Toshiba sắp mang máy ảnh “chụp trước lấy nét sau” lên smartphone
(Dân trí) - Lytro từng khiến nhiều người phải ngỡ ngàng với chiếc camera đầu tiên trên thế giới có tính năng chụp ảnh trước, lấy nét sau. Giờ đây, Toshiba cũng đã sẵn sàng để mang chiếc máy ảnh đặc biệt này lên smartphone.
Hãng công nghệ Nhật Bản đã phát triển được loại camera với tính năng tương tự như chiếc máy ảnh Lytro, có khả năng chụp ảnh trước, sau đó điều chỉnh để lấy nét. Điểm đặc biệt của chiếc máy ảnh của Toshiba đó là kích cỡ đủ nhỏ để tích hợp vào bên trong điện thoại di động, thay vì có kích cỡ lớn như Lytro.
Theo mô tả của tờ báo tiếng Nhật Aashi Shimbun, module máy ảnh thế hệ mới của Toshiba có hình vuông và có chiều dài mỗi cạnh chỉ 1cm. Tích hợp trong module máy ảnh này là khoảng 500.000 ống kính lens riêng biệt, nghĩa là đường kính mỗi ống len chỉ chưa đầy 0,0025cm.
Mỗi ống len trên module máy ảnh sẽ ghi lại những tia sáng khác nhau khi chụp ảnh, rồi sau đó bộ xử lý hình ảnh sẽ xử lý và chọn tiêu điểm trên hình ảnh để lấy nét sau khi người dùng xử lý.
Ý tưởng về loại camera với nhiều ống kính riêng biệt khác nhau tương tự như việc các loài côn trùng có mắt kép nhìn thế giới xung quanh. Chẳng hạn mắt kép trên loài ruồi có hàng trăm đơn vị quang học khác nhau, não của ruồi sau đó sẽ xử lý ánh sáng tiếp thu qua mắt kép để có được bức tranh hoàn chỉnh môi trường xung quanh nó.
Tương tự như vậy, máy ảnh 3D cũng sử dụng 2 ống kính (hoặc 2 phần riêng biệt của một ống kính) để chụp lại 2 hình ảnh khác nhau của một khung hình để tạo nên hiệu ứng 3D.
Mặc dù ý tưởng của Toshiba cũng tương tự như ý tưởng áp dụng trên máy ảnh Lytro, tuy nhiên có vẻ như công nghệ giữa 2 loại máy ảnh này đôi chút khác biệt.
Trong khi Lytro sử dụng một ống kính duy nhất, cùng một bộ cảm biến hình ảnh đặc biệt có thể chụp trực tiếp các chuỗi ánh sáng, bao gồm màu sắc và cường độ, một công nghệ mà Lytro gọi là “trường ánh sáng” trong nhiếp ảnh. Dữ liệu sau đó được đưa vào một bộ xử lý hình ảnh đặc biệt để tạo nên hình ảnh mà người dùng có thể chọn một tiêu điểm bất kỳ trên đó để lấy nét và làm mở khung cảnh xung quanh.
Trong khi đó, mặc dù Toshiba chưa giải thích cụ thể công nghệ mà hãng áp dụng, tuy nhiên có vẻ như hãng công nghệ Nhật Bản sử dụng module tập hợp nhiều ống kính riêng biệt, thay vì chỉ sử dụng một ống kính như trên Lytro, điều này sẽ tạo nên sự khác biệt trong cách xử lý hình ảnh.
Điểm khác biệt rõ nét nhất của 2 loại máy ảnh này đó chính là kích cỡ. Trong khi Lytro có kích cỡ khá lớn và là một chiếc máy ảnh độc lập, thì Toshiba chỉ là một module máy ảnh để có thể tích hợp lên một sản phẩm khác, như smartphone hay máy tính bảng.
Để có thể hình dung rõ nét hơn về chức năng của Lytro, bạn có thể thử nghiệm 1 hình ảnh chụp bởi Lytro tại đây (kích vào một điểm bất kỳ trên hình ảnh để lấy nét cho toàn bộ bức ảnh).
Tính năng đặc biệt của Lytro sẽ sớm xuất hiện trên điện thoại di động
Theo mô tả của tờ báo tiếng Nhật Aashi Shimbun, module máy ảnh thế hệ mới của Toshiba có hình vuông và có chiều dài mỗi cạnh chỉ 1cm. Tích hợp trong module máy ảnh này là khoảng 500.000 ống kính lens riêng biệt, nghĩa là đường kính mỗi ống len chỉ chưa đầy 0,0025cm.
Mỗi ống len trên module máy ảnh sẽ ghi lại những tia sáng khác nhau khi chụp ảnh, rồi sau đó bộ xử lý hình ảnh sẽ xử lý và chọn tiêu điểm trên hình ảnh để lấy nét sau khi người dùng xử lý.
Ý tưởng về loại camera với nhiều ống kính riêng biệt khác nhau tương tự như việc các loài côn trùng có mắt kép nhìn thế giới xung quanh. Chẳng hạn mắt kép trên loài ruồi có hàng trăm đơn vị quang học khác nhau, não của ruồi sau đó sẽ xử lý ánh sáng tiếp thu qua mắt kép để có được bức tranh hoàn chỉnh môi trường xung quanh nó.
Tương tự như vậy, máy ảnh 3D cũng sử dụng 2 ống kính (hoặc 2 phần riêng biệt của một ống kính) để chụp lại 2 hình ảnh khác nhau của một khung hình để tạo nên hiệu ứng 3D.
Mặc dù ý tưởng của Toshiba cũng tương tự như ý tưởng áp dụng trên máy ảnh Lytro, tuy nhiên có vẻ như công nghệ giữa 2 loại máy ảnh này đôi chút khác biệt.
Trong khi Lytro sử dụng một ống kính duy nhất, cùng một bộ cảm biến hình ảnh đặc biệt có thể chụp trực tiếp các chuỗi ánh sáng, bao gồm màu sắc và cường độ, một công nghệ mà Lytro gọi là “trường ánh sáng” trong nhiếp ảnh. Dữ liệu sau đó được đưa vào một bộ xử lý hình ảnh đặc biệt để tạo nên hình ảnh mà người dùng có thể chọn một tiêu điểm bất kỳ trên đó để lấy nét và làm mở khung cảnh xung quanh.
Trong khi đó, mặc dù Toshiba chưa giải thích cụ thể công nghệ mà hãng áp dụng, tuy nhiên có vẻ như hãng công nghệ Nhật Bản sử dụng module tập hợp nhiều ống kính riêng biệt, thay vì chỉ sử dụng một ống kính như trên Lytro, điều này sẽ tạo nên sự khác biệt trong cách xử lý hình ảnh.
Điểm khác biệt rõ nét nhất của 2 loại máy ảnh này đó chính là kích cỡ. Trong khi Lytro có kích cỡ khá lớn và là một chiếc máy ảnh độc lập, thì Toshiba chỉ là một module máy ảnh để có thể tích hợp lên một sản phẩm khác, như smartphone hay máy tính bảng.
Để có thể hình dung rõ nét hơn về chức năng của Lytro, bạn có thể thử nghiệm 1 hình ảnh chụp bởi Lytro tại đây (kích vào một điểm bất kỳ trên hình ảnh để lấy nét cho toàn bộ bức ảnh).
T.Thủy
Theo Mashable
Theo Mashable