Đột phá đặc biệt trong lịch sử Internet Việt Nam

Đó là câu chuyện ông Mai Liêm Trực "thế chấp" ghế Tổng cục Bưu điện, không ngừng vận động chính sách mở cửa thị trường viễn thông Internet đến cùng và thuyết phục cho một số doanh nghiệp tham gia vào việc khai thác thị trường...

Từ đó, giúp cho FPT có cơ hội được để triển khai hạ tầng riêng, phá vỡ tình trạng độc quyền đầu vào, lan toả Internet rộng rãi trong xã hội từ chỗ khó khăn đắt đỏ dần trở thành nền tảng kết nối cơ bản cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, liên lạc và giải trí như ngày nay.

Hoàn thiện cơ chế quản lý, tạo sự cạnh tranh trên thị trường viễn thông, Internet


Tiến sĩ Mai Liêm Trực

Tiến sĩ Mai Liêm Trực

Khi được hỏi về việc vì sao quyết tâm theo đuổi quá trình vận động nhằm thay đổi quan niệm về quản lý Internet “đến cùng”, ông Trực cho biết: Khi lãnh đạo Đảng và Chính phủ lắng nghe những đề xuất đầu tiên, do Internet là lĩnh vực tác động mạnh về xã hội cũng như chủ quyền an ninh quốc gia nên nhiều người lo ngại. Chính lúc ấy, chúng tôi chỉ có niềm tin và nhận thức rằng thế giới đang bước vào thời kỳ mà Internet sẽ đóng vai trò rất quan trọng. Khi Việt Nam tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm 1995, người ta đã bắt đầu nói đến ASEAN điện tử. Việt Nam không mở Internet thì làm sao gia nhập được ASEAN điện tử. Đây là vấn đề cấp bách, không làm không được, không làm thì Việt Nam bị cô lập và lạc hậu nên chúng tôi đã phải thuyết phục phải mở Internet càng sớm càng tốt, thậm chí tạm thời chấp nhận cả những chỉ đạo mà mình tạm thời không hài lòng rồi tính tiếp

Vì vậy, nghị định Nghị định 21/CP bàn mãi rồi cũng được ban hành theo phương châm “tiếp tục điều chỉnh, “quản đến đâu mở đến đó”. Sau đó, cũng nhờ tiếp tục chứng minh được vai trò và hiệu quả của Internet nên chúng tôi mới tiếp tục thuyết phục cho ra Nghị định 55/2001/NĐ-CP để chính thức quản lý Internet theo hướng “quản lý phải theo kịp tốc độ phát triển”. Tôi cho rằng, nếu thời đó chúng ta không kiên quyết, chậm mở Internet 3- 4 năm nữa không biết Việt Nam sẽ lạc hậu đến mức nào.

Lý giải về quyết định “táo bạo” cấp phép cho một doanh nghiệp tư nhân duy nhất là FPT cùng tham gia vào thị trường Internet từ những ngày đầu tiên khi chính sách còn chưa hoàn thiện, ông Trực cho biết không phải không có thời gian đợi mà muốn sử dụng FPT để làm “đột phá khẩu tiếp theo” tạo sự cạnh tranh ở thị trường viễn thông và Internet như một phép thử của quy luật cạnh tranh thời kỳ mở cửa. Hơn nữa, FPT có yếu tố cần và đủ của thị trường cần lúc bấy giờ là có đội ngũ kỹ thuật để sẵn sàng cho việc cung cấp Internet.

Sau khi nhận được giấy phép vừa là nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) vừa là nhà cung cấp thông tin lên mạng Internet (ICP), chỉ một khoảng thời gian ngắn sau đó chính doanh nghiệp này tiên phong triển khai hạ tầng riêng, phá vỡ tình trạng độc quyền đầu vào vốn xưa nay chỉ duy nhất Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC) cung cấp kết nối Internet cho các nhà cung cấp dịch vụ (ISP) được cấp phép, là một trong những nguyên nhân khiến giá cước kết nối Internet ở Việt Nam ở thời kỳ này bị đội lên nhiều lần rất đắt đỏ.

Vào khoảng những năm 2003 đến năm 2006, FPT Telecom lại tiếp tục dẫn đầu trong việc tạo ra những bước ngoặt mới trên con đường tiên phong khai phá, phát triển thị trường như việc cho ra đời các các gói ADSL giá rẻ còn khoảng khoảng 10 - 40% so với trước đây; khai thác dịch vụ Internet tốc độ cao bằng kết nối cáp quang (FTTH) có tốc độ tải lên đến 10 Gigabit/giây, nhanh gấp 200 lần so với ADSL 2+ (20 Megabit/giây). Cùng với các nhà mạng khác, FPT Telecom góp phần kích thích số lượng người dùng Internet tăng lên mạnh từ chỗ hoảng 3 triệu người sử dụng Internet (khoảng 4% dân số cả nước năm 2003) lên 20.8 triệu người (khoảng 24% tổng dân số cả nước năm 2008), tức là gấp gần 7 lần chỉ trong vòng 5 năm.

