Mã số 3978:

Bão giật tung mái trường, thầy trò Lấp Loa mơ lớp học kiên cố

Công Bính Hoài Sơn

(Dân trí) - Cơn bão số 9 quét qua giật tung cả mái lớp học của điểm trường Lấp Loa, xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Để thầy, trò sớm đến trường người dân nơi đây phải gùi những tấm tôn lên lợp tạm.

Ngược núi băng rừng "bò" đến điểm trường Lấp Loa

Cuối năm 2020, giữa lúc thời tiết giá buốt của mùa đông, chúng tôi ngược núi lên điểm trường Lấp Loa, thuộc trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập, xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam.

Bão giật tung mái trường, thầy trò Lấp Loa mơ lớp học kiên cố - 1

Con đường đến điểm trường Lấp Loa với rất nhiều dốc đá. Nếu trời mưa rất khó đi vì trơn trượt

Cho đến thời điểm hiện tại, các loại phương tiện vẫn chưa thể đi được vào tới điểm trường Lấp Loa, vì vậy chúng tôi cuốc bộ khoảng 6km từ điểm trường chính vào đến điểm trường Lấp Loa mất hơn 2 tiếng đồng hồ.

Thầy giáo dẫn đường cho biết, cũng may mấy hôm nay trời tạnh ráo còn đi nổi chứ gặp hôm trời mưa không thể đi được lên điểm trường vì đường đá trơn trượt, rất nguy hiểm.

Vì đường đi khó khăn, dịch bệnh Covid - 19, rồi đến bão lũ, các thầy cô giáo đưa ra nhiều khuyến cáo khiến chúng tôi nhiều lần lỡ hẹn với điểm trường Lấp Loa. Vừa qua, mặc dù cơn bão số 9 cũng đã qua đi được 2 tháng, nhưng những ngọn núi ũng nước sau những trận mưa kéo dài, luôn rình rập mạng sống người dân nơi đây. 

Bão giật tung mái trường, thầy trò Lấp Loa mơ lớp học kiên cố - 2

Quãng đường đi bộ khoảng 6km với không biết bao nhiêu là đoạn dốc dựng đứng, có lúc phải bò mới có thể vượt qua. Trên đường vào điểm trường, chúng tôi gặp nhiều bà con ở nóc Lấp Loa ra ngoài mua lương thực, gạo mắm, mì tôm… Vừa đi vừa hỏi chuyện bà con nên cũng đỡ mệt.

Đây cũng là tuyến đường độc đạo của 64 hộ dân Lấp Loa đi hàng ngày xuống trung tâm xã để bán sản vật địa phương và mua lương thực cho gia đình.

"Đi, bò, leo" mãi, cuối cùng chúng tôi cũng đến được điểm trường Lấp Loa. Nằm trên đỉnh đồi, điểm trường Lấp Loa hun hút gió thổi. Mùa này, gió lùa lạnh thấu xương nhưng bên trong các em vẫn say sưa ê a học bài theo thầy cô.

Con đường đến điểm trường Lấp Loa toàn dốc đứng

Bão giật bay mái lớp học, dân bản gùi tôn lợp tạm 

Điểm trường Lấp Loa có tất cả 32 em học sinh, trong đó có 17 em là học sinh mẫu giáo và 15 em học sinh tiểu học với 2 lớp ghép 1 và 2. Điểm trường có 2 phòng học bằng gỗ và được lợp bằng mái tôn đã xuống cấp nặng.

Thầy Bùi Văn Vượt (36 tuổi, giáo viên điểm trường Lấp Loa) cho biết, cơn bão số 9 vừa qua đã làm mái tôn của trường bay và sập gần như hoàn toàn. Sau bão, các em phải nghỉ học nhiều ngày. Nhờ các các nhà hảo tâm hỗ trợ, bà con dân bản gùi từng tấm tôn, từng tấm gỗ lên để sửa chữa lại mới có chỗ tạm cho thầy trò tiếp tục dạy nhau con chữ.

Bão giật tung mái trường, thầy trò Lấp Loa mơ lớp học kiên cố - 3

Điểm trường Lấp Loa nằm trên đỉnh đồi hun hút gió thổi. Mùa nắng thì nóng, mùa đông thì lạnh lẽo

Trường học hiện nay đang rất thiếu nhiều trang thiết bị cũng như đồ dùng cho các giáo viên dạy học theo đúng chuẩn của ngành giáo dục như đèn điện, quần áo đồng phục… Điểm trường còn chưa được tiếp cận nguồn điện và sóng điện thoại cũng còn rất hạn chế.

