Smartphone tràn viền: cuộc đua mới của làng công nghệ
(Dân trí) - Thiết kế màn hình tràn viền trên smartphone đang lên ngôi. Các siêu phẩm mới ra mắt như OPPO Find X, OPPO F9, iPhone X hay Galaxy Note 9 đều có màn hình tràn viền với tỷ lệ hiển thị đang dần tiệm cận đến 100%. Cùng nhìn lại lịch sử phát triển màn hình smartphone và giải mã xu hướng này.
Xu hướng smartphone tràn viền
Khi cấu hình điện thoại không còn là tiêu chí hàng đầu để các hãng smartphone theo đuổi, họ chú ý nhiều hơn đến thiết kế để thu hút người dùng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bởi vốn dĩ, thị trường di động đã quá chật chội. Dù chỉ với một thay đổi nhỏ trong thiết kế cũng đủ quyết định sự thành – bại của 1 smartphone.
Màn hình smartphone không nằm ngoài xu hướng ấy. Lịch sử phát triển smartphone đã chứng kiến cuộc chạy đua thú vị về thiết kế màn hình. Đầu tiên là chạy từ ‘màn hình trắng đen’ sang ‘màn hình màu’. Sau đó, thị trường lại muốn ‘màn hình to’. Khi màn hình đã đủ to, người ta lại đòi hỏi màu sắc. Muốn màu sắc đẹp, tự nhiên, điểm ảnh phải nhiều, độ phân giải phải lớn.
Trong 10 năm đầu thế kỷ 20, các nhà sản xuất điên cuồng chạy theo độ phân giải màn hình. Từ SD, sang HD, Full HD và đỉnh cao hiện tại là 4K. Ở thời điểm hiện tại thiết kế 4K trên một thiết bị cầm tay coi như đã vượt mức của hai từ dư thừa. Bởi TV cũng đang ngấp nghé ở ngưỡng này.
Mãi đến thời gian gần, khi độ phân giải đã căng mịn đủ dùng, các nhà sản xuất bắt đầu để ý tới cạnh viền. Cạnh viền càng nhỏ, tính thẩm mỹ của smartphone càng cao. Bởi thế, màn hình tràn viền được đánh giá cao khi nó tận dụng tối đa mặt trước của máy. Càng tiết kiệm diện tích cạnh viền, smartphone càng gọn gàng và người dùng càng tận hưởng được nhiều không gian trải nghiệm. Từ đó, một cuộc đua mới giữa các đại gia smartphone đã bắt đầu.
Tỷ lệ màn hình so với thân máy
Để “so găng” độ mỏng viền màn hình giữa các nhà sản xuất, khái niệm “screen-to-body ratio” (tỷ lê màn hình so với thân máy) xuất hiện. Screen-to-body là chỉ số đo phần diện tích mặt trước của máy bị bao phủ bởi màn hình hiển thị (kiêm luôn cả màn hình cảm ứng trên nhiều thiết bị di động). Screen-to-body càng cao đồng nghĩa diện tích màn hình ‘lấn át’ mặt trước máy càng lớn, tức là cạnh viền càng thu hẹp đi một cách đáng kể.
Chỉ số screen-to-body thường được thể hiện bằng phần trăm. 50% tức diện tích màn hình chỉ chiếm một nửa diện tích mặt trước máy. Trong khi nếu chỉ số lại đạt 100% (hoàn hảo lý tưởng) thì đồng nghĩa chiếc smartphone đó không có luôn cạnh viền. Vì là một tiêu chí mới nên hiệm có rất nhiều tranh cãi xoay quanh công thức tính chỉ số screen-to-body cho thiết bị di động. Tuy nhiên, theo trang Phonesabout và nhiều trang công nghệ, tất cả đang sử dụng một công thức chung là:
Và, với sự xuất hiện ồ ạt của các smartphone ‘tràn viền’ như ngày nay thì chỉ số screen-to-body càng trở nên quan trọng, được dự đoán là tiêu chí thiết yếu trong tương lai đối với smartphone muốn đạt đến vẻ ngoài hoàn mỹ.
Hàng loạt flagship trong năm 2017 của hãng công nghệ hàng đầu đã bắt đầu chạy đua độ mỏng của cạnh viền, hay tỷ lệ screen-to-body. Ngày trước, chỉ số screen-to-body tầm 70% là đã thấy điện thoại trông ‘thanh thoát’ lắm rồi. Nhưng tham vọng của người dùng lẫn nhà sản xuất vẫn chưa đến điểm dừn, khiến họ cùng chạy đua điên cuồng lên những con số tiến về cực đại 100%.
Màn hình giọt nước với tỷ lệ screen-to-body 90,8% của OPPO
Thiết kế mới lạ của chiếc OPPO F9 khiến người dùng thích thú khi camera trước được làm gọn lại vói kích thước rất nhỏ, có hình tam giác ngược trông như giọt nước.
Tuy OPPO F9 không phải là smartphone đầu tiên có thiết kế màn hình tràn viền, nhưng điểm mới gây thú vị ở chiếc điện thoại này nằm ở cụm cam ở phía trên – vị trí mà anh em công nghệ thường gọi là tai thỏ. Thay vì là một hình thang hoặc hình chữ nhật bầu bĩnh, cụm cam trước được hãng “biến tấu” lại thành hình tam giác, cạnh hướng xuống được làm cong, trễ nãi về phía dưới. Theo nhà sản xuất, màn hình giọt nước của OPPO F9 tràn ra tới hơn 90% diện tích máy, đồng nghĩa, phần trước cạnh viền mặt trước đã được thu nhỏ đến mức đáng kể.
Loại bỏ hoàn toàn camera trước với thiết kế như trên Find X
Một ví dụ khác cho tham vọng dùng màn hình chiếm lấy toàn bộ mặt trước của máy là mẫu OPPO Find X. Mẫu điện thoại mới này của OPPO đã xóa bỏ vị trí camera trên mặt trước của máy. Thay vào đó, camera (cả camera trước và camera sau) nằm khép nép trên một module dạng trượt. Khi cần chụp hình, người dùng chỉ cần ra lệnh, camera sẽ tự động trượt ra để bắt trọn hình ảnh.
Bằng việc “nhét” cam trước và cam sau vào module dạng trược trên OPPO F9, nhà sản xuất đã giải quyết khá triệt để tham vọng giải phóng toàn bộ màn hình trước nâng tỷ lệ screen-to-body lên tối đa chạm ngưỡng 100%.
Những hướng đi mới cho màn hình smartphone
Nhiều chuyên gia dự đoán, sau khi tràn hết mặt trước, màn hình các di động trong tương lai sẽ tràn ra tận mặt sau. Hiện nay đã có những mẫu điện thoại cho tương tác ở cả hai mặt. Ngoài ra, một số smartphone còn trang bị cả ốp lưng kiêm màn hình phụ, với mục đích giấu luôn cả lưng máy.
Bên cạnh đó, màn hình dẻo cũng là một hướng đi giúp tối đa hóa diện tích mặt trước. Những màn hình cong trong rạp phim, trên TV gia dụng… đã chứng minh cải thiện góc nhìn đáng kể.
Công nghệ phát triển từng ngày. Màn hình di động cũng nằm trong dòng chảy không ngừng đó. Vẫn chưa biết trong tương lai, điện thoại di động sẽ biến thành thứ gì. Nhưng ở hiện tại, trào lưu tràn viền vẫn còn đang hot. Và, để cạnh tranh và chiến thắng đối thủ, các hãng phải không ngừng nghĩ ra những thiết kế mới, thậm chí cả chiêu trò, để lôi kéo khách hàng.
Bảo Anh