Mã số 906:

Bà lão khuyết tật với nỗi lo chết không ai biết

(Dân trí) – Ban đầu khi bán nhà, bán đất rồi, bà tính vào rẫy trong tận rừng sâu cất tạm cái lán để ở. Nhưng nghĩ đến cảnh già đơn chiếc của mình, bà chỉ sợ ở trong đó, khi chết bản làng không ai biết mà đem chôn.

“Khi trẻ, có người ưng nó thì nó không ưng người ta. Người nó ưng thì không ưng nó nên nó ở vậy đến già”. A Sưl, hàng xóm của bà Y Lchia (sinh năm 1948, ngụ tại thôn Đắk Giá 2, xã Đắk Ang, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum) kể về bà như thế.

Nhìn dáng vẻ mảnh mai của bà Y Lchia cũng có thể đoán được thời trẻ bà là một cô gái duyên dáng. Theo lời kể của các cụ già trong thôn thì ngày xưa bà Y Lchia cũng được nhiều trai làng ưng bụng, tính hỏi cưới bà nhưng bà không ưng người nào. Cái người bà ưng thì lại không ưng bà, đi cưới cô gái làng khác nên Y Lchia tủi phận, thui thủi ở vậy một mình.

A Sưl kể: “Nó cứ vậy, thui thủi làm một mình, sống một mình, ăn một mình, ai nói gì cũng chẳng nghe. Đến giờ già yếu, tai điếc nặng thì chẳng có ai chăm lo cho”.

Bà Y Lchia bên căn nhà rách nát vốn đã bán cho người khác nhưng bà xin ở tạm
Bà Y Lchia bên căn nhà rách nát vốn đã bán cho người khác nhưng bà xin ở tạm

Có lẽ tủi phận mình bạc bẽo, Y Lchia co mình ngồi một góc bên bếp lửa, thỉnh thoảng chêm vào một câu ngắn ngủi nhưng chẳng ăn nhập gì với nội dung mọi người đang nói. Dường như bà cũng chẳng nghe được người xung quanh đang nói về chuyện gì…

Thế nhưng, cứ chốc chốc bà lại dang 2 tay nắm chặt tay khách lạ lắc lắc rồi mỉm cười bảo: “Cám ơn đã đến chơi nhé, cám ơn đã đến chơi nhé!”. Từ lúc bước vào căn nhà của bà cho đến lúc bước ra chỉ chừng 40 phút, bà đã bắt tay và cảm ơn từng vị khách không dưới 5 lần. Có lẽ với một cụ già cô độc như bà, mỗi vị khách đến thăm thật đáng quý!

Dù đã 64 tuổi nhưng ngày ngày bà đều cuốc bộ lên rừng kiếm ít măng, ít cá hay rau dại đắp đổi qua ngày. Lâu lâu có ai thương tình thuê bà làm công nhật đôi ba ngày thì bà có thêm vài chục ngàn mua gạo, mắm… Còn rẫy mì của bà thì ở xa tít trong rừng, mất một ngày để đi về. Hôm nào thu mì thì bà mất 1 buổi để lên rừng, gùi chừng nửa gùi mì về tới nhà đã sẫm tối, đổi gạo cũng chỉ được vài lon.

Năm 2010 bà đau nặng, đến miếng đất cất nhà do cha mẹ cho từ xưa bà cũng phải bán đi được 4 triệu đồng để lo chuyện thuốc thang. Người chủ mới thương tình vẫn cho bà ở tạm trong căn nhà cũ dù nó đã chẳng thể gọi là nhà… Căn nhà là một túp lều dựng bằng thân tre, vách nứa, mái lợp tranh… Nó già cỗi như tấm thân bà, đã có thể ngã đổ bất cứ lúc nào nếu gió mạnh, mưa nhiều…

Bà Y Har, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Đắk Ang cho hay: “Xã cũng đã tính làm cho bà 1 căn nhà tình thương để ở cho an toàn nhưng tìm mãi cũng không có kinh phí. Biết bà khó thì chúng tôi quan tâm hơn, dành cho bà những suất quà khi có hỗ trợ từ cấp trên thôi chứ chẳng lấy đâu ra để hỗ trợ thường xuyên…”.

Ban đầu khi bán nhà, bán đất rồi, bà tính vào rẫy trong tận rừng sâu cất tạm cái lán để ở. Nhưng nghĩ đến cảnh già đơn chiếc của mình, bà chỉ sợ ở trong đó, khi chết bản làng không ai biết mà đem chôn.

Bởi thế, bà cố xin người chủ mới của mảnh đất cho bà tiếp tục ở trong căn nhà cũ, còn chủ mới cất nhà ở mảnh đất trống đằng sau. Bà bảo: “Mình ở một mình thế này, lâu lâu cũng có hàng xóm sang thăm mà biết có làm sao không. Mình vào rẫy ở thì chết có ai biết!”.

Sống cô độc một mình, bà chỉ lo chết không ai biết đến mà chôn
Sống cô độc một mình, bà chỉ lo chết không ai biết đến mà chôn

Rồi bà kể câu chuyện cũ kỹ cách đây gần 10 năm khiến bà lo sợ. Đận ấy, bà vào nương địu mì về nhà, trời mưa đường đồi núi trơn trợt nên bà té ngã xuống mương gãy chân. Bà nằm dưới mương kêu khản cổ nhưng núi rừng bao la chẳng ai nghe thấy, nhà không người thân nên cũng chẳng ai biết mà đi tìm bà. Bà nằm giữa rừng vắng suốt 1 đêm dài trong đói khát, đau đớn và lo sợ.

Rất may là sáng hôm sau có người làng đi rừng ngang qua phát hiện ra và đưa bà về làng cứu chữa nên bà may mắn qua khỏi. Nhưng tai nạn ấy khiến bà ngày càng yếu đi, bệnh tật liên miên và lòng cũng lo lắng nhiều… Bà cứ ám ảnh mãi cái nỗi lo cô độc khi nhắm mắt xuôi tay...
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 906: Y Lchia, thôn Đắk Giá 2, xã Đắk Ang, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

 * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

Tùng Nguyên

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm