử thách trước mắt mà người con gái này đang cố chèo chống vượt qua. Cô còn phải lo ăn, lo mặc cho 4 đứa con nheo nhóc và người chồng ngớ ngẩn, có lúc nào dư vài ngàn đồng trong túi đâu mà đưa con đi chữa trị…

Dù mới ở tuổi 30 nhưng cái nghèo, cái khó, cái khốn cùng đeo đuổi như định sẵn cuộc đời vất vả mà cô sơn nữ hương sắc này sẽ phải chịu đựng, tương lai gần như không lối thoát…

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Nhưng cái khốn cùng của cô sơn nữ này không khỏi khiến ai cũng phải chạnh lòng…

Nếu mai này cô không còn sức gắng gượng nữa, những đứa trẻ nheo nhóc ấy sẽ ra sao, nhất là A Đặc…

A Đặc nằm đó, giữa căn nhà nát mong manh chẳng che nối gió mưa…
A Đặc nằm đó, giữa căn nhà nát mong manh chẳng che nối gió mưa…

Ít ai dám nghĩ đây lại là căn nhà che mưa chắn gió cho 6 con người, trong đó có 4 đứa trẻ nhỏ
Ít ai dám nghĩ đây lại là căn nhà che mưa chắn gió cho 6 con người, trong đó có 4 đứa trẻ nhỏ

Vách nứa trống hoác chẳng ngăn nổi cơn gió lạnh mùa mưa, chực chờ đổ bất cứ lúc nào
Vách nứa trống hoác chẳng ngăn nổi cơn gió lạnh mùa mưa, chực chờ đổ bất cứ lúc nào

Vách nứa trống hoác chẳng ngăn nổi cơn gió lạnh mùa mưa, chực chờ đổ bất cứ lúc nào
Y Beng còn bú mẹ nên không lo đói, nhưng lúc nào cũng đau ốm, ghẻ lở vì vệ sinh kém, nhà cửa phong phanh

Vách nứa trống hoác chẳng ngăn nổi cơn gió lạnh mùa mưa, chực chờ đổ bất cứ lúc nào
Gia đình Y Xiêm: A Juer, Y Sân, Y Beng, Y Xiêm; A Đặc thì còn nằm trong giường; Y Phụng (2003) thì đi học để được ăn cơm, chứ ở nhà làm gì có cái ăn

Tất cả đè nặng lên vai người mẹ trẻ ít học, nghèo khó
Tất cả đè nặng lên vai người mẹ trẻ ít học, nghèo khó
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. ChịY Xiêm, Thôn 2, xã Đắk Ui, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum.

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

Tùng Nguyên

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm