Nỗi niềm người tạo máy gặt lúa từ sắt vụn
Dù chỉ là người thợ cơ khí bình thường, nhưng ông Trương Minh Hải (Hà Tĩnh) đã sáng chế ra chiếc máy gặt từ những đồ phế thải, giúp người nông dân tiết kiệm thời gian và chi phí trong thu hoạch lúa.
Ông Trương Minh Hải bên chiếc máy gặt lúa chế tạo từ đồ phế thải.
Lúc tìm tới xưởng cơ khí chuyên sửa chữa về xe máy của "kỹ sư không ruộng" Trương Minh Hải (56 tuổi, trú tại khối 10, phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) thì ông đang loay hoay lau chùi đống máy móc xếp ngổn ngang trong và ngoài sân.
Biết chúng tôi tới tìm hiểu về tiện ích của chiếc máy gặt lúa do mình làm ra, ông Hải hồ hởi tâm sự: “Cứ mỗi năm đến mùa gặt, tôi thấy bà con trong vùng thường phải dậy sớm để ra đồng nhưng cả buổi 4-5 người chỉ gặt được sào lúa, rất vất vả mà năng suất lại kém. Chính vì thế tôi nảy sinh ý tưởng sáng tạo ra một loại máy có thể giúp nông dân tiết kiệm thời gian và công sức”.
Và thật tình cờ, trong một lần nhận sửa chiếc máy gặt của một người ở huyện Cẩm Xuyên. Sau khi nghiên cứu kỹ từng chi tiết và cách vận hành của động cơ, trong đầu ông lóe lên việc sáng chế một chiếc máy tương tự.
Nghĩ là làm, ông Hải đã tận dụng tất cả những bộ phận của chiếc xe máy từ động cơ, xích cho tới tay phanh. Với những bộ phận còn thiếu, ông lại tới các điểm thu mua phế liệu để tìm mua.
Ban ngày ông sửa máy móc cho khách, khi đêm tối ông lại cặm cụi nghiên cứu để chế tạo chiếc máy gặt. Có những lúc quá say sưa làm, ông Hải bỏ cả bữa cơm tối. Và sau 3 tháng mất ăn, mất ngủ, chiếc máy gặt đầu tiên dưới bàn tay khéo léo của người thợ cơ khí được ra đời.
Kết cấu của máy gặt khá đơn giản, rộng chừng hơn 1m, dài 2,5m, nặng gần 100kg, phía trước là những chiếc răng nhọn dùng để cắt lúa, thân máy được làm từ các mảnh tôn và sắt cứng.
Bên trong là động cơ xe máy, được kết nối bởi các sợi xích quay quanh trục rất công phu. Bánh xe cũng được hàn, chế từ sắt, bọc ngoài là một lớp cao su có thể di chuyển tốt trên mọi địa hình. Cần điều khiển được thiết kế tương tự như xe máy tay côn. Máy gặt dùng xăng là nguyên liệu để hoạt động.
Mùa hè thu năm 2009, khi ông đưa chiếc máy gặt ra vận hành thử. Kết quả thật bất ngờ, chỉ trong vòng khoảng 3 tiếng, chiếc máy đã gặt được 9 sào lúa, bằng công sức của 10 người nông dân phải gặt trong vài ngày.
Ưu điểm của chiếc máy gặt này là tận dụng được các máy móc, sắt thép đã bỏ đi. Cấu tạo chiếc máy cũng đơn giản, những lúc chiếc máy "dở chứng" việc sửa cũng khá dễ dàng. Và máy còn gặt được ở những ruộng sâu, nhỏ lẻ mà máy gặt đập liên hoàn không vào được - ông Hải cho biết.
Chiếc máy gặt làm từ động cơ xe máy, giúp cho người nông dân tiết kiệm thời gian và sức lực.
Tính tới thời điểm hiện tại, người thợ cơ khí Trương Minh Hải đã chế tạo được 3 chiếc máy gặt từ những đồ phế liệu, mỗi máy có thể gặt được 3 sào lúa chỉ trong 30 phút mà tiêu tốn rất ít nhiên liệu. Chi phí gặt là khoảng 50.000 đồng/sào. Giá thành của một chiếc máy, theo tính toán của ông Hải là rơi vào tầm 10 triệu đồng.
Chiếc máy gặt mà ông Hải chế tạo ra đã giúp cho người nông dân tiết kiệm được thời gian, công sức rất nhiều. Và cứ mỗi mùa vụ về, ông Hải lại nhận được rất nhiều "đơn đặt hàng" của người dân để gặt lúa.
“Chỗ chúng tôi toàn là ruộng sâu, có khi cả ngày mới gặt được sào lúa, trong khi máy gặt liên hoàn thì không thể xuống. May mà có chiếc máy gặt của bác Hải đây, người dân được nhờ lớn lắm”, ông Nguyễn Văn Hải, trú huyện Cẩm Xuyên vui vẻ cho biết.
Tuy nhiên, ông Hải vẫn chưa hài lòng với những gì mình đã làm được, ông lại tiếp tục mày mò để phát triển thêm công dụng cho chiếc máy gặt được hoàn thiện.
“Dù chiếc máy gặt hoạt động tốt nhưng gặt xong lúa trải đều trên ruộng khiến bà con phải mất công đi gom lúa. Tôi đang nghiên cứu để làm sao chiếc máy vừa gặt lúa vừa gom lúa”, ông Hải chia sẻ.
Được biết, sản phẩm máy gặt lúa của ông từng được tham dự chương trình Nhà sáng chế do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức. Ngoài ra, ông Hải từng được UBND TP Hà Tĩnh, Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh tặng bằng khen về thành tích sáng chế khoa học.
Tuy nhiên, khi nói về những dự tính tương lai của chiếc máy gặt lúa, mặt ông Hải thoáng buồn.
“Vì lo cho sức khỏe của tôi nên gia đình không đồng ý chuyện tôi tiếp tục chế tạo máy gặt lúa. Và hơn nữa, nếu muốn tiếp tục nghiên cứu và chế tạo thêm những chiếc máy gặt sẽ cần khá nhiều tiền, mà tôi thì không có".
"Nếu có ai hoặc một doanh nghiệp nào đó muốn tìm hiểu, tôi sẵn sàng chia sẻ bí quyết, cách chế tạo để chiếc máy gặt càng được cải tiến. Tôi mong mỏi sẽ chế tạo được thêm nhiều máy gặt nhằm giúp bà con nông dân đỡ phần nào cực nhọc", ông Hải tâm sự.
Ông Đỗ Khoa Văn, Giám đốc sở khoa học và công nghệ Hà Tĩnh cho hay, những sáng chế của ông Trương Minh Hải rất thiết thực với đời sống hàng ngày của bà con nông dân và những sản phẩm này đã được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn và đạt hiệu quả cao.
Lúc tìm tới xưởng cơ khí chuyên sửa chữa về xe máy của "kỹ sư không ruộng" Trương Minh Hải (56 tuổi, trú tại khối 10, phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) thì ông đang loay hoay lau chùi đống máy móc xếp ngổn ngang trong và ngoài sân.
Biết chúng tôi tới tìm hiểu về tiện ích của chiếc máy gặt lúa do mình làm ra, ông Hải hồ hởi tâm sự: “Cứ mỗi năm đến mùa gặt, tôi thấy bà con trong vùng thường phải dậy sớm để ra đồng nhưng cả buổi 4-5 người chỉ gặt được sào lúa, rất vất vả mà năng suất lại kém. Chính vì thế tôi nảy sinh ý tưởng sáng tạo ra một loại máy có thể giúp nông dân tiết kiệm thời gian và công sức”.
Và thật tình cờ, trong một lần nhận sửa chiếc máy gặt của một người ở huyện Cẩm Xuyên. Sau khi nghiên cứu kỹ từng chi tiết và cách vận hành của động cơ, trong đầu ông lóe lên việc sáng chế một chiếc máy tương tự.
Nghĩ là làm, ông Hải đã tận dụng tất cả những bộ phận của chiếc xe máy từ động cơ, xích cho tới tay phanh. Với những bộ phận còn thiếu, ông lại tới các điểm thu mua phế liệu để tìm mua.
Ban ngày ông sửa máy móc cho khách, khi đêm tối ông lại cặm cụi nghiên cứu để chế tạo chiếc máy gặt. Có những lúc quá say sưa làm, ông Hải bỏ cả bữa cơm tối. Và sau 3 tháng mất ăn, mất ngủ, chiếc máy gặt đầu tiên dưới bàn tay khéo léo của người thợ cơ khí được ra đời.
Kết cấu của máy gặt khá đơn giản, rộng chừng hơn 1m, dài 2,5m, nặng gần 100kg, phía trước là những chiếc răng nhọn dùng để cắt lúa, thân máy được làm từ các mảnh tôn và sắt cứng.
Bên trong là động cơ xe máy, được kết nối bởi các sợi xích quay quanh trục rất công phu. Bánh xe cũng được hàn, chế từ sắt, bọc ngoài là một lớp cao su có thể di chuyển tốt trên mọi địa hình. Cần điều khiển được thiết kế tương tự như xe máy tay côn. Máy gặt dùng xăng là nguyên liệu để hoạt động.
Mùa hè thu năm 2009, khi ông đưa chiếc máy gặt ra vận hành thử. Kết quả thật bất ngờ, chỉ trong vòng khoảng 3 tiếng, chiếc máy đã gặt được 9 sào lúa, bằng công sức của 10 người nông dân phải gặt trong vài ngày.
Ưu điểm của chiếc máy gặt này là tận dụng được các máy móc, sắt thép đã bỏ đi. Cấu tạo chiếc máy cũng đơn giản, những lúc chiếc máy "dở chứng" việc sửa cũng khá dễ dàng. Và máy còn gặt được ở những ruộng sâu, nhỏ lẻ mà máy gặt đập liên hoàn không vào được - ông Hải cho biết.
Chiếc máy gặt làm từ động cơ xe máy, giúp cho người nông dân tiết kiệm thời gian và sức lực.
Tính tới thời điểm hiện tại, người thợ cơ khí Trương Minh Hải đã chế tạo được 3 chiếc máy gặt từ những đồ phế liệu, mỗi máy có thể gặt được 3 sào lúa chỉ trong 30 phút mà tiêu tốn rất ít nhiên liệu. Chi phí gặt là khoảng 50.000 đồng/sào. Giá thành của một chiếc máy, theo tính toán của ông Hải là rơi vào tầm 10 triệu đồng.
Chiếc máy gặt mà ông Hải chế tạo ra đã giúp cho người nông dân tiết kiệm được thời gian, công sức rất nhiều. Và cứ mỗi mùa vụ về, ông Hải lại nhận được rất nhiều "đơn đặt hàng" của người dân để gặt lúa.
“Chỗ chúng tôi toàn là ruộng sâu, có khi cả ngày mới gặt được sào lúa, trong khi máy gặt liên hoàn thì không thể xuống. May mà có chiếc máy gặt của bác Hải đây, người dân được nhờ lớn lắm”, ông Nguyễn Văn Hải, trú huyện Cẩm Xuyên vui vẻ cho biết.
Tuy nhiên, ông Hải vẫn chưa hài lòng với những gì mình đã làm được, ông lại tiếp tục mày mò để phát triển thêm công dụng cho chiếc máy gặt được hoàn thiện.
“Dù chiếc máy gặt hoạt động tốt nhưng gặt xong lúa trải đều trên ruộng khiến bà con phải mất công đi gom lúa. Tôi đang nghiên cứu để làm sao chiếc máy vừa gặt lúa vừa gom lúa”, ông Hải chia sẻ.
Được biết, sản phẩm máy gặt lúa của ông từng được tham dự chương trình Nhà sáng chế do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức. Ngoài ra, ông Hải từng được UBND TP Hà Tĩnh, Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh tặng bằng khen về thành tích sáng chế khoa học.
Tuy nhiên, khi nói về những dự tính tương lai của chiếc máy gặt lúa, mặt ông Hải thoáng buồn.
“Vì lo cho sức khỏe của tôi nên gia đình không đồng ý chuyện tôi tiếp tục chế tạo máy gặt lúa. Và hơn nữa, nếu muốn tiếp tục nghiên cứu và chế tạo thêm những chiếc máy gặt sẽ cần khá nhiều tiền, mà tôi thì không có".
"Nếu có ai hoặc một doanh nghiệp nào đó muốn tìm hiểu, tôi sẵn sàng chia sẻ bí quyết, cách chế tạo để chiếc máy gặt càng được cải tiến. Tôi mong mỏi sẽ chế tạo được thêm nhiều máy gặt nhằm giúp bà con nông dân đỡ phần nào cực nhọc", ông Hải tâm sự.
Ông Đỗ Khoa Văn, Giám đốc sở khoa học và công nghệ Hà Tĩnh cho hay, những sáng chế của ông Trương Minh Hải rất thiết thực với đời sống hàng ngày của bà con nông dân và những sản phẩm này đã được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn và đạt hiệu quả cao.
Theo Vietnamnet