Những dấu ấn của thị trường laptop năm 2009

(Dân trí) - 2009 là một năm bội thu của thị trường laptop. Không đi theo lối mòn như thường lệ, nhiều kiểu dáng mới cũng như những thay đổi thú vị đã khiến thị trường càng trở nên cạnh tranh hơn.

Điển hình, hãng sản xuất máy tính chơi game nổi tiếng Alienware đến châu Á sau nhiều năm bị Dell thâu tóm. Những bước đi đáng ngạc nhiên nữa là sự xuất hiện của laptop mỏng nhẹ sử dụng chip tiết kiệm pin  CULV, đưa chúng sánh vai với laptop siêu di động MacBook Air nhưng giá thành phải chăng hơn.

 

Alienware đến châu Á

 
Những dấu ấn của thị trường laptop năm 2009 - 1
Alienware M17x được người dùng châu Á đón nhận nhiệt tình.
 
 

Alienware là hãng sản xuất máy tính chơi game cao cấp nổi tiếng tại Mỹ. Mặc dù đã được Dell mua lại từ năm 2006, nhưng phải mất 3 năm khi châu Á đã có hàng loạt laptop với cấu hình mạnh dành cho game thủ thì Alienware mới gia nhập thị trường này. Laptop đầu tiên mà “nhà quý tộc” này dành cho người dùng châu Á là Alienware M17x, với bộ vi xử lý mạnh mẽ nhất cùng với bộ đôi card đồ họa.

 

Phiên bản nhỏ hơn Alienware M15x cũng mới xuất hiện và gây ngạc nhiên với model cấu hình cơ bản có giá giá bán phải chăng.

 

Samsung quay trở lại châu Á

 

Những dấu ấn của thị trường laptop năm 2009 - 2
Samsung N310 có thiết kế dạng "hộp" rất thú vị.
 
 

Mặc dù đã gây được tiếng vang trên thị trường châu Á với laptop thời trang Q30 nhưng phiên bản cao cấp này của hãng sản xuất đến từ xứ sở kim chi không thể cạnh tranh với những model giá rẻ của Dell và Acer. Hai “ông lớn” Mỹ và Đài Loan đã thành công vang dội trên thị trường laptop từ năm 2007, thế nên, Samsung đã tìm đường thoái lui. Hai năm lùi xa mảnh đất châu Á, năm 2009, Samsung đã “phục thù” bằng một dòng laptop ấn tượng. Series R của Samsung vừa cạnh tranh về giá bán và cấu hình cũng ấn tượng với màn hình LED-backlit. Trong khi đó, netbook N310 tạo sự khác biệt với các đối thủ nhờ thiết kế bắt mắt, ấn tượng.

 

Dell xuất trình laptop siêu mỏng Adamo

 

Khi Dell bắt đầu tung ra hàng loạt laptop cao cấp, như Studio, Studio XPS và XPS series giới công nghệ hoài nghi về sự thành công của hãng sản xuất máy tính Mỹ trên thị trường laptop cao cấp. Phiên bản Adamo thời trang cao cấp của Dell khuấy động thị trường laptop siêu mỏng với giá bán cắt cổ lên tới 3.300 USD - đắt hơn cả MacBook Air. Tuy nhiên, Adamo ra mắt không hợp thời, trong cơn khủng hoảng kinh tế.

 

Ngay sau đó, phiên bản Dell Adamo XPS cũng gia nhập thị trường khi nền kinh tế đã bắt đầu hồi phục. Giá bán 2.400 USD của model thời thượng này đã thực tế hơn. Adamo XPS gây ấn tượng với thiết kế mỏng manh nhưng chắc chắn và máy có cả dải cảm ứng nhiệt để mở chốt khóa nắp máy.

  

Sự ra đời của series Adamo đã nâng đội ngũ thiết kế của Dell lên một tầm cao mới sánh ngang với Apple và Sonh.  

 

 Sony Vaio P và X series mỏng đến khó tin

 
Những dấu ấn của thị trường laptop năm 2009 - 3
Sony Vaio X mỏng nhưng cứng cáp.
 

Người tiêu dùng chọn laptop của Sony không phải vì cấu hình của máy. Hãng sản xuất máy tính Nhật Bản vốn nổi tiếng với những phiên bản laptop thiết kế đẹp, bắt mắt, nổi bật giữa đám đông. Hầu như năm nào Sony cũng đi tiên phong với những thiết kế mới. 2009 là một năm ngoại lệ với Sony vì không có sự đột phá, tuy nhiên, hai phiên bản siêu mỏng Vaio P và X series đã xác định lại khái niệm “mỏng manh” trên thị trường laptop.