Đó chưa phải là nỗi lo của thầy cô nơi đây mà là sự xuống cấp và kém an toàn của trường lớp khi mỗi mùa mưa bão đến. Tường lớp học ghép bằng những tấm vì thế các lớp học liền kề nhau nên khi thầy cô giảng bài hay học sinh đọc ở lớp này thì lớp kia đều nghe thấy khiến học sinh không thể tập trung học tập được.

Bão giật tung mái trường, thầy trò Lấp Loa mơ lớp học kiên cố - 4

Giáo viên và học sinh trong ngôi trường tạm bợ bằng ván gỗ

Khu vực bếp ăn tạm bợ, chật hẹp và cũng đã xuống cấp nặng. Bếp không có chỗ rửa bát, thầy cô phải rửa bát ngoài trời và mái hiên cũng chỉ được che đậy tạm bợ bằng những tấm tôn cũ…

Thầy Bùi Văn Vượt cho biết, vào mùa đông nơi đây lại chìm trong màn sương mù dày đặc nên từ sáng đến tối phải dùng bóng điện năng lượng để học tập và soạn giáo án giảng dạy.

Thầy Vượt cũng chia sẻ, nếu được nhà nước hay mạnh thường quân hỗ trợ, điểm trường sẽ được xây dựng cách điểm trường này khoảng 500m, ở đó có mặt bằng tương đối rộng, có thể làm sân chơi cho các cháu, kín gió nên đỡ rét…

Bão giật tung mái trường, thầy trò Lấp Loa mơ lớp học kiên cố - 5

Một góc điểm trường Lấp Loa. Trường đã xuống cấp nặng. Thầy trò mong muốn có điểm trường kiên cố để yên tâm dạy và học

"Mỗi lần băng rừng để xuống trung tâm xã mua lương thực thì mua đủ luôn cho cả tuần, còn thiếu gì thì thì gửi phụ huynh mua giúp. Không có thiết bị để giữ đồ tươi nên cứ đi chợ một lần là ăn cả tuần vậy đó", thầy Vượt chia sẻ.

Lấp Loa có 64 hộ dân sinh sống, tất cả là đồng bào Ca Dong sống dựa vào núi rừng, kinh tế khó khăn, cái ăn cái mặc vẫn còn thiếu thốn nên việc quan tâm đến học hành của con em mình cũng còn nhiều hạn chế, bố mẹ cũng chẳng mấy khi đưa con đến trường, các em đều phải tự mình băng rừng, lội suối để đến lớp.

Cô Nguyễn Thị Ly, giáo viên mầm non của điểm trường chia sẻ, ở miền núi cao này thiếu thốn đủ thứ. Không có điện, thiếu nước sạch, đồ dùng học tập cho các cháu, áo ấm… Tuy nhiên, nỗi lo chính của cô là điểm trường không an toàn. Mùa nắng thì nóng kinh khủng, còn mùa mưa thì tiếng mưa quất xuống mái tôn kêu rầm rầm như người ném đá, không thể dạy học được.

Bão giật tung mái trường, thầy trò Lấp Loa mơ lớp học kiên cố - 6

Trong căn bếp bằng gỗ đã hư hỏng, giáo viên của trường chuẩn bị bữa tối

Thầy Lê Huy Phương, Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập cho biết, Lấp Loa là một trong vài điểm trường còn tạm bợ mà trường đang vận động các mạnh thường quân hỗ trợ để làm lại kiên cố, đảm bảo công tác dạy và học.

Tuy nhiên, hiện con đường đến điểm trường chưa được thuận lợi, giáo viên phải đi bộ hàng giờ mới đến nơi. Mong muốn của trường là xây dựng lại điểm trường cho kiên cố, làm con đường bằng bê tông để xe máy có thể đi đến nơi được.

Thầy trò điểm trường Lấp Loa mong ước có điểm trường kiên cố

Trao đổi với phóng viên, ông Võ Đăng Thuận, Trưởng phòng Giáo dục huyện Nam Trà My cho hay, Lấp Loa là một trong những điểm trường xuống cấp cần phải xây dựng lại kiên cố, tuy nhiên nguồn kinh phí của nhà nước hạn hẹp nên chưa thể đầu tư được.

Ở điểm trường Lấp Loa đường bê tông chưa đến được, muốn xây dựng kiên cố phải cần lực lượng nhân công khuân vác vật liệu xây dựng lên đến nơi. Hiện công gùi 1 bao xi măng lên đến nơi khoảng 100 ngàn đồng, mỗi ngày 1 người chỉ cõng tối đa 2 bao xi măng.

