1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 4283:

Bản nghèo nơi biên cương mong bạn đọc Dân trí giúp xây cầu vượt suối dữ

Nguyễn Duy Bài, ảnh: Nguyễn Tú

(Dân trí) - Cả bản vùng biên chỉ có một cây cầu gỗ duy nhất để đi lại nhưng qua thời gian đã xuống cấp nghiệm trọng. Tính mạng của hàng trăm người dân và học sinh trở nên mong manh mỗi khi qua cầu...

Giữa bộn bề lo lắng về dịch bệnh Covid-19, lãnh đạo huyện biên giới Quế Phong (Nghệ An) còn có thêm nỗi lo khi hàng trăm người dân, học sinh nơi bản Nậm Tột, xã Tri Lễ đang hàng ngày "đánh cược" tính mạng qua chiếc cầu mục nát. Ngặt nỗi, điều kiện địa phương còn nhiều khó khăn nên lãnh đạo huyện mong muốn được bạn đọc Dân trí cùng chung tay để bà con nơi đây có một cây cầu an toàn để đi lại.

Khi nghe tin đoàn khảo sát để kêu gọi xây dựng cầu, Trưởng bản Nậm Tột Lý Bá Tủa rất phấn khởi ra tận trung tâm xã để dẫn đường. "Đường còn xa và vất vả lắm nhưng mong cán bộ về với dân bản, giúp bà con chúng tôi với", Trưởng bản Lý Bá Tủa vừa khẩn thiết, vừa chỉ tay hướng về lối mòn nhỏ phía trước - đó là con đường dẫn vào bản Nậm Tột.

Bản nghèo nơi biên cương mong bạn đọc Dân trí giúp xây cầu vượt suối dữ - 1

Nậm Tột giáp ranh với nước bạn Lào, là một trong 16 bản khó khăn nhất của xã biên giới Tri Lễ. Cả bản chỉ có con đường độc đạo đi vào nhưng bị ngăn cách bởi con suối.

Sau khi đã sẵn sàng, đoàn chúng tôi mỗi người ngồi lên những con "ngựa sắt" để hành trình về với bản Nậm Tột. Dù không ít lần lên với các bản làng vùng cao nhưng con đường đến với Nậm Tột quả thực là một thử thách không hề đơn giản với tôi cũng như những thành viên trong đoàn.

Có những đoạn chúng tôi như phải nín thở để vượt qua. Vết bánh xe hằn sâu sau những ngày mưa như những con lươn chạy dọc trên đường. Có những đoạn, tiếng xe máy phải gầm rú vượt dốc; nhiều đoạn một bên là vách núi, một bên là vực sâu, tay lái phải luôn ghì chặt.

Bản nghèo nơi biên cương mong bạn đọc Dân trí giúp xây cầu vượt suối dữ - 2

Để vào bản Nậm Tột phải mất hơn 3 giờ đồng hồ bằng xe máy trên con đường "độc đạo", một bên là dốc dựng đứng và một bên là vực sâu.

Bản nghèo nơi biên cương mong bạn đọc Dân trí giúp xây cầu vượt suối dữ - 3

Sau những cơn mưa rừng con đường vào bản trở nên lầy lội hơn.

Huyện biên giới Quế Phong cách thành phố Vinh khoảng 200 km, là một trong những địa phương khó khăn nhất của tỉnh Nghệ An. Trong đó, bản Nậm Tột là bản cuối cùng của xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, giáp ranh với nước bạn Lào. Cách trung tâm thị trấn Kim Sơn khoảng 45 km, con đường vào bản Nậm Tột phải qua một con suối rộng hơn 20 m, sâu gần 2 m.

Toàn bản có  47 hộ dân, gần 300 nhân khẩu, có hai điểm trường Mầm non và Tiểu học với 65 em học sinh, hầu hết là đồng bào Mông. Cuộc sống người dân nơi đây chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp.

Sau gần 3 giờ đồng hồ "quăng quật", chúng tôi cũng đã đặt chân đến đầu bản Nậm Tột. Đang những ngày đầu đông, thời tiết đã bắt đầu chuyển lạnh nhưng ai nấy cũng toát mồ hôi, mệt lả sau một hành trình không ít gian nan và hiểm nguy.

Từ xa dưới chân núi là những nóc nhà lợp bằng lá rừng hiện ra. Nhưng những vất vả, hiểm nguy đã qua chưa phải là tất cả, bởi án ngữ ngay đầu bản Nậm Tột là con suối sâu. 

