Những hiện tượng bí ẩn thường bắt gặp trên ống kính máy ảnh
(Dân trí) - Thế giới thuận theo tự nhiên vốn rất đa dạng và huyền bí. Trong đó có một số hiện tượng tự nhiên mà cho đến nay khoa học vẫn chưa có lời giải thích hợp lý.
Ảo ảnh
Mặc dù ảo ảnh khiến chúng ta cảm thấy giống như chúng một điều gì đó đầy bí ẩn, nhưng trên thực tế nó chỉ là một trò đánh lừa thị giác của tạo hóa. Ảo ảnh xảy ra khi có sự chênh lệch giữa mật độ và nhiệt độ tại các tầng không khí hoặc vật chất khác nhau. Giống như khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống gặp mặt nước sẽ bị phản xạ lại 1 phần do chiết suất của các lớp không khí khác nhau nên giữa các bề mặt là giao của 2 lớp không khí.
Cầu vồng xuất hiện vào ban đêm
Cầu vồng xuất hiện vào ban đêm, hay còn gọi là cầu vồng mặt trăng (moonbow) là một trong 20 hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp nhất, và bạn gần như không thể quan sát chúng bằng mắt thường. Hiện tượng này xuất hiện khi mặt trăng ở vị trí thấp và thường vào lúc trăng tròn hoặc gần tròn.
Tuy nhiên nếu dùng ống kính máy ảnh để phơi sáng trong thời gian dài, bạn hoàn toàn có thể làm lộ diện hình ảnh cầu vồng mặt trăng vô cùng độc đáo.
Đám mây Mammatus
Hiện tượng "đám mây Mammatus" thường xuất hiện sau những cơn bão mạnh, nguyên nhân là do các dòng không khí di chuyển theo các hướng xáo trộn khác nhau. Tuy nhiên cách thức cụ thể của hiện tượng này lại chưa được giải thích một cách rõ ràng. Mặc dù chúng trông có vẻ đáng sợ nhưng kỳ thực lại không hề nguy hiểm.
Cầu vồng lửa
Cầu vồng lửa là hiện tượng thời tiết không những đẹp mà còn cực kì hiếm gặp. Nó mang hình dáng một vệt lửa có bảy sắc cầu vồng, nằm vắt ngang qua bầu trời. Cầu vồng lửa xuất hiện với cùng một lý do như cầu vồng thông thường: đó là kết quả của khúc xạ ánh sáng. Tuy nhiên, phải xảy ra một sự trùng hợp ngẫu nhiên hoặc một vài điều kiện thời tiết nào đó thì bạn mới chiêm ngưỡng được "kỳ quan thế giới" hiếm hoi này.
Đám mây hình cầu
Đám mây hình cầu là một hiện tượng hiếm gặp và độc đáo, khi các đám mây trên bầu trời kết lại trông như một khối đặc và thậm chí không di chuyển, ngay cả khi có gió mạnh. Có thể chính bởi hiện tượng này mà nhiều người nghĩ rằng họ đã nhìn thấy hoặc chụp được vật thể lạ ngoài hành tinh (UFO).
Mây sóng thần Kelvin-Helmholtz
Người ta gọi những đám mây dạng này với tên khoa học là "mây Kelvin-Helmholtz". Đây là tên gọi được đặt theo tên 2 nhà khoa học Lord Kelvin và Hermann von Helmholtz (người Đức) khi họ nghiên cứu, đưa ra lời giải thích chính xác nhất cho hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ này, đó là khi hai tầng không khí va chạm vào nhau khiến gió đột ngột thay đổi tốc độ, tạo nên sự hỗn loạn bất định.
Nhật thực lúc hoàng hôn
Nhật thực toàn phần có thể được quan sát khá thường xuyên sau một vài năm tại những khu vực nhất định trên thế giới. Tuy nhiên, nhật thực hoàng hôn - hiện tượng khi bạn nhìn thấy hình một chiếc nhẫn mỏng xung quanh mặt trời, là một điều vô cùng hiếm hoi. Người cuối cùng được ghi lại được hiện tượng này là vào năm 1827.
Mây tạo thành lỗ thủng trên bầu trời
Đây là một ví dụ khác về hiện tượng mà các nhà khoa học vẫn không thể lý giải rõ ràng. Một trong những lời giải thích được cho là hợp lý nhất như sau: Hiện tượng xảy ra khi một chiếc máy bay bay đâm xuyên qua đám mây. Điều này khiến cho một số hơi nước/giọt nước trong đám mây bị ảnh hưởng, bị biến thành tinh thể nặng và rơi xuống mặt đất.
Mặt trời giả
Hiện tượng mặt trời giả (sun dog) tương tự như hiện tượng Mặt trăng giả (moon dog), là một trong những hiện tượng tự nhiên hiếm gặp. Thông thường hiện tượng này chỉ có thể được quan sát vào mùa đông với nguyên nhân ánh sáng từ mặt trời/mặt trăng bị khúc xạ bởi các tinh thể băng giá, tạo nên ánh sáng "giả" đánh lừa thị giác và ống kính máy ảnh.
Nguyễn Nguyễn
Tổng hợp