Tầm nhìn và chiến lược đột phá của người Việt trên toàn cầu về cách mạng 4.0 ở Việt Nam

(Dân trí) - Trong tiến trình phát triển của nhân loại, các cuộc cách mạng công nghiệp luôn mang đến cho các quốc gia cơ hội quý giá để tạo ra những bước đột phá và phát triển kinh tế. Sự thịnh vượng của các cường quốc như Nhật Bản, Mỹ,...là minh chứng tiêu biểu cho việc đón đầu xu thế các cách mạng công nghiệp.

Vậy đứng trước sự bùng nổ của Cách mạng công nghệ 4.0 trên thế giới hiện nay, Việt Nam cần làm gì để tận dụng được cơ hội này?

Cách mạng công 4.0 là gì?

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 được hình thành dựa trên hai nền tảng chính là trí tuệ nhân tạo và công nghệ sinh học. Nhờ vậy, mọi hoạt động của đời sống xã hội sẽ được tự động hóa toàn diện nhất, đồng thời mọi nhu cầu về sinh sản, phát triển bền vững của thế giới sinh vật và của loài người đều được đáp ứng. Động lực dẫn dắt cuộc cách mạng này là sự xuất hiện của công nghệ Internet Vạn vật (IoT), thành phố thông minh, trí tuệ nhân tạo, xe tự lái, robot, máy in 3D, vật liệu mới, công nghệ nano cùng đột phá về nhận thức trong những quy trình sinh học.

Dưới sự tác động tích cực của cuộc cách mạng 4.0, nhiều lĩnh vực như: sản xuất - tự động hóa, giao thông, tài chính - ngân hàng, giáo dục, y tế, nông nghiệp… hứa hẹn có sự chuyển biến mạnh mẽ. Làn sóng công nghệ 4.0 vượt trội mới này mang đến nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp như nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới sáng tạo các sản phẩm dịch vụ, giảm tiêu hao nguyên nhiên liệu, giảm chi phí sản xuất - vận hành, đồng thời đáp ứng chính xác hơn nhu cầu của khách hàng.

Việt Nam đang đón nhận làn sóng công nghiệp 4.0 như thế nào?

Nền công nghiệp 4.0 là xu thế công nghệ tất yếu mà Việt Nam phải hướng đến để theo kịp các nước phát triển trên thế giới. Việt Nam cũng phải đối diện với không ít những khó khăn, thách thức như: trình độ lao động có tay nghề thấp, chỉ số năng lực đổi mới sáng tạo không cao (chỉ số năng lực hấp thụ công nghệ xếp hạng 121/140; mức độ phức tạp của quy trình sản xuất xếp hạng 101/140; chất lượng của các tổ chức nghiên cứu khoa học xếp thứ 95/140...), năng suất lao động thấp chỉ đạt 9.894 USD (năm 2016), tức chỉ bằng 7% của Singapore.

Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) là một tổ chức tập hợp các chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở Pháp và một số nước với mục tiêu tham gia đóng góp cho Việt Nam. Hội thành lập năm 2011, hiện có gần 200 thành viên với mạng lưới liên kết khoảng 30.000 người. Những năm gần đây, AVSE Global triển khai nhiều hoạt động hợp tác trong nước, chủ yếu tập trung vào các dự án về giáo dục, công nghệ, kinh tế - tài chính, phát triển bền vững và thu hút nhân tài.

Tuy vậy, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng, điều kiện để học hỏi, ứng dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 vào đổi mới kinh tế, xã hội của đất nước như: Việt Nam thuộc top 5 nước tăng trưởng ngành Công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới, Chính phủ dành sự quan tâm đặc biệt đến cách mạng công nghiệp 4.0, tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh, hệ sinh thái khởi nghiệp. Việt Nam còn là quốc gia có mức độ hội nhập quốc tế cao, cả về thương mại - đầu tư.

Ngoài ra, Việt Nam có “cơ cấu dân số vàng” với độ tuổi trung bình là 31 cùng tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động đóng góp trung bình 1,2% vào tăng trưởng kinh tế. Đây chính là lợi thế rất lớn về nguồn nhân lực dồi dào, giàu sức trẻ có khả năng tiếp nhận, ứng dụng làn sóng công nghiệp 4.0 vào phát triển đất nước. Đặc biệt, đội ngũ nhân tài người Việt ở khắp nơi trên thế giới đang có xu hướng hội tụ cùng nhau đưa đất nước đi lên.

Cụ thể, trong tháng 3, sự kiện Vietnam Global Leaders Forum - VGLF (Diễn đàn người Việt có tầm ảnh hưởng) sẽ được tổ chức tại Paris (Pháp). Đây chính là nơi hội tụ những hiền tài có tầm ảnh hưởng của Việt Nam: các nhà lãnh đạo hàng đầu, các nhân vật quan trọng và khởi nghiệp thành công trên toàn thế giới với niềm đam mê và tham vọng xây dựng thương hiệu Việt Nam. Trong hội thảo, chị Quy Võ-Reinhard, Cố vấn AI của LAPO Blockchain (Thụy Sĩ), người tiên phong ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam, sẽ tham dự và phát biểu về con đường phát triển, ứng dụng Blockchain nói riêng cũng như làn sóng công nghệ 4.0 nói chung ở VIệt Nam.

 

 

VGLF không chỉ là một diễn đàn, mà còn là điểm khởi đầu của một chiến

lược nhân tài dài hạn, dựa trên:

• Nghiên cứu sâu rộng về kinh nghiệm quốc tế thành công

• Nhu cầu thiết thực của Việt Nam

VGLF sẽ không chỉ xây dựng một mạng lưới, mà còn xây dựng một tổ chức

vững mạnh – Tổ chức VGL - để duy trì và điều phối mạng lưới:

• Với nguồn nhân lực và tài chính đủ mạnh

• Với sự hỗ trợ từ lĩnh vực tư nhân và sự ủng hộ từ chính phủ Việt Nam

VGLF có những mục tiêu được xác định rõ ràng, với các kế hoạch cụ thể và

bài bản để hoàn thành mục tiêu:

• Các hoạt động thường xuyên bao gồm: chương trình cố vấn, việc làm

và đào tạo, các buổi trao đổi chuyên đề, ...

• Các hoạt động kết nối đầu tư, các sự kiện từ thiện, ...

Để biết thêm thông tin chi tiết về Diễn đàn, xin vui lòng truy cập vào trang web: https://www.vietnamgloballeaders.org/ hoặc contact@vietnamgloballeaders.org

PV