Việt Nam có cơ hội tham gia chung kết ACM/ICPC toàn cầu
(Dân trí) – Kì thi OLP’10 và Kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC Hà Nội đã chính thức khép lại. Đại học FPT giành ngôi Vô địch Siêu CUP OLP’10, Đại học KHTN ĐHQG TP HCM vô địch Việt Nam, ngôi Vô địch ACM/ICPC Hà Nội 2010 thuộc về Đại học Zheijiang - Trung Quốc
Cùng đồng hành OLP’10 và ACM/ICPC Hà Nội là Chung khảo Giải thưởng mùa hè sáng tạo viết ứng dụng Phần mềm nguồn mở với 05 dự án xuất sắc nhất vào chung khảo từ 20 dự án sinh viên đăng ký thực hiện từ tháng 5/2010.
OLP’10 là sự lên ngôi của Đại học FPT
Tại lễ trao giải Olympic tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 19 (OLP’10) và kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC, Trường đại học FPT tạo bất ngờ lớn khi soán ngôi Vô địch Siêu cúp Olympic.
Ngoài ra, Trường đại học FPT cũng trở thành đơn vị có số lượng giải thưởng áp đảo với 3 đội nằm trong Top 7 đội mạnh nhất Việt Nam dành giải ACM/ICPC, đồng thời nằm trong top 10 đội mạnh nhất khu vực với những tên tuổi lớn trong đào tạo CNTT của Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, Thái Lan…
Từ 2004 khi Lâm Xuân Nhật lần đầu giơ cao CUP Vàng OLP’04 tại Hải Phòng, lần đầu tiên Đại học FPT với sinh viên Trần Hải Đăng đã nâng cao CÚP vàng Siêu CUP OLP’10.
Được biết, đây là lần thứ 3 Trường đại học FPT dẫn đoàn đi tham dự cuộc thi danh giá nhất về CNTT- Giải Olympic Tin học SVVN và Kỳ thi lập trình viên quốc tế ACM/ICPC.
Các khối thi OLP dẫn đầu - Giải nhất Chuyên Tin thuộc về Dương Thành Phong, Đại học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh, Giải Nhất Không chuyên tin - Đồng Xuân Thắng Đại học An Ninh Nhân dân - Tp HCM, Giải Nhất khối Cao đẳng: Hớn Vĩ Dân, Đại học Sài Gòn. Giải Nhất Khối tập thể Phần mềm mã nguồn mở thuộc về : Đội Đại học Công nghệ 1, Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà Nội.
Giải Đồng đội OLP’10 thuộc về Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh (Chuyên Tin), Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (không chuyên Tin) và Đại học Sài gòn (cao đẳng).
Việt Nam có cơ hội tham gia chung kết ACM/ICPC toàn cầu
Kỳ thi ACM/ICP Hà Nội năm 2010 116 đội tham dự với 348 sinh viên tham gia thi đấu tạo một không khí đầy sôi động, phấn khích tại Nhà thi đấu đa năng Cầu Giấy Hà Nội Các Đội tuyển rất quyết tâm và có thể thấy nhiều gương mặt quen thuộc từ Việt Nam đến Quốc tế như : Zhejiang (TQ), Seoul University, Zhongshan (TQ), Taiwan University, Đại học Công nghệ ĐHQG Hà Nội, ĐH KHTN Tp HCM với các coder chủ công với Siêu CUP OLP’08 Phạm Tuấn Vũ và CUP Bạc OLP’09 Trịnh Trần Đăng Khoa, Báck khoa Hà Nội với Siêu CUP 2009 Nguyễn Minh Hiếu.
Với quyết tâm giữ vị trí đại diện Việt Nam dự World Final các trường ĐH KHTN Tp HCM và Đại học Công nghệ QG Hà Nội HN, Đại học Bách khoa Hà Nội và Tp HCM và Đại học FPT đều cử nhiều đội mạnh gồm các sinh viên đầy tiềm năng.