Theo ông Thuận, nếu xây dựng điểm trường Lấp Loa theo đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kiên cố hóa trường lớp, mỗi phòng học ở trường thôn theo quy định là khoảng 600 triệu đồng, trong điều kiện có đường bê tông vận chuyển vật liệu xây dựng đến tận nơi.

"Đối với điểm trường Lấp Loa hiện cần xây dựng 2 phòng học, kinh phí xây dựng khoảng 1,2 tỉ đồng, chưa kể phòng ở cho giáo viên. Trường học cũng cần, con đường đến điểm trường cũng rất cần. Nếu có con đường thì sẽ thuận lợi hơn trong việc vận động xây dựng trường", ông Võ Đăng Thuận cho biết.

Hình ảnh phóng viên ghi nhận trên đường vào điểm trường Lấp Loa sau 2 tháng bão số 9 đi qua 

Bão giật tung mái trường, thầy trò Lấp Loa mơ lớp học kiên cố - 7

Tuyến đường độc đạo của bà con, giáo viên từ trung tâm xã Trà Tập đi lên nóc Lấp Loa và điểm trường. Hàng ngày bà con vẫn ra trung tâm xã bằng con đường đầy đá này

Bão giật tung mái trường, thầy trò Lấp Loa mơ lớp học kiên cố - 8

Bão số 9 quét qua giật tung mái nhà lớp học, người dân bản lại phải gùi tôn lên lợp cho thầy trò có nơi học tạm.

Bão giật tung mái trường, thầy trò Lấp Loa mơ lớp học kiên cố - 9

Trường với 2 phòng học với tường bằng ván gỗ, trên lợp tôn nên bị bão thổi bay mái tôn, còn tường gỗ thì bị hư hỏng nhiều

Bão giật tung mái trường, thầy trò Lấp Loa mơ lớp học kiên cố - 10

Bão số 9 thổi bay và sập hoàn toàn mái hiên trước

Bão giật tung mái trường, thầy trò Lấp Loa mơ lớp học kiên cố - 11

Sau bão, các em phải nghỉ học gần 10 ngày để nhà trường vận động mạnh thường quân hỗ trợ, bà con dân bản cõng tôn, gỗ lên làm lại

Bão giật tung mái trường, thầy trò Lấp Loa mơ lớp học kiên cố - 12

Nằm trên đỉnh đồi với 4 bề là núi rừng, điểm trường Lấp Loa hiện không an toàn. Mùa nắng thì nóng, mưa đông thì rét như cắt da, cắt thịt. Nhất là những lúc có bão lớn, rất không an toàn cho thầy trò ở đây

Bão giật tung mái trường, thầy trò Lấp Loa mơ lớp học kiên cố - 13

Con đường đến trường của các em ở nóc Lấp Loa (thôn 3, xã Trà Tập, huyện Nam Trà My). 100% là con em dồng bào Ca Dong nên cuộc sống còn rất khó khăn

Bão giật tung mái trường, thầy trò Lấp Loa mơ lớp học kiên cố - 14

Dù trời lạnh buốt nhưng có em không mặc áo ấm, không đi dép đến trường

Bão giật tung mái trường, thầy trò Lấp Loa mơ lớp học kiên cố - 15

Một góc căn bếp của giáo viên điểm trường Lấp Loa

Bão giật tung mái trường, thầy trò Lấp Loa mơ lớp học kiên cố - 16

Gian bếp của 2 giáo viên ở điểm trường Lấp Loa, rất đơn sơ và được đun nấu bằng củi

Bão giật tung mái trường, thầy trò Lấp Loa mơ lớp học kiên cố - 17

Bao gạo và mớ rau của giáo viên

Bão giật tung mái trường, thầy trò Lấp Loa mơ lớp học kiên cố - 18

Sau giờ dạy, cô Nguyễn Thị Ly chuẩn bị cho bữa tối. 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 3978: Chung tay xây dựng điểm trường Lấp Loa.

Địa chỉ: Xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

2. Báo điện tử Dân trí

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: nhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 1017378606

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 1017780241

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 126000081304

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản : Báo Điện tử Dân trí

Số Tài khoản : 26110002631994

Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0231195149383

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206035022

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.

* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1017589681

- Chi nhánh Hà Nội.

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh.

Tel: 0239.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.

Tel: 0236. 3653 725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM.

Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Tel: 0292.3.733.269

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm