Mã số 3213:
Bố lên cơn động kinh đánh chết mẹ, cậu bé người Mông mịt mù đường đến trường
(Dân trí) - Súa là học sinh giỏi của trường, năm học này cậu học trò người Mông còn đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện và tỉnh môn Toán và Vật lý. Thế nhưng, con đường đến trường của Súa có thể phải dừng lại, bởi gia đình em quá nghèo, mẹ mất, bố đi tù, em trai phải nghỉ học ở nhà đi làm, nuôi Súa đi học.
“Chắc học hết lớp 9 em phải nghỉ học thôi, em sợ mình không thể đi học được nữa. Các thầy cô giáo động viên đi học mãi, nhưng nhà em nghèo, mẹ thì mất, còn bố đi tù nên không có tiền để đi học. Em trai vì không có tiền nên không thể đến trường học nữa, nó bảo để nó đi làm thuê rồi lấy tiền cho em đi học ” Dương Văn Súa, học sinh lớp 9, trường THCS Quảng Hòa (xã Quảng Hòa, huyện Đắk G’Long) mở đầu câu chuyện bằng những dự định về tương lai.
Căn nhà của Súa đang sống nhờ gia đình người chị gái nằm khuất sau mấy quả đồi lớn, mái nhà bằng tôn, nền nhà lởm chởm đất đá, còn mấy vách tường thì quây bằng thân cây rừng. Trong không gian chật hẹp, nơi sinh sống của gần chục con người, Súa được gia đình chị gái dành cho một góc riêng, rộng chừng 4m2 để đặt chiếc bàn học và giường ngủ. Mặc dù là ban ngày nhưng căn phòng vẫn tối mịt, không nhìn rõ được mặt người.
Súa là học sinh của giỏi trường THCS Quảng Hòa, huyện Đắk G’Long và có lẽ, cậu cũng là học sinh giỏi nhất ở bản vùng cao này, với những thành tích khó có ai sánh được. Thế nhưng, cậu bé lại sớm phải chịu những mất mát khi mẹ mất, bố vướng vòng lao lý khiến tương lai của em đang mù mịt hơn lúc nào hết.
Cậu học trò người Mông là một trong những học sinh giỏi của xã vùng cao Quảng Hòa
Súa kể, những năm tháng sống ở quê Cao Bằng, cuộc sống gia đình vốn đã không hòa thuận khi bố hay rượu chè, đánh đập mẹ con Súa. Từ ngày theo họ hàng vào Đắk Nông lập nghiệp, bố Súa lại có dấu hiệu thần kinh. Thế rồi tai ương ập xuống cuối năm 2016, trong lúc phát bệnh, bố Súa đã dùng gậy đánh chết mẹ.
“Em đang học trên trường, nghe tin bố đánh mẹ thì hai anh em chạy về. Về đến nhà thì mẹ đã nằm bất tỉnh dưới đất, còn bố bị các chú công an xã dắt đi từ ngày đó đến nay chúng em chưa được gặp lại. Hai anh em chỉ biết ôm nhau khóc, vì mọi người bảo mẹ em mất rồi, mẹ bị bố đánh chết rồi. Ngày ấy, đứa em còn nhỏ dại nên đêm nào cũng khóc nhớ mẹ, em cũng nhớ lắm nhưng không dám khóc vì sợ em khóc to hơn ”, Súa nhớ lại.
Cậu học trò được thầy cô giáo đánh giá là ngoan hiền, học giỏi
Mẹ mất, bố Súa phải đi tù chấp hành án về tội giết người. Súa bảo, trong thâm tâm Súa và em, không oán trách bố vì bố bị bệnh nên mới vậy. Thế nhưng, vì nhà quá nghèo, không có xe đi lại nên từ ngày bố đi tù, cả hai anh em chưa một lần lên thăm bố, để nói với bố điều này.
Biến cố ập đến, hai em Súa rơi vào cảnh mồ côi. Người chú ruột thương tình đưa về quê Cao Bằng nuôi học, thế nhưng nhà chú cũng nghèo nên gần 1 năm sau, chú phải đưa anh em Súa về lại Đắk Nông để sống cùng chị gái. Cũng từ đấy, Dương Văn Sinh (SN 2005), em trai Súa phải nghỉ học ở nhà để đi làm thuê, kiếm tiền phụ giúp gia đình người chị gái và để anh trai đi học.