“Nhiều doanh nghiệp cảm ơn Tổng cục Bưu điện và tôi, nhưng tôi mới phải cảm ơn lại FPT, vì nếu họ không thành công tức là chính sách của tôi thất bại. VNPT có công rất lớn trong quá trình số hóa nhưng không phá bỏ độc quyền nghĩa là chúng ta cản trở sự phát triển của đất nước”. Ông Mai Liêm Trực dành lời tri ân tại buổi lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập FPT Telecom. Cũng theo ông, nhờ sự cạnh tranh và cùng đẩy thị trường, nhờ vào 2 đột phá khẩu này mà thị trường Internet phát triển được như ngày nay. Và cũng nhờ vậy khi gia nhập WTO, đứng trước các áp lực hội nhập và cạnh tranh, các doanh nghiệp viễn thông trong nước vẫn rất thành công, không bị thua thiệt khi mở cửa cho doanh nghiệp nước ngoài.

Luôn thức thời, nỗ lực đáp ứng yêu cầu mới

Đột phá đặc biệt trong lịch sử Internet Việt Nam - 2

Trước ngưỡng cửa 4.0, Internet không chỉ phục vụ nhu cầu kết nối đơn giản mà còn đòi hỏi trở thành nền tảng để tạo ra một cuộc cách mạng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nhiều lĩnh vực khác của xã hội như y tế, giáo dục, giao thông thông minh… Xem như là một điều kiện tiên quyết và chiến lược, FPT Telecom ngay từ những năm 2015 đã mở đường quang hoá hạ tầng mạnh mẽ và bắt tay vào việc khai thác, cung cấp dịch vụ IPv6 khi địa chỉ Ipv4 đang dần cạn kiệt.

Giao thức IPv6 sử dụng 128 bit để đánh địa chỉ, có thể hỗ trợ tới 2.128 địa chỉ khác nhau, phục vụ gần như vô hạn các thiết bị, được xem như một giải pháp công nghệ mới để FPT Telecom duy trì hoạt động phục vụ Internet ổn định lâu dài cho hộ gia đình và doanh nghiệp trong các tác vụ cao như truyền dữ liệu lên hệ thống đám mây (Cloud), ảo hoá hạ tầng mạng, Video Conferrence (hội nghị truyền hình), IP Camera, trí tuệ nhân tạo (AI) bảo mật, thực tại ảo… Tính tới thời điểm hiện tại FPT Telecom đã cung cấp IPv6 cho hơn 1 triệu hộ gia đình Việt Nam, đứng hàng đầu trong các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam và đóng góp không nhỏ vào thành tích đứng thứ 17 trên thế giới của quốc gia. Cùng với đó, đến giữa năm 2017, nhà mạng này cũng cho biết đã hoàn tất quá trình quang hoá hạ tầng tại Hà Nội, Tp.HCM và một số tỉnh thành lớn, hoàn tất hai đợt nâng băng thông lớn cho khách hàng khối khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Đa dạng hoá dịch vụ cũng là một điểm sáng khi nói về đơn vị này trong thời gian gần đây để đáp ứng nhu cầu phát triển, chuyển đổi “ảo hoá” của doanh nghiệp. Một số dịch vụ nổi bật có thể liệt kê như cho thuê máy chủ ảo, dịch vụ kết nối hội họp trực tuyến video conference, cung cấp dịch vụ điện toán đám mây HI GIO Cloud…FPT Telecom cũng là doanh nghiệp duy nhất đến thời điểm này đang sở hữu đường truyền băng thông rộng và siêu rộng mang tên SOC có tốc độ truy cập nhanh nhất Việt Nam lên đến 1Gb/s, gấp 100 lần tốc độ truy cập Internet trung bình tại Việt Nam tại thời điểm ra mắt.

Không phải là đơn vị đầu tiên làm truyền hình nhưng kể từ khi ra đời, truyền hình FPT với những nỗ lực không ngừng nghỉ đã và đang tạo ra những dấu ấn riêng biệt, làm ra những “khẩu vị mới” cho khách hàng với những sản phẩm dịch vụ được nghiên cứu, đầu tư bài trên nền tảng hạ tầng công nghệ cao như nâng cáp bộ giải mã truyền hình, ra mắt những chương trình tương tác đưa người xem tham gia trực tiếp vào những chương trình game show trúng thưởng, phim truyện, kịch hài….khiến việc xem truyền hình trở nên thú vị và mới lạ hơn.

Ngày 22/11, tại lễ kỷ niệm 20 năm Internet Việt Nam, FPT Telecom được vinh danh Top 5 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet ảnh hưởng lớn đến internet Việt Nam trong một thập kỷ. Kết quả này được Hiệp hội Internet Việt Nam công bố dựa trên bầu chọn của các nhà báo theo dõi mảng CNTT và độc giả báo điện tử ICT News.

PV