Lúc chúng tôi đến nhà anh Lê Văn Dung (SN 1969) và chị Dương Thị Loan (SN 1970) ở xóm Nam Sơn, xã Cương gián, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cũng là lúc bà con lối xóm đang cùng nhau góp tiền để lo mai táng cho đôi vợ chồng xấu số này. Tin vợ chồng anh Dung bị chìm thuyền chết đuối trên sông đối với người dân xã Cương Gián như tiếng sấm sét đánh bên tai, ai cũng bàng hoàng, đau xót.
Một người dân mắt ngân ngấn lệ kể, trưa ngày 16/5 khi vợ chồng anh Dung và chị Loan ra sông Dương Tử đánh cá như thường ngày. Khi ra giữa sông thì chiếc thuyền lớn bị nước vào đầy, chao đảo chìm dần. Anh Dung đã lấy chiếc thuyền nhỏ cố cứu lưới trên thuyền, nhưng mọi nỗ lực của anh đều bất thành. Chiếc thuyền nhỏ sau đó cũng chìm, kéo anh Dung chìm theo. Chị Loan thấy chồng chìm theo thuyền, không ngần ngại bơi ra cứu. Dòng nước hung dữ đã không cho vợ chồng anh Dung chị Loan cơ hội sống sót. Chỉ tích tắc đôi vợ chồng khốn khó chìm nghỉm dưới dòng sông sâu. Thấy bố mẹ gặp nguy, đứa con út chạy về kêu cứu dân làng, nhưng mọi việc đã quá muộn.
Chiếc thuyền gặp nạn đã được kéo lên, nhưng đôi vợ chồng xấu số thì đã không còn nữa (ảnh: Anh Tấn)
“Đến 14h20 chính quyền và người dân chúng tôi mới tìm thấy thi thể hai vợ chồng anh Dung. Vớt xác lên, ai cũng thương cho số phận nghiệt ngã của hai anh chị. Vì cứu chiếc cần câu cơm mà vợ chồng anh phải bỏ mạng nơi dòng sông, để lại nỗi xót xa cho xóm làng, sự tiếc nuối của người thân, và nỗi đau mất mát của đàn con thơ” - một người dân dự đám tang nói với chúng tôi.
Trong đám tang xập xình tiếng trống tiếng chiêng ai oán, thương cho số phận nghiệt ngã của anh Dung chị Loan bao nhiêu, người dân, người thân lại thương cho sự mất mát không có gì bù đắp của 5 đứa con bất hạnh bấy nhiêu (người con gái đầu đã lấy chồng, còn 4 đứa con còn lại vẫn đang tuổi ăn tuổi học - PV) . “Cha mẹ ơi, răng bỏ con đi, cha mẹ đi ai nuôi con và các chị đây, hôm qua cha còn bảo cho con đi đánh cá cơ mà…” – tiếng khóc thảm thương gọi tên cha tên mẹ của đứa con trai út Lê Văn Đạt khiến ai có mặt tại nhà em cũng không cầm nổi nước mắt, ai cũng thấy trên khóe mắt mình cứ cay cay.
"Cha mẹ ơi, răng bỏ chúng con đi?" (ảnh: Anh Tấn)
Những người dân dự đám tang kể về số phận đầy nỗi bất hạnh của anh Dung chị Loan. Kết hôn năm 1990, đám cưới đôi vợ chồng nghèo khổ này chỉ có vài mâm cơm báo cáo 2 bên nội ngoại. Chị Loan theo chồng về nhà làm dâu, lần lượt sinh được 5 đứa con, bốn trai, một gái. Không nghề nghiệp, cuộc sống chỉ dựa vào mấy sào lúa nên để nuôi được cả 5 đứa con ăn học anh Dung chị Loan phải lặn lội với nghề chài lưới. Nửa đêm canh ba khi cả xóm làng đang chìm trong giấc ngủ, anh chị vẫn đang mò mẫm từng con cua, con tép để kiếm thêm thu nhập, lo đủ tiền học cho các con. Nhưng nghề chài lưới chẳng giúp được gia đình anh khá lên, đủ miếng ăn là may mắn lắm rồi.
Suốt ngày dầm nắng mưa, nước bạt, nên anh Dung thường hay đổ bệnh, ốm yếu. Anh chưa một lần tìm đến bệnh viện, vì trong nhà có bao giờ dư dả được đồng nào. Cuộc sống gia đình rất khó khăn nên chính quyền xã đã đưa gia đình anh vào diện hộ gia đình đặc biệt khó khăn, hỗ trợ kinh phí xây độ căn nhà có chỗ trú qua tháng ngày. Nhà xây xong, vợ chồng anh phải gánh thêm hơn 20 triệu đồng tiền nợ cho nhiều khoản phát sinh. Nợ chưa trả được, anh chị gặp hoạn nạn, 5 người con phải gánh chịu.
Ông Dương Văn Phượng, người cậu ruột 5 cháu không khỏi xót xa: “Bố mẹ các cháu nó chết, không có tiền để mua nổi bộ áo quần, manh chiếu, mà phải dùng chiếc thuyền thúng phá vỡ để đưa thi thể về nhà. Thương bố mẹ các cháu, lúc sống không được một chútí an nhàn, lúc có tiền mua được áo quần thì thi thể đã cứng lại, gia đình nội ngoại côi cút, đều nghèo khó, giờ vợ chồng nó mất rùi không biết cuộc sống mấy đứa trẻ ra sao”.
"Cha mẹ đi ai nuôi con và các chị đây"? - ảnh: Anh Tấn
Ông Đặng Văn Hát, Trưởng xóm Nam Sơn nghẹn ngào cho biết: “ Gia đình anh Dung thuộc diện đặc biết khó khăn, cả 2 chồng mưu sinh bằng nghề chài lưới, cuộc sống bấp bênh, gia đình lại đông con. Cháu đầu đã lấy chồng, nhưng cũng rất nghèo khó, nên cả 4 cháu còn lại đều đang độ tuổi ăn học rất cần các cấp và các nhà hảo tâm giúp đỡ để có cái ăn và không đứt chuyện học hành giữa chừng”.
Rời khỏi xóm Nam Sơn, rời ngôi nhà ngập ngụa trong nước mắt và nỗi xót xa thương tiếc, chúng tôi không biết rồi đây cuộc sống mấy đứa trẻ này sẽ ra sao?
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Mã số 1001: Ông Dương Văn Phượng (cậu ruột) xóm Nam Sơn, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh)
ĐT: 0164.205.6225 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487 Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank: Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639 Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 |
Anh Tấn – Văn Dũng