1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 1994:

"Ăn còn không đủ, tôi mơ chi chuyện sửa nhà"

(Dân trí) - Bản thân bà Điệp mang bệnh nhưng vẫn bán từng tờ vé số lo chồng bệnh, nuôi con ăn học. "Tình cảnh đó nói chi đến cất nhà mới, bởi sửa lại cho nó hết nghiêng thôi dù tôi có bán vé số hết cả đời mình cũng chẳng thực hiện được", bà Điệp nói trong tuyệt vọng.

Căn nhà của gia đình ông La Văn Lợi (52 tuổi, ngụ thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) đã nghiêng hẳn về một bên khiến tôi không khỏi rùng mình. Càng lo lắng hơn khi biết trong căn nhà ấy có 3 nhân khẩu sinh sống và đang phó mặc tính mạng cho ông trời, bởi chỉ cần một cơn gió lớn có thể làm cho căn nhà này sập xuống bất cứ lúc nào.

"Ăn còn không đủ, tôi mơ chi chuyện sửa nhà" - 1
"Ăn còn không đủ, tôi mơ chi chuyện sửa nhà" - 2
Căn nhà tồi tàn của gia đình ông La Văn Lợi ở thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.
Căn nhà tồi tàn của gia đình ông La Văn Lợi ở thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.

Trong căn nhà tồi tàn đến mức chẳng có nỗi một chỗ đại tiện là cảnh sống khốn cùng của ông La Văn Lợi và vợ là bà Phạm Ngọc Điệp (50 tuổi) cùng con gái là cháu La Ngọc Ngân (17 tuổi). Bản thân ông Lợi là chồng là cha nhưng chưa bao giờ ông là trụ cột của gia đình này. Căn bệnh sốt bại liệt từ nhỏ khiến chân bị tật, đi đứng khó khăn nên ngay cả bản thân mình, ông Lợi chẳng tự lo được thì lấy gì lo cho vợ con ông.

Ông Lợi bị nhiều căn bệnh, sức khỏe yếu nên chẳng làm gì được cho gia đình.
Ông Lợi bị nhiều căn bệnh, sức khỏe yếu nên chẳng làm gì được cho gia đình.

Tâm sự với tôi, khi nói đến hoàn cảnh gia đình, người đàn ông 52 tuổi lại bật khóc như một đứa trẻ. “Hơn chục năm qua, tôi là một người chồng, người cha vô dụng. Bệnh tật đeo bám, đau yếu thất thường nên tôi chẳng giúp gì được cho vợ con. Nhìn cảnh vợ còm cỏi đi bán từng tấm vé số nuôi chồng, nhìn đứa con gái ngày học ngày nghỉ mà lòng tôi đau như dao cắt. Có lúc tôi nghĩ mình không nên sống nữa làm gì cho khổ vợ, tội con chú à”, ông Lợi trách bản thân.

Giọt nước mắt bất lực của người đàn ông 52 tuổi trước cảnh khốn cùng của mình.
Giọt nước mắt bất lực của người đàn ông 52 tuổi trước cảnh khốn cùng của mình.

Nhiều năm qua, ông Lợi mang bao thứ bệnh trong người, từ hẹp van tim đến thiếu máu não mà chưa lần nào được điều trị tới nơi tới chốn cũng bởi gia cảnh nghèo rớt mồng tơi. Miếng ăn, cái mặc của gia đình phụ thuộc chủ yếu vào những ngày bán từng tấm vé số của bà Điệp. Khổ nổi, bà Điệp sau bao năm vất vả nuôi chồng con khiến cơ thể bà giờ đây chỉ còn nặng chưa tới 30kg. Xót xa hơn, người phụ nữ gầy còm này còn “gánh” thêm căn bệnh rối loạn tiền đình, hạ canxi càng làm cho bà “sống còn khổ hơn chết”. Có những ngày đi bán vé số bị hạ canxi, bà Điệp xỉu ngay giữa đường, rất may có người kịp giúp chứ nếu không bà đã chết từ hồi nào. “Tôi dành dụm ít tiền có đi khám bệnh, bác sĩ nói bệnh của tôi không nên đi nhiều, họ kêu ở nhà đừng đi bán vé số nữa. Nhưng chú thấy đó, tôi ở nhà thì biết lấy gì nuôi chồng con hả chú”, bà Điệp nói trong sự bế tắc.

Cảnh khốn khó của gia đình bà Phạm Ngọc Điệp

Không nén được sự xúc động, khi chia sẻ với tôi trong những giọt nước mắt bất hạnh, bà Điệp nói từ trước đến giờ, bà chưa ngày nào hết khổ. Cái khổ, cái nghèo sao cứ đeo bám bà mãi mà chẳng biết khi nào mới thoát ra được. Sự khốn khổ đến tột cùng còn “ám” bà ngay cả trong những giấc ngủ sau những ngày mệt nhọc lặn lội khắp hang cùng ngỏ hẻm để bán vé số kiếm tiền. Bà nói nghe đến não lòng, đến nằm mơ bà cũng thấy có khi mình chẳng bán được tờ vé số nào và những lúc ấy cả nhà lại phải chia nhau chén cháo, gói mì dằn bụng qua ngày.

Tình cảnh hiện nay của bà Đệp là để nuôi chồng bệnh, con học, hàng ngày, bà đi bán vé số từ sáng đến tối với tiền lời chẳng được là bao. Có hôm bán được thì lời trăm ngàn, có hôm chừng vài chục, có bữa lời chưa tới 10 ngàn đồng. Số tiền lời này chẳng thấm tháp vào đâu với chi tiêu một ngày của gia đình bà khi phải lo tiền thuốc men, tiền cơm gạo,…Vì thế, với bà Điệp, bà rất sợ những ngày mình không bán được vé số thì vợ chồng con cái sẽ lao đao. Không bán được vé số lấy tiền đâu mua thuốc uống cho vợ chồng bà, lấy tiền đâu mua gạo, tiền đâu cho con đi học,…Tất cả những nỗi sợ đó cứ ám ảnh bà ngày này qua ngày khác.

Để nuôi chồng bệnh, con ăn học, bà Điệp phải gắng gượng lặn lội đi bán từng tờ vé số mưu sinh.
Để nuôi chồng bệnh, con ăn học, bà Điệp phải gắng gượng lặn lội đi bán từng tờ vé số mưu sinh.

Nỗi sợ của người phụ nữ trụ cột gia đình này không chỉ chẳng bán được vé số mà còn lo lắng cho chồng những khi bà không có nhà. Mỗi ngày, bà Điệp đi bán vé số, con đi học thì chỉ còn mình ông Lợi thui thủi ở nhà. Trong khi đó, căn nhà đã sắp sập, ông Lợi lại đi đứng khó khăn nên lỡ có bề gì thì một mình ông Lợi không chống đỡ nỗi. “Tôi đi bán vé số mà cứ lo lắm. Những khi thấy trời chuyển mưa hoặc có gió lớn là phải tất tả bán cho nhanh rồi chạy về với chồng. Có hôm đi bán ở xa thì tôi chỉ biết cầu trời phù hộ cho căn nhà đừng sập mà thôi”, bà Điệp ngậm ngùi.

Gạt dòng nước mắt đang chảy dài xuống má, bà Điệp nhìn sang đứa con gái là em La Ngọc Ngân (học lớp 11) đang ngồi xoa bóp chân cho ông Lợi mà không khỏi buồn lo. Nhìn ánh mắt còn đọng nước của bà Điệp, tôi không khỏi xót xa khi biết đó là nỗi lo tương lai đứa con gái bé bỏng của bà đang mịt mờ ở phía trước. Cũng vì tình cảnh gia đình mà con đường học tập của em Ngân chẳng biết sau này rồi sẽ ra sao. Nhiều lúc lâm cảnh bế tắc, bà Điệp đành ngậm ngùi kêu con nghỉ học vì bà không thể lo cho con được nữa.

Em La Ngọc Ngân vừa học vừa phải lo phụ giúp mẹ công việc nhà và chăm sóc cho cha.
Em La Ngọc Ngân vừa học vừa phải lo phụ giúp mẹ công việc nhà và chăm sóc cho cha.

Tâm sự với tôi, em Ngân cho biết, lúc mẹ đi bán vé số, nhiều hôm thấy sức khỏe của cha yếu, em Ngân đành phải nghỉ học ở nhà để chăm sóc cho cha. “Em biết nghỉ học một ngày là mất một kiến thức, thua sút bạn bè nhưng em biết làm sao được. Cha em bệnh tật, đi đứng đã khó, những lúc thấy cha mệt thì em không thể bỏ cha ở nhà một mình được. Em sẽ cố gắng để làm tròn bổn phận làm con và làm tròn việc học của mình. Hoàn cảnh gia đình em thế này thì em chỉ biết gắng học sao cho cho thật tốt, học được đến đâu hay đến đó thôi”, Ngân bùi ngùi.

