1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 208:

Bà cụ mù lòa, khuyết tật không nơi nương tựa

(Dân trí) - Sống gần hết cuộc đời nhưng cụ Tế chưa một ngày được hưởng niềm vui tuổi già cùng con cháu. 83 tuổi, đôi mắt mờ và đôi chân khập khiễng, cụ vẫn phải bươn chải kiếm ăn từng bữa. Cụ chỉ ước sao không còn phải lo đứt bữa...

Đi qua những ngôi nhà cao thoáng mát và con đường bê tông phẳng phiu của thôn Đô Trình 4, xã An Nông, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa là đến căn nhà nhỏ, hẹp khoảng 8m2 của cụ Lê Thị Tế, một bà cụ mù lòa, chân đi khập khiễng sống đơn độc nhiều năm nay. Căn nhà nhỏ của cụ được dựng chét bên hông ngôi nhà sáng sủa, sạch sẽ của người con gái cụ tên là Vàng. Mang tiếng là hai mẹ con sống cùng nhà, nhưng cụ vẫn đơn độc và phải tự bươn chải kiếm cái ăn hàng ngày.
 
Bà cụ mù lòa, khuyết tật không nơi nương tựa - 1
Cụ Tế vẫn chưa một ngày được nghỉ ngơi an hưởng tuổi già 
 
Nhắc đến cụ, không ai trong xóm là không thương xót và ái ngại, dù trong xóm hầu như cũng chẳng còn ai nhớ rõ ràng về gia thân khi nhỏ của cụ như thế nào? Vì cụ bị lãng tai nặng nên rất khó trò chuyện để tìm hiểu về cuộc đời cụ, nên chúng tôi đành chỉ nghe qua những người dân kể lại.

Cụ Lê Thị Tế sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, cha mẹ mất sớm. Từ nhỏ, cụ Tế đã phải bươn chải để nuôi thân. Nhà nghèo nên cụ cũng chẳng được biết cái cảm giác cắp sách tới trường là như thế nào.

Từ khi sinh ra, chân trái của cụ đã bị dị tật, bước đi khập khiễng, thêm vào đó, cuộc sống khó khăn, vất vả nên hai mắt của cụ cứ mờ dần, không có tiền chữa trị nên cụ đành để liều. Bù lại, ông trời lại cho cụ một khuôn mặt xinh xắn rất ưa nhìn. Cuộc sống bắt đầu mỉm cười với người phụ nữ đầy vất vả khi cụ kết duyên với một người đàn ông cùng làng và sinh được hai người con khỏe mạnh.

Niềm vui bên chồng con chưa được bao lâu thì nỗi đau ập xuống. Người con trai 10 tuổi của cụ đã qua đời do bị rắn độc cắn khi đang ngủ trên giường. Mất đứa con, cụ Tế chìm sâu vào nỗi đau khổ và chán nản: “Lúc đó, tôi chỉ muốn đi theo con trai luôn. Nó đang còn nhỏ, chưa biết gì về cuộc đời đã phải bỏ mạng. Sống làm sao được khi mẹ phải tiễn con ra đi mãi mãi”.

Chưa hết, vài năm sau, người chồng thân yêu của cụ cũng bị bệnh và qua đời, để lại cụ và người con gái nhỏ bơ vơ giữa cuộc đời đầy. Tưởng cuộc sống sẽ đỡ vất vả hơn khi cụ Tế quyết định đi bước nữa với một người đàn ông cùng cảnh. Tình già có nhau, hai người nương tựa vào nhau sống cùng cô con gái riêng của cụ. Cuộc sống tuy còn nhiều thiếu thốn, nhưng họ cũng đã là một gia đình khá trọn vẹn.

Nhưng sự lận đận về tình duyên và cuộc sống gia đình vẫn chưa buông tha, người chồng thứ hai của cụ cũng lâm bệnh nặng và qua đời sau vài năm chung sống. Từ đó, cụ cùng con gái dựa vào nhau sống bám vào hơn 1 sào ruộng do ông bà để lại. Ngày mùa rảnh rỗi, hai mẹ con lại đi làm thuê kiếm thêm ít tiền đong gạo.