 

Mặc dù vẫn mang trong mình bộ vi xử lý Atom,  Sony Vaio VGN-P15G không được xem như là netbook. Màn hình wide screen là lạ và bộ bàn phím dễ sử dụng là điểm hút của dòng laptop Vaio P của Sony. Hơn thế, thiết kế mỏng đến khó tin của Sony Vaio X đã gây ấn tượng với người dùng. Vaio X series có màn hình 11 inch mỏng đến nỗi Sony phải thiết kế lại cổng Ethernet để vừa với “thân hình” của máy.

 

Mặc dù cả hai laptop của Sony đều có giá bán đắt hơn hẳn các netbook Atom nhưng bộ đôi này đã vượt qua ngưỡng “di động và mỏng manh” của máy tính.

 

Laptop Apple nói lời chia tay với pin có thể thay thế

 

Bắt đầu từ MacBook Air - là laptop đầu tiên có thiết kế nguyên khối (unibody). Kiểu thiết kế này cho phép các nhà sản xuất “gọt giũa” để laptop mỏng hơn nhưng cấu hình vẫn mạnh mẽ - kỹ thuật chế tạo truyền thống không đạt được độ thanh mảnh như thế.

 

Sau đó, Apple tiếp tục xu hướng này khi thiết kế dòng MacBook Pro theo kiểu dáng unibody, và phiên bản mới nhất là Apple MacBook White cũng có thiết kế tương tự.

 

Tuy nhiên, cái gì cũng có giá của nó. Thiết kế unibody buộc nhà sản xuất phải loại bỏ khối pin có thể thay đổi - có nghĩa người dùng sẽ phải chuyển laptop đến trung tâm chăm sóc khách hàng của Apple nếu cần thay pin. Điều này cũng có nghĩa người dùng không thể mang theo pin phụ khi đi du lịch hay trên một chuyến bay dài. Dù vậy, thiết kế uniboy có thời lượng pin dài hơn.

 

Giới phân tích đang đặt câu hỏi liệu thiêt kế unibody có mở ra một tương lai mới cho laptop? Thời gian sẽ là câu trả lời.

 

Laptop màn hình đôi ThinkPad
 
Những dấu ấn của thị trường laptop năm 2009 - 4
ThinkPad W700ds có hai màn hình LCD.
 
 

Có người cảm thấy đủ với chiếc màn hình 12 inch nhưng cũng có người vẫn thấy thiếu dù đã làm việc trên chiếc laptop thay thế máy để bàn với màn hình 18,6 inch. Lenovo ThinkPad vốn nổi tiếng là laptop “nồi đồng cối đá” đã thiết kế hai màn hình LCD cho phiên bản W700ds.

 

ThinkPad W700ds gây ấn tượng với hai màn hình, một màn hình chính rộng 17,1 inch LCD và một màn hình phụ 10,6 inch. Màn hình thứ hai dùng để truy cập nhanh e-mail hay cửa sổ chat IM trong khi người dùng đang làm việc trên màn hình chính. Mặc dù trào lưu laptop hai màn hình chưa bắt đầu nhưng người ta sẽ không bao giờ quên ThinkPad W700ds.

 

Laptop CULV laptops phá rào giá rẻ

 

Netbook là chủ đề hot trong năm 2008 nhưng người dùng sớm nhận ra rằng bộ vi xử lý Atom không đủ mạnh, nó chỉ phù hợp với việc lươt web. Để thu hẹp khoảng cách giữ laptop mini giá rẻ với laptop chuẩn, bộ vi xử lý tiết kiệm điện CULV (Consumer Ultra-Low Voltage) đã ra đời.

 

Giá thành rẻ hơn các bộ chip mạnh mẽ của Intel, các laptop sử dụng CULV, như Acer Aspire Timeline 3810T và MSI X-Slim X340, đắt hơn một chút so với netbook nhưng lại rẻ hơn đến vài trăm USD so với laptop siêu di động ultraportable. Laptop siêu mỏng (ultrathin) sử dụng chip CULV vừa mảnh mai, vừa bắt mắt và tiêu hao ít điện năng hơn, giúp kéo dài thời lượng pin. Đáng tiếc, dòng ultrathin buộc phải hy sinh ổ quang. Một số nhà sản xuất đã khắc phục điểm yếu này bằng cách bán kèm ổ quang ngoài.

 

Liệu năm 2010 có được chứng kiến những giây phút “thăng hoa” của thị trường laptop khi mà giới phân tích đánh giá ngành công nghiệp điện toán di động sẽ có một năm “đại thắng”?
 
N.H.
Theo CNet