Người dân bản Nậm Tột khao khát có một chiếc cầu

Trưởng bản Lý Bá Tủa kể, những năm trước đây, bà con dân bản phải lội qua con suối này rất vất vả và nguy hiểm. Mùa mưa, nước từ thượng nguồn đổ về sẵn sàng cuốn phăng tất cả.

Để việc đi lại được thuận lợi, an toàn hơn, bà con bàn nhau lên rừng lấy gỗ về dựng tạm chiếc cầu để đi lại. Nhưng cây cầu hoàn toàn bằng gỗ dài hơn 20 m, rộng 1,3 m qua thời gian mưa nắng đã xuống cấp nghiêm trọng.

Nhìn những cây cột làm trụ cầu chông chênh, xiêu vẹo, mặt cầu không có lan can bảo vệ khiến ai đi qua cũng nơm nớp lo sợ. Mặt cầu được làm từ những mảnh ván mỏng, gồ ghề và đã mục nát, nhiều chỗ xuất hiện lỗ hổng như những "cạm bẫy" rất nguy hiểm. Mỗi lần có người hay phương tiện lưu thông, chiếc cầu lại rung lắc, đu đưa như muốn đổ sập xuống suối...

Bản nghèo nơi biên cương mong bạn đọc Dân trí giúp xây cầu vượt suối dữ - 4

Con đường vào Nậm Tột có những đoạn phải chui qua vách đá dựng đứng.

"Cuộc sống người dân chúng tôi còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế phụ thuộc vào nương rẫy. Cả bản chỉ có duy nhất một chiếc cầu treo tạm bợ này để giao thương với bên ngoài và đi làm nương, làm rẫy nhưng hiện nay đã mục nát. Mỗi lần đi qua cầu ai cũng đều run sợ", ông Tủa bộc bạch.

Trước đây, khi chưa có cầu, người dân chỉ còn cách lội qua suối, nhưng vào mùa mưa cả bản như bị cô lập. Là một trong những người cao tuổi nhất bản, cụ Thò Giống Xìa (85 tuổi), mong muốn cuối đời của cụ là bản mình sớm có một chiếc cầu kiên cố để đi lại.

"Ngày trước khi chưa có cầu mỗi lần đi làm nương, làm rẫy đều phải lội suối, lo nhất là vào mùa mưa. Mấy năm nay, có cầu rồi đi lại cũng lo, nhất là cầu đã mục nát rồi, mỗi khi đi lại sợ lắm. Cuộc sống của dân bản chúng tôi đã vất vả rồi, chỉ mong có một chiếc cầu kiên cố để không phải lo việc đi lại nữa", cụ Xìa chia sẻ.

Bản nghèo nơi biên cương mong bạn đọc Dân trí giúp xây cầu vượt suối dữ - 5

Nhiều năm qua, người dân nơi đây phải dựng chiếc cầu tạm bợ để đi lại.

Bản nghèo nơi biên cương mong bạn đọc Dân trí giúp xây cầu vượt suối dữ - 6

Qua thời gian sử dụng, đến nay, cây cầu bị xuống cấp nghiêm trọng. Mỗi lần đi qua đây người dân luôn có cảm giác run sợ.

Ông Vi Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Tri Lễ cho biết, nhiều năm qua khi tiếp xúc cử tri, người dân đã có ý kiến mong muốn chính quyền đầu tư xây dựng cho bản một chiếc cầu để tiện việc đi lại, thế nhưng vì điều kiện quá khó khăn nên phía xã chưa thể thực hiện được.

"Là bản nằm xa trung tâm nhất, đường đi lại rất khó khăn nhất là vào mưa lũ. Hơn bao giờ hết, chúng tôi mong muốn các nhà hảo tâm chung tay để xây dựng cho bản Nậm Tột một chiếc cầu để đi lại thuận tiện hơn", ông Cường chia sẻ.

Theo ông Bùi Văn Hiền, Phó chủ tịch UBND huyện Quế Phong, địa phương cũng thấu hiểu được sự bức thiết cần phải xây dựng một chiếc cầu tại đây để đảm bảo an toàn cho học sinh và người dân. Tuy nhiên, điều kiện của địa phương còn khó khăn nên chưa bố trí được vốn để triển khai.

