Mua đồ công nghệ đã qua sử dụng - nên hay không?

(Dân trí) - Second-hand - hay còn gọi là đồ đã qua sử dụng là một khái niệm không còn xa lạ với người tiêu dùng Việt. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là liệu có nên mua những món đồ công nghệ second hand hay không? Và những ưu, nhược điểm của việc mua lại này là thế nào?

Should You Buy Second-Hand Tech? The Pros and the Cons

Những thiết bị CNTT tưởng như rất đỗi quen thuộc như PC, laptop , smartphone, máy tính bảng ... nhưng lại là những món đồ đắt đỏ. Thật vậy, một chiếc laptop tầm trung có thể "ngốn" của bạn từ 10 đến 20 triệu đồng, một chiếc điện thoại cao cấp cũng có giá "sơ sơ" không dưới 10 triệu.

May mắn thay, giải pháp mua lại đồ đã qua sử dụng (hay còn gọi là đồ second-hand) vẫn luôn là một lựa chọn nên tham khảo của người dùng hạn hẹp tài chính, nhưng vẫn muốn sở hữu những món đồ công nghệ đắt tiền. Tuy nhiên khác với các món đồ thông thường khác, đồ công nghệ (chủ yếu là đồ điện tử) vẫn tiềm tàng khá nhiều rủi ro khi lựa mua hàng đã qua sử dụng.

Cùng tìm hiểu sơ lược những ưu nhược điểm khi mua đồ công nghệ second-hand trong bài viết dưới đây.

Ưu điểm: Giá thành

used-tech-savings

Giá thành rẻ chắc chắn là ưu điểm lớn nhất khi đưa ra quyết định chọn mua đồ second-hand. Với một vài món đồ nhất định, giá của chúng thậm chí giảm rất mạnh so với hàng chính hãng, điển hình như HTC One M8 có giá trên kệ hơn 7 triệu đồng. Tuy nhiên người dùng hoàn toàn có thể mua lại các mẫu máy second-hand chỉ với giá khoảng 4-5 triệu đồng.

Những loại mặt hàng công nghệ khác cũng có giá 2nd giảm rất nhiều so với chính hãng, như các linh kiện vi tính, ti-vi, màn hình, thiết bị văn phòng,.. Theo đánh giá chung, các mặt hàng công nghệ 2nd có giá giảm từ 10-15% với các mặt hàng mới dùng được vài tháng. Và giá thành còn giảm dần tùy thuộc vào thời gian sử dụng, tình trạng, và điều kiện bảo hành của sản phẩm.

Nhược điểm: Bảo hành

Mua đồ công nghệ đã qua sử dụng - nên hay không? - 3

Hình minh họa

Một trong những lý do chính khiến những người dùng bán lại đồ công nghệ là vì "được giá bởi còn bảo hành" - mặc dù thời gian có lẽ chỉ là 1-2 tháng. Trên thực tế, hầu hết các món đồ công nghệ dưới dạng second-hand đều không còn, hoặc còn rất ít thời gian bảo hành.

Điều này khiến người dùng mua lại các mặt hàng second-hand sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro nếu chẳng may gặp phải vấn đề hỏng hóc. Điều đáng nói là không phải bất cứ sản phẩm nào cũng có thể dễ dàng sửa chữa và thay thế bộ phận khi hỏng. Điển hình như các món hàng công nghệ có cấu trúc phức tạp linh kiện vi tính, ổ cứng , màn hình, tai nghe,.. gần như sẽ trở nên vô dụng nếu hỏng mà không còn bảo hành.

Ưu điểm: Nhiều sự lựa chọn

Mua đồ công nghệ đã qua sử dụng - nên hay không? - 4

Thay vì một mặt hàng chính hãng với giá cố định, người mua hàng second-hand có thể tùy thích lựa chọn sản phẩm với các mức giá và chất lượng phù hợp với nhu cầu sử dụng. Lấy thí dụ một chiếc iPhone bị hỏng camera có thể sẽ phù hợp với người dùng ít khi chụp ảnh, mà chủ yếu chỉ thực hiện các tác vụ khác trên máy, cùng nhu cầu nghe gọi. Khi ấy, họ hoàn toàn có thể mua được một thiết bị đúng với nhu cầu với một giá thành rẻ hơn rất nhiều.

Nhược điểm: Không xác định được tuổi thọ

Mua đồ công nghệ đã qua sử dụng - nên hay không? - 5

Tuổi thọ là một trong những vấn đề đau đầu, và là nỗi "lo sợ" lớn nhất của người dùng khi mua đồ second-hand nói chung. Về cơ bản, đồ công nghệ - hay đồ điện tử dù là còn mới nguyên nhưng vẫn có thể dễ dàng gặp phải các vấn đề hỏng hóc, thậm chí dẫn tới "không thể dùng nổi" vì những lý do đơn giản như: vô tình đánh rơi, dính và giọt mưa, thời tiết ẩm thấp, mất điện dẫn tới sụt nguồn...

Đối với đồ second-hand, khả năng gặp phải các vấn đề này còn cao hơn nhiều so với hàng mới. Tuy nhiên đây cũng là điều mà người mua 2nd phải đối mặt, coi như là cái giá thay cho việc mua được một sản phẩm rẻ hơn nhiều.

Để hạn chế việc mua lại những món đồ kém chất lượng, người dùng cần kiểm định kỹ món đồ trước khi giao dịch, ưu tiên những sản phẩm còn bảo hành, và tìm kiếm trên các diễn đàn uy tín.

Nguyễn Nguyễn

 

sucmanhso-da5a0

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm