Thử nghiệm rà phá bom mìn bằng chuột Gambia
(Dân trí) - Ở nhiều nơi trên thế giới, chuột được xem là một loại động vật vô ích bởi chúng phá hoại mùa màng, cây cối... và mang nhiều mầm bệnh nhưng tại châu Phi, chúng là một “anh hùng” thực sự khi có thể phát hiện bom mìn.
Theo đó, một dự án mang tên HeroRATs, đứŮg đầu bởi tổ chức phi chính phủ APOPO, được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học thuộc trường Đại học Nông nghiệp Sokoine, Tanzania trong đó sử dụng loại chuột túi Gambia để phát hiện bom mìn. Họ sẽ huấn luyện những con chuột này khả năng di chuyểnĬ đánh hơi và nếu phát hiện được, chúng sẽ ra hiệu bằng cách “gãi” vào những quả bom. Cuối cùng sau khi hoàn thành “nhiệm vụ”, những con chuột Gambia này sẽ được thưởng một mẩu chuối, đậu phộng hoặc thực phẩm khác.
Các nhà huấn luyện cũng sẽ kiểm soát những con chuột bằng các sợi dây mang vào cơ thể chúng, đồng thời đứng từ xa theo dõi những hành động.
“Mọi người cho rằng ý tưởng này là điên rồ. Nhưnŧ đối với chúng tôi, nó là vị cứu tinh cho việc rà phá bom mìn”, Tekimiti Gilbert – người đứng đầu APOPO – cho biết.
Cũng theo Gilbert, những con chuột này có tầm Űhạm vi hoạt động lên tới 200 - 400 mét vuông mỗi ngày nếu huấn luyện một cách nghiêm ngặt và có thể tìm kiếm phần diện tích gấp 14 lần so với các phương pháp được thực hiện bởi con người. Do đó, việc sử dụng chuột cho rà phá bom mìn sẽ giải quyết được một khối lượng công việc lớn hơn, đó là chưa kể giá thành kinh tế thấp cũng như mức thiệt hại nhỏ nếu sự cố xảy ra. Với trọng lượng khá nhẹ, chúng cũng có thể đi lên những quả bom mà không làm cho chúng bị phát nổ.
Hiện tại, dự án đang được chính phủ Anh tài trợ 5 triệu Bảng/3 năm và đang thí điểm tại Mozambique. Những con chuột được lựa chọn cẩn thận sẽ được gửi đến quốc gia này để huấn ɬuyện. APOPO cũng hi vọng mô hình này sẽ nhân rộng trên toàn châu Phi và thế giới trong thời gian tới.
“Trên thế giới hiện nay, ước tính có khoảng 72 quốc gia đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi những quả bom chưa nổ. Hậu quả để lạɩ sau chiến tranh này đang đe dọa trực tiếp và cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Với việc thử nghiệm thành công tại Mozambique, chúng tôi hi vọng nó sẽ được triển khai hoàn toàn miễn phí tại các quốc gia khác vào cuối năm nay”, Gilbert nói.
Phan Tuấn