DMagazine

Hà Nội: Cửa hàng điện thoại ngừng kinh doanh, khó khăn nối tiếp khó khăn

(Dân trí) - Bắt đầu từ 0 giờ sáng nay (28/3), theo chỉ thị từ UBND Thành phố, nhiều cửa hàng điện thoại, buôn bán phụ kiện, siêu thị điện máy đã phải đóng cửa, ngừng kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố.

Theo ghi nhận, hầu hết các đơn vị đã thực hiện nghiêm túc chỉ thị từ thành phố. Mặc dù đối với họ, quyết định này là khó khăn nối tiếp khó khăn trong suốt nhiều tháng qua.

Hà Nội: Cửa hàng điện thoại ngừng kinh doanh, khó khăn nối tiếp khó khăn - 1
Hà Nội: Cửa hàng điện thoại ngừng kinh doanh, khó khăn nối tiếp khó khăn - 2
Hà Nội: Cửa hàng điện thoại ngừng kinh doanh, khó khăn nối tiếp khó khăn - 3
Hà Nội: Cửa hàng điện thoại ngừng kinh doanh, khó khăn nối tiếp khó khăn - 4
Hà Nội: Cửa hàng điện thoại ngừng kinh doanh, khó khăn nối tiếp khó khăn - 5

10 giờ sáng, nhiều đơn vị đã hoàn thành xong thủ tục đóng cửa, ngừng kinh doanh, nhằm hạn chế lây lan dịch Covid-19.

Hà Nội: Cửa hàng điện thoại ngừng kinh doanh, khó khăn nối tiếp khó khăn - 6
Hà Nội: Cửa hàng điện thoại ngừng kinh doanh, khó khăn nối tiếp khó khăn - 7
Hà Nội: Cửa hàng điện thoại ngừng kinh doanh, khó khăn nối tiếp khó khăn - 8
Hà Nội: Cửa hàng điện thoại ngừng kinh doanh, khó khăn nối tiếp khó khăn - 9
Hà Nội: Cửa hàng điện thoại ngừng kinh doanh, khó khăn nối tiếp khó khăn - 10
Hà Nội: Cửa hàng điện thoại ngừng kinh doanh, khó khăn nối tiếp khó khăn - 11
Hà Nội: Cửa hàng điện thoại ngừng kinh doanh, khó khăn nối tiếp khó khăn - 12

Một số nơi, chủ cửa hàng không quên treo băng rôn, biển báo cho khách nếu có ghé qua thì nắm được tình hình.

Hà Nội: Cửa hàng điện thoại ngừng kinh doanh, khó khăn nối tiếp khó khăn - 13
Hà Nội: Cửa hàng điện thoại ngừng kinh doanh, khó khăn nối tiếp khó khăn - 14

Có nơi thì chỉ kịp những dòng chữ viết tay vội vàng như thế này.

Hà Nội: Cửa hàng điện thoại ngừng kinh doanh, khó khăn nối tiếp khó khăn - 15

Một số nơi chưa kịp đóng cửa hoàn toàn, mà cho biết cần thêm thời gian để chuẩn bị do quyết định đưa xuống quá gấp gáp. (Ảnh minh họa)

"Không bán được, không chuyển được hàng" là điều mà hầu như cửa hàng điện thoại nào cũng gặp phải từ nhiều tháng nay, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Doanh nghiệp càng lớn thì vấn đề càng lớn.

Đánh giá tình hình kinh doanh trước mối đe dọa của Covid-19, một chủ cửa hàng điện thoại trên phố Thái Hà tỏ ra khá bi quan, cho rằng nếu tình hình như hiện tại kéo dài khoảng 2 tháng nữa, thì nền kinh tế sẽ rất khó để vực dậy, còn doanh nghiệp thì bị ảnh hưởng nặng.

"Khi không bán được hàng, chủ cửa hàng sẽ không xoay được vốn. Bên cạnh đó, không phải ai đi buôn cũng dùng tiền vốn của mình, mà chủ yếu vay của ngân hàng", người này cho biết.

"Khi kinh tế đi xuống thì rõ ràng sẽ gặp rất nhiều vấn đề. Từ đó dẫn tới sa thải nhân viên, lao động không có việc làm. Nói chung là đợt này ảnh hưởng nặng".