Thiếu thốn đủ bề, miếng cơm hàng ngày cũng bữa đói bữa no, hai mẹ con lăn lưng ra làm lụng mà cái đói vẫn cứ đeo bám quanh năm. Không còn cách nào khác, cụ Tế phải bán dần từng mảnh đất ruộng, đất nhà để có gạo nấu qua ngày. Thương hoàn cảnh cụ, chính quyền xã An Nông cấp cho đám đất ở ven chân đê để làm nhà ở, còn cụ thì hàng ngày lên rừng kiếm củi về bán kiếm tiền.

“Nhìn hoàn cảnh gia đình mẹ con cụ Tế tội lắm, sống lay lắt từng ngày. Cháu Vàng cũng không được đến trường vì gia đình nghèo quá. Chúng tôi sống gần nhà thương lắm, nhưng gia đình cũng khó khăn nên không giúp được gì nhiều mà chỉ qua động viên mẹ con thôi”, chị Vui, người hàng xóm sống gần nhà cụ Tế tâm sự.

Bà cụ mù lòa, khuyết tật không nơi nương tựa - 2
Từ ngày chị Vàng bỏ đi Nam, cụ Tế luôn mong ngóng con về

Rồi chị Vàng cũng đến tuổi đi lấy chồng, tưởng đâu niềm vui hiếm hoi của người mẹ già khi lo được cho con có tổ ấm gia đình, thì tuổi già của cụ không còn gì để luyến tiếc. Có ai ngờ, cuộc sống gia đình của chị Vàng lại không êm ấm, được một thời gian, chị Vàng ôm con về nhà sống với cụ, hai mẹ con bắt đầu nảy sinh những mâu thuẫn và xung khắc.

Từ ngày rời khỏi nhà chồng, chị Vàng đâm ra chán nản và buông lỏng bản thân. Chị thường xuyên vắng nhà, để hai đứa con nhỏ cho cụ Tế chăm sóc. Nuôi thân còn khó, nay lại phải nuôi cháu nên một thời gian dài cụ Tế phải cầm gậy lọ mọ khắp làng trên xóm dưới đi xin gạo, xin tiền về nuôi cháu. Cái đói, cái khổ đeo đẳng quanh năm khiến đôi mắt cụ đã kém càng mờ hơn, lưng còn xuống, chân cũng teo cơ dần nên đi lại rất khó khăn..

Không chấp nhận được lối sống buông thả của người con gái nên mỗi lần chị Vàng đi xa về là hai mẹ con lại có xung khắc, mâu thuẫn với nhau. Nay chị Vàng kiếm được ít tiền, xây được ngôi nhà nên cuộc sống có phần sáng sủa hơn. Nhưng cũng từ đó, cụ Tế quyết định ra ở riêng. Chị Vàng lại cùng các con vào Nam sinh sống.

Cuộc sống một mình với một người sáng mắt đã khó, huống chi với một cụ bà mắt mờ, không nhìn rõ mặt người, chân đi khập khiễng, sức khỏe yếu dần, không làm được gì. Hàng ngày, với chiếc gậy gỗ và chiếc nón rách tả tơi, cụ lọ mọ đi khắp nơi trong xã để xin ăn sống qua ngày.

Chị Tư, người hàng xóm của cụ than thở: “Cụ Tế sống được là nhờ vào sự đùm bọc của bà con xóm giềng đấy. Cụ mắt mờ chẳng làm được gì, tôi đi chăn trâu gần đó, thỉnh thoảng lại vào nấu giúp cụ nồi cơm, đổi gạo lấy ít nước mắm về cho cụ làm thức ăn sống qua bữa. Con gái cụ bỏ vào Nam rồi nên cụ giờ thành người vơ bơ, không nơi nương tựa”.

Đã ở tuổi 83 nhưng cụ Tế chưa một ngày được hưởng niềm vui cùng con cháu, chưa một ngày không phải lo đói. “Tôi chỉ ước không phải lo đứt bữa cơm hàng ngày thôi, không mong gì hơn nữa”, cụ Tế ái ngại bày tỏ.
 
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Bà Lê Thị Tế: Thôn Đô Trình 4, xã An Nông, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn

3. Tài khoản Ngân hàng (Báo Khuyến học & Dân trí)

* Tài khoản VNĐ tại ABBANK
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0111.028.722.008
Tại: Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Hà Nội.
 
*Tài khoản USD tại ABBANK
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 0111.028.723.004
Bank Name: An Binh Bank (ABBANK) - HaNoi Branch
Swift code: ABBKVNVX

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0451 001 944 487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

4. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Lan Anh - Duy Tuyên