Kỳ thi ACM/ICPC năm 2010 bắt đầu từ 8h40 phút sáng 26/11 và sôi động từ ngay những phút đầu. Các đội với 1 PC phải giải quyết tổ hợp 11 vấn đề khác nhau trong vòng 5 tiếng với nguyên tắc gửi bài và chấm tự động trên hệ chấm chuẩn quốc tế PC^2 mới version 9.2 và chỉ đúng mới được 1 điểm, sai sẽ nộp lại đến khi đúng và bị cộng thêm cho mỗi lần nộp 20 phút tính giờ.
Các đội tuyển đấu thứ hạng trong 5 tiếng căng thẳng với 11 bài toán công nghệ phải giải quyết. Sau 5 tiếng thi đấu căng thẳng, hồi hộp chỉ có 1 đội giải được 10/11 bài, 5 đội giải được 9 bài, 6 đội 8 bài và 4 đội 7 bài. Tổng số đội giải được ít nhất 1 bài là: 111 đội trong đó có nhiều đội tuyển không chuyên tin học và cao đẳng của VN.
Với thế mạnh của mình Đại học Zheijiang - Trung Quốc đã dành ngôi vô định ACM/ICPC Hà Nội 2010 với kết quả giản được 10/11 bài. Với việc giải được 9/11 bài, đội Equanimity Đại học KHTN ĐHQG TP HCM đạt giải nhì cuộc thi và cũng là đội vô địch Việt Nam.
Giải thích về cơ hội tham gia chung kết ACM/ICPC toàn cầucủa Việt Nam ông Nguyễn Long, Tổng thư ký Hội Tin học Việt Nam cho biết: “Năm 2010, ACM/ICPC Châu Á có đổi mới cách tính tham số tính điểm để lựa chọn vào Chung kết toàn cầu ưu tiên các điểm vòng loại có số lượng đông các đội tuyển tham gia (có tính số đội ngước ngoài), như vậy đội Nhất Việt Nam Ho Chi Minh City University of Sicience - HCMUS-Equanimity đạt chỉ số tính cao, ngang hoặc hơn đội hạng 2 vì đội Zhejiang Trung Quốc không được tính chỉ số xếp vị trí xét chọn vào Chung kết toàn cầu tại điểm vòng loại Hà Nội. Với kết quả này, đội tuyển Nanyang Technological University - NTU Pigeons gần như chắc chắn có mặt trong Chung kết toàn cầu ACM/ICPC tại Cai rô Ai Cập, 3 đội tiếp theo sẽ có nhiều khả năng cùng góp mặt là các đội đến từ Hồng Kông, Đài Loan và Đội tuyển Equanimity của Việt Nam.”
Dưới đây là kết quả 12 đội đứng đầu ACM/ICPC Hà Nội:
Rank | Name | Solved | Time | ACM | Việt Nam |
1 | Zhejiang University - ArcOfDream | 10 | 741 | Champion | |
2 | Nanyang Technological University - NTU Pigeons | 9 | 490 | First Prize | |
3 | Hong Kong University of Sicience and Technology - HKUST_Optimus Prime | 9 | 663 | First Prize | |
4 | National Taiwan University - Tali | 9 | 719 | First Prize | |
5 | Ho Chi Minh City University of Sicience - HCMUS-Equanimity | 9 | 1033 | Second Prize | Giải Nhất |
6 | Seoul National University - Say Yes | 9 | 1260 | Second Prize | |
7 | Hanoi University of Science and Technology - UCHIHA | 8 | 569 | Second Prize | Giải Nhì |
8 | National Chiao Tung University - Da Gei Ho Wa Ba Dou Yao A | 8 | 652 | Second Prize | |
9 | FPT University - uP | 8 | 843 | Third Prize | Giải Ba |
10 | Nanyang Technological University - NTU GladiaToRs | 8 | 889 | *Third Prize | |
11 | College of Technology, Vietnam National University - UET3 | 8 | 920 | Third Prize | |
12 | FPT University - Turtle’s Coder | 8 | 1183 | *Third Prize |
Nguyễn Hùng