Sinh, em trai Súa bỏ học để ở nhà đi làm thêm, kiếm tiền cho anh đến trường
Sinh ngồi nép mình bên góc cửa, nghe anh trai trò chuyện. Cậu bé không rành tiếng Kinh nên ngại giao tiếp với người lạ, phần lớn câu trả lời của cậu bé chỉ là một cái cười ngượng nghịu. Sinh bảo: “Em nghỉ học từ hồi lớp 5 rồi đi theo anh chị đi làm thuê, hoặc lên rừng chặt chuối, bẻ đót. Muốn đi học lắm nhưng nhà nghèo, ở nhà đi làm kiếm tiền với giữ cháu thôi. Bây giờ đi học lại cũng không học được, vì nghỉ học lâu rồi”.
Mỗi khi học bài, Sáu phải dùng đèn pin đội đầu để chiếu sáng
Mặt trời khuất núi, trong căn nhà đơn sơ, tuềnh toàng của chị em Súa chỉ có duy nhất một bóng đèn chiếu sáng. Ánh sáng yếu ớt đến nỗi không đủ lọt qua khe cửa để cho Súa học bài, cậu bé phải dùng một chiếc đèn pin nhỏ đội trên đầu để học. Ánh sáng cũng yếu ớt, chỉ đủ dùng cho hơn một tiếng đồng hồ, Súa phải tranh thủ học tất cả các môn cho buổi học ngày hôm sau.
Cũng trong căn phòng nhỏ hẹp, cậu học trò lớp 9 cẩn thận lưu giữ những tấm giấy khen trong suốt 9 năm đi học. Nếu không nói ra, ít ai biết rằng, từ căn phòng không có ánh sáng ấy, Súa đã trở thành một trong những học sinh giỏi toàn diện của xã vùng cao Quảng Hòa. Năm học vừa rồi, cậu học trò người Mông còn là học sinh giỏi cấp huyện môn Toán và học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật Lý.
Cậu học trò có số phận bất hạnh còn được thầy cô giáo quý mến vì lễ phép và thật thà. Thầy Nguyễn Hải Nam, giáo viên chủ nhiệm của Súa cho biết, không chỉ Vật lý và Toán, Súa còn học giỏi các môn khác nên các thầy cô giáo bộ môn đều muốn “giành” em về để ôn luyện. Thế nhưng, cậu bé có đam mê và năng khiếu đặc biệt với Toán và Lý nên đã chọn 2 môn này thi học sinh giỏi.
Cậu học trò mồ côi nâng niu những tấm giấy khen đã đạt được
“Hoàn cảnh của em rất tội nghiệp, nên em có vẻ trầm tĩnh, ít nói. Thế nhưng so với các bạn trong trường, đặc biệt là các học sinh người đồng bào dân tộc Mông, tư duy và kỹ năng giao tiếp của em rất tốt”, thầy Nam cho biết thêm.
Chia sẻ về những dự định của mình trong thời gian tới, Súa bảo, trong bản này chưa có đứa trẻ nào đi học cấp ba, nên em muốn trở thành người tiên phong cho những chúng học theo. “Em ước, mình có thể học cao thêm. Nhưng từ đây đến trường phải mất gần 60km, nếu đi học thì phải ra đó ở trọ. Nhà em không có tiền, vì chị gái còn phải nuôi các cháu nữa, mình em Sinh đi làm thì không đủ. Có lẽ em học hết lớp 9 rồi đi làm kiếm tiền, khi nào có cơ hội em sẽ quay lại học tiếp”.
Súa ước có thể đi học tiếp, để những đứa trẻ trong bản noi theo
Chia tay gia đình Súa cũng là lúc trời đã về khuya, con đường dẫn từ nhà cậu học trò nghèo đến UBND xã Quảng Hòa gồ ghề và nhiều chỗ dốc đứng. Súa cùng em trai đội đèn pin dẫn đường, hai anh em cứ bước đi thoăn thoắt, như thuộc hết con đường đất này. Trên đường đi, hai cậu bé chỉ nói chuyện, cười đùa bằng tiếng Mông, nhưng ai cũng đoán được, nó vui thế nào.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 3213: Em Dương Văn Súa (thôn 9, xã Quảng Hòa, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông)
Số ĐT thầy Nguyễn Hải Nam- chủ nhiệm Súa: 0919.980.044
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 11 700 00 10 420
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản : Báo Khuyến học và Dân trí
Số Tài khoản : 26110002233886
Tại : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.
* Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Account Name : Bao Khuyen hoc va Dan tri
Account Number : 26110370888868
Swift Code : BIDVVNVX261
Bank Name : Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch
Address : No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam; Tel: (84-4)3686 9656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206027950.
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:
- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
- Account Number: 1400206027966
- Swift Code: VBAAVNVX402
- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0236. 3653 725
VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 08 - 35176331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567
Dương Phong