Mã số 1804:
Bố côi cút chạy ăn từng bữa nuôi 2 con tàn tật
(Dân trí) - “Nhiều lúc nghĩ mà chảy nước mắt, vất vả cơ cực có khi đến hạt gạo cũng không có mà ăn nhưng chẳng biết kêu ai cả. Nhà anh bị bệnh ung thư qua đời rồi, 2 đứa nhỏ thì bệnh tật từ thủa bé, chúng chỉ còn mình anh là chỗ dựa thôi”.
Anh kể, giọng nghẹn lại, nước mắt chẳng thi nhau chảy ra mà đọng lại đầy trong khóe mắt. Gương mặt sạm đen, khắc khổ, trông anh càng tội nghiệp hơn khi ngồi bón cơm cho đứa con gái nhỏ, rồi chốc chốc lại lật đật chạy đi thay quần áo cho đứa con trai lớn. Anh bảo: “Bạn lớn này tên là Trường Giang, năm nay em nó cũng 20 rồi đấy; bạn nhỏ này là Thu Quỳnh năm nay 13 tuổi. Cả 2 bạn này lớn rồi nhưng không làm được việc gì em ạ”.
Đôi mắt quầng thâm, đục ngầu vì nhiều đêm không ngủ, ngước lên ban thờ nơi có di ảnh của người vợ thân yêu, anh nghẹn ngào: “Nhà anh đến lúc chết vẫn khổ em ạ. Trước khi mất, nhà anh phát hiện bị ung thư cổ tử cung nên đau đớn lắm. Rồi đến khi mất, cô ấy chỉ dặn anh được duy nhất 1 câu đó là chăm lo cho các con”.
Đó là câu chuyện buồn của gia đình anh Nguyễn Thanh Nha (xóm 12, xã Xuân Thành, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) mà tôi đã có dịp về thăm trong cái nắng nóng gay gắt của mùa hè. Căn nhà nhỏ, vắng người qua lại, chỉ nghe tiếng kinh cầu đều đều trong làn khói hương nghi ngút, người đàn ông gầy gò, hốc hác dường như không lúc nào được nghỉ tay bởi cùng lúc chăm 2 con.
Ngồi lặng lẽ một mình trong góc của căn phòng nhỏ nơi thờ mẹ, cậu con trai Nguyễn Trường Giang khờ dại dõi đôi mắt nhìn xung quanh, im lặng, vật vờ một cách hiền lành, đáng tội. Anh Nha kể: “Ngày sinh cháu, cháu được phát hiện bị tim bẩm sinh nhưng không thể mổ được. Đến năm cháu lên 10 tuổi, gia đình cho cháu đi khám thì bác sĩ lại bảo cháu bị giãn đại tràng bẩm sinh nên đã tiến hành mổ đại tràng. Nhưng rồi sau đó cháu bị hoại tử ruột nên dù đã phẫu thuật nối đi nối lại đến 9 lần vẫn không được, bước đường cùng gia đình phải cho cháu dùng cái túi bóng đeo lủng lẳng thế này để đựng chất thải ra thay cho ruột”.
Vừa kể anh vừa chỉ cho tôi thấy cách đi vệ sinh “không giống ai” của Giang. Không những bị khiếm khuyết phần ruột nối xuống hậu môn, mà em còn mắc chứng thiểu năng trí tuệ nên khờ khạo không biết gì. Vì những lí do đó mà: “Khi mẹ cháu mất, cũng có người thấy hoàn cảnh của 3 bố con khổ quá nên muốn nhận nuôi cháu Giang bởi cháu không khôn ngoan, bình thường như người ta nhưng cháu không đập phá, le hét hay có dấu hiệu bất thường nào khác, tuy vậy khi biết cách cháu đi vệ sinh thì họ lại thôi không nhận nữa”- anh Nha chậm rãi kể.
Không chỉ có mình Giang, cuộc sống của mấy bố con càng trở nên bế tắc, cùng quẫn hơn vì bé út là Thu Quỳnh bị chứng động kinh, suốt ngày la hét, chân tay co quắp không đi lại được. Dõi ánh mắt vô hồn nhìn ra xung quanh, thỉnh thoảng cô bé lại cất tiếng cười nhưng không phải là tiếng cười trong veo, hồn hậu của lứa tuổi 13 mà là tiếng thét – thứ âm thanh mà ngay cả đến anh Nha cũng sợ bởi: “Cứ nghe nó cười là anh lại buốt hết ruột gan bởi nó như nhắc anh nhớ con gái của anh không được bình thường em ạ”- anh Nha buồn bã kể.
Cùng lúc phải chăm hai con, đặc biệt là bé Quỳnh không thể đi lại được mà suốt ngày chỉ co quắp nằm một chỗ khiến anh Nha không thể làm được bất cứ việc gì. Anh kể: “Mình vốn đã là nông nghiệp nên có nề hà việc gì đâu em. Ngày vợ anh còn sống, anh vẫn đi phu hồ kiếm cái ăn cho các con, giờ chị mất rồi, nên anh cũng không ra ngoài làm được việc gì cả”.
Chứng kiến cảnh sống lay lắt, qua ngày của bố con anh Nha, chị Nguyễn Thanh Mậu – Xóm trưởng xóm 12, xã Xuân Thành không kìm được nước mắt: “Nhìn bố con anh ấy chăm nhau mà chúng tôi ai cũng xót. Ở đây mọi người thương lắm nên có bát cơm, bát canh đều mang cho nhưng lần nào cũng thế, ngồi ăn bát cơm mọi người cho là anh Nha đều khóc vì tủi thân, vì xấu hổ”.
Cuộc sống khó khăn, vất vả, hàng ngày anh Nha vẫn tiếp tục ân cần chăm sóc con, không một lời kêu ca, than vãn nhưng nghẹn lòng lắm khi: “Con đói ăn hay thèm ăn gì đó mà anh lại không thể cho được”. Và trong căn nhà nhỏ vẫn nghi ngút khói hương và tiếng kinh cầu đều đặn ấy, có người bố đáng thương không dám mơ gì ngoài 3 bữa cơm no đủ cho 2 con.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Mã số 1804: Anh Nguyễn Thanh Nha (xóm 12, xã Xuân Thành, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) Số ĐT: 0168.601.2902 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank: * Tài khoản USD tại VietComBank: Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank: * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 |
Phạm Oanh