Ba mảnh đời mồ côi bất hạnh
(Dân trí) - Hoàn cảnh đáng thương của 3 cậu cháu người dân tộc Jrai: Rchom Kiểm (20 tuổi), em là Rchom Phxju (13 tuổi) và cô cháu họ Siu Hly (11 tuổi) đang sống tại làng Kúk, xã IAO, huyện Ia Grai, Gia Lai làm nhiều người rơi lệ...
Dù đã dạy rất sớm để chạy xe từ TP Pleiku đến nhà 3 cậu cháu ở làng Kúk, với quãng đường hơn 60km, nhưng chúng tôi vẫn không kịp để gặp được cả 3. Nghe người hàng xóm nói: “Chúng nó đi vào rẫy từ lúc tinh mơ, trưa ngủ lại ở ngoài rẫy luôn nên chắc phải đến chiều tối chúng nó mới về. Hỏi gì thì ra đồn biên phòng 717, gần UB xã”. Chúng tôi lại chạy xe lóc cóc ra Đồn biên phòng để tìm hiểu thông tin.
Anh Nguyễn Mạnh Hùng (30 tuổi, Đội trưởng Ban vận động quần chúng Đồn 717), kể cho chúng tôi câu chuyện đau buồn của ba mảnh đời trên.
Sau khi bé Hly được cứu thoát, về lại cộng đồng thì người thân đã không còn chỉ còn hai người thân thiết nhất là người cậu tên Kiểm và dì Phxju, cũng đang chịu cảnh đau buồn mất cả cha và mẹ. Từ đó, ba cậu cháu dựa vào nhau để sống.
Hai dì cháu Hly (Hly mặc áo vàng đứng giữa) cùng chú Lim bồ đội biên phòng
Nhưng do cuộc sống quá nghèo đói, Kiểm lại không có trình độ văn hóa cũng như nghề nghiệp. Để có cái ăn, hàng ngày Kiểm phải dắt theo em và cháu gái lang thang vào rừng, vào rẫy để kiếm sống, đến mùa điều thì đi mót điều bán lấy tiền mua gạo.
Hly và dì Phxju, năm nay lên lớp 3 (trường tiểu học Chu Văn An), nhưng hàng ngày ngoài đi học hai dì cháu vẫn phải theo Kiểm vào rừng đi làm rẫy hoặc đi mót mủ cao su để bán lấy tiền ăn học. Vất vả là vậy, nhưng cuộc sống của cả 3 lúc nào cũng thiếu thốn cho nên hàng ngày cả 3 cậu cháu đều phải thức dạy từ sáng tinh mơ, chuẩn bị cơm đùm gạo gói lang thang hàng chục cây số vào rẫy để kiếm sống. Và hiếm có khi nào những người hàng xóm thấy ba cậu cháu về nhà ngủ trưa, vì đường xá xa xôi nên cả ba thường ngủ lại trên rẫy.
Hơn 3 giờ chiều, anh Lim, một cán bộ của Đồn biên phòng mới gặp được hai dì cháu Hly và dì Phxju đang lang thang trên đường mưu sinh đã đưa cả hai về nhà. Cả hai dì cháu tuổi còn nhỏ nhưng phải mưu sinh vất vả nên trông già dặn hơn nhiều so với tuổi của mình. Gặp chúng tôi, cả hai cô bé có phần rụt rè, ít nói chỉ cười khi chúng tôi hỏi.
Khi một đồng nghiệp vô tình nhắc đến ba mẹ thì nước mắt Hly bỗng dưng giàn giụa chảy, mặt bé tái đi, nỗi buồn xa xăm lại hiện về trên mặt em, em lẳng lặng đến chiếc võng bồ đội và quấn thật chặt vào người không cho ai thấy mình nữa. Còn Phxju chỉ im lặng không nói thêm gì nữa.
Thấy vậy, chúng tôi không khỏi chạnh lòng, thương cảnh hai cô bé bất hạnh, phải chịu sự chia cắt tình thân từ sớm. Và chúng tôi cũng hiểu được sự mất mát đối với em là quá lớn, đã 4 năm trôi qua nhưng nỗi đau đó vẫn còn hằn nguyên trong kí ức tuổi thơ và sự thiếu thốn mọi thứ trong cuộc sống, phải bươn chải từ nhỏ lại càng làm em thêm cô quạnh.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Siu Hly (người dân tộc Jrai: đang sống tại làng Kúk, xã IAO, huyện Ia Grai, Gia Lai). 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội) Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) * Tài khoản VNĐ: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639 Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí Số TK : 10 202 0000 004346 SWIFT Code: ICBVVNVX106 Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0451 001 944 487 Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
|
Thiên Thư