Bản nghèo nơi biên cương mong bạn đọc Dân trí giúp xây cầu vượt suối dữ - 7

Cũng như hàng trăm người dân địa phương, cụ Thò Giống Xìa (85 tuổi, trú ở bản Nậm Tột, xã Tri Lễ) mong muốn có một chiếc cầu mới để đi làm nương rẫy được an toàn.

"Nếu xây dựng một chiếc cầu kiên cố bằng xi măng cốt thép thì cần chi phí rất lớn. Vì vậy, phía địa phương mong muốn trước mắt là làm một chiếc cầu treo bằng sắt có chiều dài trên 20 m, chiều rộng 1,3 m, kinh phí khoảng  600 - 700 triệu đồng. Qua Báo Dân trí, chúng tôi mong muốn các doanh nghiệp, nhà hảo tâm giúp đỡ cho bà con Nậm Tột nói chung và các em học sinh tại đây có được chiếc cầu để an tâm đi lại", ông Bùi Văn Hiền mong muốn. 

Chiều xuống, trên đỉnh núi những đám mây đang vờn báo hiệu cơn mưa rừng sắp đến. Phía xa xa, những làn khói hất lên từ bản làng người Mông nơi vùng biên. Chia tay Trưởng bản Lý Bá Tủa và bà con, chúng tôi ra về mang theo nỗi lo lắng cũng như bao kỳ vọng về một cây cầu kiên cố trong tương lai không xa của bà con Nậm Tột... 

Một số hình ảnh về chiếc cầu mục nát tại bản Nậm Tột, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong do phóng viên Dân trí ghi lại:

Bản nghèo nơi biên cương mong bạn đọc Dân trí giúp xây cầu vượt suối dữ - 8

Qua thời gian, chiếc cầu gỗ bắc qua suối Nậm Tột, xã Tri Lễ đã mục nát.

Bản nghèo nơi biên cương mong bạn đọc Dân trí giúp xây cầu vượt suối dữ - 9

Những cây cột làm trụ cầu rất chông chênh, xiêu vẹo.

Bản nghèo nơi biên cương mong bạn đọc Dân trí giúp xây cầu vượt suối dữ - 10

Mặt cầu bằng ván gồ ghề, nhiều chỗ xuất hiện lỗ hổng tạo nên những "cạm bẫy" rất nguy hiểm.

Bản nghèo nơi biên cương mong bạn đọc Dân trí giúp xây cầu vượt suối dữ - 11

Phía dưới mặt cầu được nâng đỡ bằng những thân gỗ nhưng qua thời gian, mưa nắng đã rệu rã.

Bản nghèo nơi biên cương mong bạn đọc Dân trí giúp xây cầu vượt suối dữ - 12

Hai bên trụ cầu phải buộc dây tạm bợ.

Bản nghèo nơi biên cương mong bạn đọc Dân trí giúp xây cầu vượt suối dữ - 13

Các em học sinh phải đối mặt với hiểm nguy mỗi khi qua cầu.

Bản nghèo nơi biên cương mong bạn đọc Dân trí giúp xây cầu vượt suối dữ - 14

Cây cầu đã xuống cấp nghiêm trọng và có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 4283:

Địa chỉ: Xây dựng Cầu Dân trí tại xã Tri Lễ, Quế Phong, Nghệ An.

Địa chỉ: UBND xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, Nghệ An.

ĐT: 0972050650 (ông Vi Văn Cường - Chủ tịch UBND xã Tri Lễ, huyện Quế Phong , Nghệ An.

Số tài khoản: 3614201004734 - Ngân hàng Agribank - Chi nhánh huyện Quế Phong, Nghệ An. (Chủ tài khoản: UBMTTQ Việt Nam, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, Nghệ An)

2. Quỹ Khuyến học Việt Nam

Phòng 401, 402, tòa nhà 25, phố Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Tel: 0243 9448503

Tài khoản tại Ngân hàng Vietcombank

Số TK: 1020856912

Tại: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành

3. Báo điện tử Dân trí

Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: nhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 1017378606

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 1017780241

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản EUR tại Vietcombank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 1022601465

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (Vietcombank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 126000081304

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

Số Tài khoản: 26110002631994

Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

ĐT: 0436869656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0231195149383

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206035022

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.

* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1017589681

- Chi nhánh Hà Nội.

* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

- Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 333556688888

- Chi nhánh Đông Đô - Phòng GD Thanh Xuân\

4. Văn phòng đại diện của báo:

- VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

Tel: 0236. 3653 725

- VP TPHCM: Số 51 - 53 Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM.

Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567

- VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. 

Tel: 0292.3.733.269