Thị trường smartphone ĐNÁ tiếp tục tăng trưởng, Việt Nam xuất hiện "nhân tố mới"

(Dân trí) - Theo báo cáo thị trường điện thoại hàng quý của Tập đoàn dữ liệu Quốc tế (IDC) Châu Á/ Thái Bình Dương, tổng lượng tiêu thụ smartphone ở khu vực Đông Nam Á (SEA) đạt xấp xỉ 24 triệu đơn vị vào quý 1/2015, tăng 65,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, số lượng smartphone tiêu thụ trong khu vực giảm
9,5% so với quý IV/2014.

Tuy nhiên, số lượng smartphone tiêu thụ trong khu vực giảm 9,5% so với quý IV/2014.

Ông Jensen Ooi, chuyên viên phân tích thị trường thuộc nhóm thiết bị người dùng cuối của IDC tại Malaysia cho biết: “Theo như dự kiến, thị trường smartphone có sự tăng trưởng đáng kể khi có sự gia nhập thị trường của các nhà cung cấp với mức giá rẻ hơn, hầu hết trong số đó đến từ Trung Quốc và các hãng nội địa. Trong quý 1/2015, smartphone chiếm khoảng 3/5 tổng thị phần điện thoại di động, đối lập với quý 1/2014 khi điện thoại cơ bản (feature phone) lại nắm giữ thị phần lớn tương đương”.

Sự sụt giảm liên tiếp ở các thị trường mới nổi trong khu vực chủ yếu là do hàng tồn kho từ quý trước và nền kinh tế không sáng sủa. Thị trường trưởng thành duy nhất trong khu vực như Singapore cũng ghi nhận sự sụt giảm. Tuy nhiên, đó là sự sụt giảm theo mùa đã được dự kiến bởi vì ở vào giai đoạn cuối của kỳ mua sắm và nghỉ lễ cuối năm.

Thái Lan và Myanmar nổi bật khi chỉ duy nhất 2 thị trường mới nổi này đạt mức tăng trưởng kỷ lục. Ở Thái Lan, trước tháng 9/2015, các nhà mạng di động trong nước đã hợp tác với các nhà cung cấp smartphone như là một phần trong sáng kiến tạm thời để chuyển người dùng từ kết nối 2G sang 3G. Còn ở Myanmar, sự giảm giá đáng kể của các gói SIM dành cho công dân và việc nâng cấp độ phủ của kết nối 3G đã thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu sử dụng smartphone.

Tuy nhiên, số lượng smartphone tiêu thụ trong khu vực giảm
9,5% so với quý IV/2014.
Top 5 nhà cung cấp smartphone, lượng tiêu thụ ở Đông Nam Á và thị phần trong quý 1/2015 (Đơn vị: Triệu)

Trong khi tổng lượng hàng tiêu thụ giảm nhẹ so với quý trước thì những thay đổi đáng kể so với cùng kỳ năm trước có thể được thấy qua một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng điện thoại ở Đông Nam Á.

Theo như quý 1/2015, smartphone có khả năng kết nối 4G, chiếm 25% tổng thị phần smartphone so với chỉ 16% vào quý 1 2014.

Theo IDC, smartphone có màn hình nhỏ hơn đang mất dần đi sự phổ biến của chúng, chẳng hạn như smartphone với kích thước màn hình <4 inch tiếp tục giảm khi chỉ chiếm vỏn vẹn 6% thị phần, trái với con số 18% trong quý 1/2014. Người sử dụng điện thoại ở Đông Nam Á đặc biệt có sự ưa thích hơn đối với smartphone có kích thước màn hình từ 4.5” đến <5.5” khi thị phần cho những smaphone có màn hình này đạt 53% trong khi vào quý 1/2014 chỉ chiếm 32%.

Nhóm smartphone với mức giá từ 75USD đến dưới 200USD vẫn là mức giá dễ được chấp nhận, chiếm 51% thị phần, cao hơn một chút so với 46% vào quý 1/2014.

Ông Daniel Pang, Giám đốc nghiên cứu cao cấp nhóm thiết bị người dùng khu vực ASEAN nói: ‘Khi nhìn vào lượng tiêu thụ cao kỷ lục vào quý cuối cùng của năm 2014, sự chậm chạp ở quý đầu tiên không có lý do gì để lo lắng”. Triển vọng cho năm 2015 là tươi sáng và sẽ tạo ra nhiều sự kích thích khi các nhà cung cấp tên tuổi bảo vệ thị phần của họ trước làn sóng các nhà cung cấp Trung Quốc và nội địa hiện có và mới xuất hiện. Với nhiều cải tiến di động mới cũng đang tiếp tục nổi lên thì người dùng sẽ trở thành người chiến thắng thực sự.

IDC dự báo lượng smartphone đạt xấp xỉ 100 triệu đơn vị vào năm 2015, đánh dấu một sự gia tăng 21% so với năm 2014.

Trong khi đó, tại thị trường Việt Nam, một báo cáo mới đây của IDC cho biết, thị trường smartphone Việt Nam đang bị khống chế bởi bốn hãng lớn: Samsung, Microsoft, Apple, và Asus. Thương hiệu điện thoại mới nổi đến từ Trung Quốc là Oppo đang nằm trong top 3 nhà sản xuất dẫn đầu doanh số bán smartphone.

Theo số liệu của IDC, Samsung vẫn giữ ngôi đầu thị trường smartphone Việt Nam mặc dù thị phần doanh số của hãng đã giảm đáng kể trong vài năm qua, từ 54% năm 2012 xuống còn 26% trong năm 2014. Tuy nhiên, trong quý I vừa qua, Samsung đã nâng thị phần lên mức 35,2%. Trong khi đó, với chiến lược bán smartphone giá rẻ tới người dùng cá nhân, Microsoft tiếp tục kế thừa lợi thế của Nokia và hiện vẫn giữ thị phần lớn tại Việt Nam, chỉ đứng sau Samsung, với 24,2% thị phần. “Miếng bánh lớn” của Microsoft tại Việt Nam hoàn toàn trái ngược với thị phần của hãng trên thị trường toàn cầu, khi nền tảng Windows Phone chỉ có được 2,7% thị phần trong năm 2014.

Theo IDC, thị trường smartphone Việt Nam đang xuất hiện “hiện tượng” Oppo, chiếm giữ thị phần 10,4% trong quý I vừa qua, tăng từ 8% trong cả năm 2014. Oppo hiện đang nằm trong top 3 hãng sản xuất smarphone lớn nhất tại Việt Nam.

IDC cho rằng chiến lược truyền thông rộng khắp cùng với việc cử người đến tận các cửa hàng tiếp xúc trực tiếp người tiêu dùng, kể cả các vùng sâu, vùng xa đã mang lại thành công cho Oppo.

Theo số liệu quí 1/2015 của IDC, riêng ba hãng dẫn đầu Samsung, Microsoft và Oppo đã chiếm xấp xỉ 70% thị phần của thị trường smartphone Việt Nam, nếu trừ thị phần của cả Apple và Asus ra nữa thì các hãng sản xuất khác chia nhau miếng bánh thị phần còn lại rất nhỏ.

Khôi Linh

 
Quốc Phan
Quốc Phan