Hà Nội: Cửa hàng điện thoại ngừng kinh doanh, khó khăn nối tiếp khó khăn - 16

"Hầu như tất cả hàng hóa mà doanh nghiệp còn nắm giữ đến nay đều là hàng tồn kho, nhập từ trước Tết. Một số có nguồn riêng, có thể xoay trở trong thời gian ngắn, nhưng nếu dịch kéo dài thì sẽ rất khó khăn", một doanh nghiệp khác chia sẻ.

Riêng trong lĩnh vực bán điện thoại và các thiết bị cầm tay, có thể thấy nguồn hàng smartphone, máy tính bảng đang rất bị hạn chế do gần như 100% nhập từ Trung Quốc. Trong khi quốc gia này vẫn chưa mở lại hoàn toàn nền kinh tế do Covid-19.

Điều này cộng với nhu cầu giảm mạnh của người dân đối với các mặt hàng điện tử đã khiến thị trường gặp khó khăn, ngay cả khi rất nhiều cửa hàng đang đua nhau giảm giá smartphone, máy tính bảng để kích cầu. Có nơi thậm chí giảm cả triệu đồng, nhưng kinh doanh vẫn bết bát.

Hà Nội: Cửa hàng điện thoại ngừng kinh doanh, khó khăn nối tiếp khó khăn - 17

Thêm một vấn đề nữa đó là dịch vụ bảo hành.

Theo đó, nếu như thiết bị điện tử của người dân gặp sự cố, trục trặc trong giai đoạn này. Khả năng rất cao là sẽ rất khó để khắc phục, sửa chữa, ngay cả khi bạn cầm chiếc giấy bảo hành trên tay.

Trao đổi với một số cửa hàng bán điện thoại, linh kiện điện tử, máy tính trên phố Thái Hà - nơi trước đây là "tụ điểm" của dân yêu công nghệ, thì đa số đều đã đóng cửa mọi dịch vụ bảo hành kể từ sáng nay (28/3) và chưa biết đến bao giờ mới mở lại.

Trong khi đó, một số cửa hàng bán linh kiện điện tử trên đường Lê Thanh Nghị cũng cho biết hiện không nhận bảo hành cho tới khi công bố hết dịch. Một số cửa hàng thì chỉ dẫn khách tới các chi nhánh ngoại thành như Long Biên, Thanh Trì,... để được hỗ trợ thêm.

Một số đại lý lớn như FPT Shop, Thế Giới Di Động, Viettel Store tại Hà Nội thì cho biết vẫn sẽ nhận bảo hành nếu mua tại cửa hàng. Tuy nhiên, thời gian bảo hành có thể sẽ bị kéo dài, tùy thuộc vào tình trạng mà thiết bị gặp phải.

"Nếu như trước đây chỉ mất từ 3-5 ngày để sửa chữa thiết bị cho khách hàng, thì giờ đây chưa dám chắc khi nào", một nhân viên cho biết. Lý do được nhân viên này chia sẻ là bởi chỉ thị bất ngờ ngừng kinh doanh trên địa bàn Hà Nội có thể sẽ khiến nhiều công đoạn bảo hành bị chậm trễ, điển hình như các khâu tiếp nhận, vận chuyển thiết bị, sửa chữa tại hãng, sau đó lại vận chuyển về cửa hàng, rồi mới giao được cho khách.

Hà Nội: Cửa hàng điện thoại ngừng kinh doanh, khó khăn nối tiếp khó khăn - 18

Các vấn đề tại Việt Nam cũng là mối lo chung của toàn ngành trên toàn thế giới.

Theo thống kê của Strategy Analytics, lượng tiêu thụ smartphone toàn cầu trong tháng 2 đạt 61,8 triệu chiếc, giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân đến từ việc sản xuất smartphone tại Trung Quốc bị đình trệ, trong khi dịch bệnh khiến kinh tế bị ảnh hưởng, nhu cầu mua sắm của người dùng cũng thấp hơn

Hiện theo ghi nhận vào sáng nay, Việt Nam đã có thêm 6 ca dương tính mới với Covid-19, nâng tổng số bệnh nhân lên 169. Nhận định tới đây, tình hình dịch sẽ tiếp tục căng thẳng do bước vào giai đoạn "cao điểm", có thể có thêm nhiều ca nhiễm.

Nguyễn Nguyễn