Những khi thấy cha sức khỏe yếu, Ngân đành phải nghỉ học ở nhà đỡ đần cho cha.
Những khi thấy cha sức khỏe yếu, Ngân đành phải nghỉ học ở nhà đỡ đần cho cha.

Ngoài phụ giúp mẹ chăm sóc cho cha, để duy trì việc học, sáng chiều đến trường, tối Ngân lại lấy ít vé số để đi bán kiếm thêm vài đồng trang trải phụ giúp gia đình và học tập của mình. Vợ chồng bà Điệp bộc bạch, nhìn đứa con gái đang tuổi ăn, tuổi học phải lặn lội đêm hôm bán từng tờ vé số mà vợ chồng bà như đứt từng khúc ruột. Em Ngân chia sẻ thêm với tôi, em rất ham học và em có niềm ước mong là có thể đi theo con đường kinh doanh để kiếm thật nhiều tiền chữa bệnh cho cha mẹ, để cha mẹ em bớt đi những ngày cực khổ. Nhưng với tình cảnh hiện giờ của gia đình em, còn đó bệnh tật, còn đó xấp vé số và căn nhà sắp sập,…thì ước mong của em biết khi nào trở thành hiện thực.

"Ăn còn không đủ, tôi mơ chi chuyện sửa nhà" - 9
Tương lai của em nữ sinh học giỏi, hiếu thảo này không biết rồi sẽ ra sao trước tình cảnh khốn cùng của gia đình.
Tương lai của em nữ sinh học giỏi, hiếu thảo này không biết rồi sẽ ra sao trước tình cảnh khốn cùng của gia đình.

Tôi bất chợt nghe thấy tiếng thở dài của bà Điệp khi cầm xấp vé số trên tay chuẩn bị rời nhà đi bán. Rồi nhìn ánh mắt buồn bã của bà hướng về chồng con, tôi cũng hiểu được phần nào gánh nặng của người phụ nữ “chưa một ngày hết khổ” này. Bà Điệp bày tỏ với tôi như một niềm an ủi, bà nói bà chẳng mong mỏi gì lớn lao, chỉ làm sao cất lại căn nhà mới cho chắc chắn để bà an tâm những khi đi bán vé số kiếm tiền nuôi chồng con. "Mà nói chi đến cất nhà mới hả chú, chỉ việc sửa lại làm sao cho nó hết nghiêng thôi mà đến nằm mơ tôi cũng chẳng dám bởi tôi có bán vé số hết cả đời mình cũng chẳng thể thực hiện được", bà Điệp nói trong sự tuyệt vọng trước hoàn cảnh bế tắc của gia đình bà.

"Ăn còn không đủ, tôi mơ chi chuyện sửa nhà" - 11
"Ăn còn không đủ, tôi mơ chi chuyện sửa nhà" - 12
"Ăn còn không đủ, tôi mơ chi chuyện sửa nhà" - 13
Căn nhà tồi tàn sắp sập đang là nỗi lo lắng của gia đình khốn khó này.
Căn nhà tồi tàn sắp sập đang là nỗi lo lắng của gia đình khốn khó này.

Nói đến gia đình ông La Văn Lợi, bà Ong Thị Huệ- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thị trấn Gành Hào- cho biết, qua nắm địa bàn, được biết gia cảnh vợ chồng ông Lợi - bà Điệp thật sự đang rất khốn khó. Bản thân ông Lợi đau yếu không lao động được. Nay chỉ có mình bà Điệp là lao động chính nhưng bà cũng mang bệnh lại không có điều kiện điều trị nên nếu không may xảy ra chuyện gì thì càng khổ sở thêm. “Qua báo Dân trí, chúng tôi rất mong sự hỗ trợ, giúp đỡ gần xa của các tấm lòng hảo tâm cho hoàn cảnh này vượt qua khó khăn”, bà Huệ bày tỏ.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1994: Bà Phạm Ngọc Điệp, Ấp 1, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu

ĐT: 0942 444 252 (bà Huệ - Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ thị trấn Gành Hào)

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206027950.

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:

- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

- Account Number: 1400206027966

- Swift Code: VBAAVNVX402

- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

 

Huỳnh Hải