VTV mất tiền tấn vì "Người phán xử" và "Sống chung với mẹ chồng"

Tưởng sẽ được lợi từ sự thành công của hai bộ phim hot, thế nhưng VTV lại đang là một nạn nhân từ sự vô tâm của khán giả xem truyền hình.

Trong cuộc gặp mặt vừa được tổ chức mới đây bởi Liên minh các chủ sở hữu quyền Việt Nam (Vietnam Content Alliance - VCA) và Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTDT), đại diện Đài truyền hình Việt Nam (VTV) đã chia sẻ không ít các bức xúc của mình về vấn đề vi phạm bản qu

Theo đó, ông Hà Văn Minh, Trưởng ban Kiểm tra của VTV cho biết, VTV đang bị xâm phạm bản quyền nghiêm trọng đối với hai series phim truyền hình ăn khách là Người phán xử và Sống chung với mẹ chồng.


Người phán xử và Sống chung với mẹ chồng đang được đăng tải một cách trái phép không qua sự đồng ý của VTV trên nhiều website xem phim trực tuyến. Thông qua việc cài đặt những banner quảng cáo, các trang web này thu về lợi ích không nhỏ từ các nội dung thuộc bản quyền của VTV.

Người phán xử và Sống chung với mẹ chồng đang được đăng tải một cách trái phép không qua sự đồng ý của VTV trên nhiều website xem phim trực tuyến. Thông qua việc cài đặt những banner quảng cáo, các trang web này thu về lợi ích không nhỏ từ các nội dung thuộc bản quyền của VTV.

Những bộ phim này bằng cách nào đó được tải về và đăng lại bởi các website không thuộc sở hữu của VTV và không mua bản quyền sử dụng sản phẩm của VTV. Điều này đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích kinh tế của VTV.

Ngoài những ảnh hưởng về mặt kinh tế, việc các bộ phim bị đăng tải trên các trang web lậu với chất lượng hình ảnh thấp cũng ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt hình ảnh và thương hiệu của VTV, một thương hiệu mang tầm cỡ quốc gia. Chính vì vậy, VTV đang làm hết sức và có những động thái quyết liệt nhằm bảo vệ bản quyền cho các nội dung của mình. Đặc biệt là với trường hợp của hai bộ phim Người phán xử và Sống chung với mẹ chồng.


Tốc độ tăng trưởng lượng truy cập của vtv16.com, một trong những trang web đang đăng tải những nội dung thuộc sở hữu của VTV. Có thể thấy tốc độ tăng trưởng của website này tăng đột biến kể từ thời điểm tháng 4/2017. Đây cũng là khoảng thời gian bắt đầu phát sóng hai bộ phim truyền hình ăn khách là Người phán xử và Sống chung với mẹ chồng.

Tốc độ tăng trưởng lượng truy cập của vtv16.com, một trong những trang web đang đăng tải những nội dung thuộc sở hữu của VTV. Có thể thấy tốc độ tăng trưởng của website này tăng đột biến kể từ thời điểm tháng 4/2017. Đây cũng là khoảng thời gian bắt đầu phát sóng hai bộ phim truyền hình ăn khách là Người phán xử và Sống chung với mẹ chồng.

Trước vụ việc này, một đơn vị khác thuộc đài truyền hình Việt Nam là Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVCab) cũng gặp phải những rắc rối tương tự về vấn đề bản quyền.

Việc nhiều trang báo điện tử và đơn vị truyền thông của Việt Nam đã vi phạm bản quyền, tự ý lấy và phát hình ảnh giải đấu từ VTVCab, khiến đối tác quốc tế đã quyết định ngừng hợp tác với VTVCab.

Chính vì lý do này, kể từ đầu tháng 5/2017, người hâm mộ bóng đá Việt Nam đã không còn được theo dõi các trận đấu kể từ vòng bán kết lượt về giải bóng đá Champions League (UCL) - Cúp C1 châu Âu và Europa League (UEL) trên các kênh quảng bá lẫn hệ thống truyền hình trả tiền của Đài truyền hình Việt Nam VTV.

VTV mất tiền tấn vì "Người phán xử" và "Sống chung với mẹ chồng" - 3

Đơn vị cung cấp bản quyền chương trình phát sóng giải UCL và UEL đã thông báo ngừng cung cấp tín hiệu, yêu cầu VTVcab ngừng truyền dẫn, phát sóng, quảng bá, phân phối các chương trình UCL và UEL. Nguyên nhân của điều này đến từ việc nhiều website đã tự ý lấy hình ảnh giải đấu từ VTV và đăng tải trên hệ thống của mình.

Theo ông Hà Văn Minh, nhiều đơn vị đã sử dụng những nội dung các chương trình phát sóng thuộc bản quyền của VTV nhằm thu lợi bất chính bằng cách chèn quảng cáo, cắt clip và nhiều hình thức khác nhau.

Trước những vụ vi phạm đang xảy ra với hai bộ phim ăn khách là Người phán xử và Sống chung với mẹ chồng, VTV đang có kế hoạch đưa một vài vụ việc kiểu như này lên các tòa án dân sự. Với các trang mạng nước ngoài có sử dụng nội dung thuộc sở hữu bản quyền của VTV, đơn vị này sẵn sàng thuê luật sư nước ngoài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Ông Hà Văn Minh cũng chia sẻ rằng, Đài THVN chưa bao giờ cung cấp bản quyền các chương trình của họ cho ai nhưng sẵn sàng cấp quyền cho các nhà cung cấp khác để sử dụng nội dung của VTV một cách chính thống. Mức giá dành cho việc nhượng quyền này sẽ được cân đối hợp lý, ở một mức không quá đắt để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư cũng như khuyến khích việc sử dụng các nội dung có bản quyền.

Theo đại diện của VTVCab, hình thức xử phạt quá nhẹ hiện nay đang không đủ sức răn đe các hành vi vi phạm. Do lợi ích thu về quá lớn, nhiều cá nhân, tổ chức có tâm lý sẵn sàng chịu xử phạt, chấp nhận bỏ tiền phạt vài chục triệu để thu về món lợi cả trăm tỷ đồng.

Chính vì lẽ đó, trước vấn nạn vi phạm bản quyền không được kiểm soát ở Việt Nam, VTVCab đang băn khoăn không biết có nên mua bản quyền truyền hình các giải bóng đá nữa hay không. Có thể câu trả lời của họ sẽ là không bởi những thiệt hại gây ra từ hành vi vi phạm bản quyền là quá lớn.

Theo Trọng Đạt

VietNamNet