Điện thoại cơ bản, liệu còn đất sống?

Trong khoảng vài năm trở lại đây, smartphone - những thiết bị di động cầm tay chạy trên một hệ điều hành nhất định đã trở thành xu hướng. Smartphone ở khắp mọi nơi, người giàu cũng smartphone và tới… người nghèo cũng cần smartphone. Liệu điện thoại cơ bản có còn đất sống?

Smartphone và sự phát triển không ngừng
 
Nếu lấy năm 2007 làm mốc đánh dấu cho sự phát triển của smartphone với sự xuất hiện của chiếc Apple iPhone đầu tiên – 1 chiếc điện thoại thông minh đúng nghĩa, thì thị phần của smartphone lúc này chỉ chiếm chưa đầy 15% trên toàn thế giới. Khi đó, người ta thường chỉ biết tới những Symbian của Nokia hay RIM OS của BlackBerry thay vì iOS hay Android hiện nay.
 
Điện thoại cơ bản, liệu còn đất sống?

 
Với những công nghệ mới nhằm nâng cao trải nghiệm cuộc sống con người, smartphone đã nhanh chóng dành được vị thế lớn trên thị trường di động. Màn hình lớn, chất lượng tốt hơn, có thể cảm ứng, camera chất lượng cao, có hệ điều hành riêng biệt, ứng dụng giải trí, làm việc hiệu quả là những điểm mạnh trên smartphone được người dùng đón nhận.
 
Theo đà phát triển này, dần dần smartphone đã vượt qua cả thị phần của điện thoại cơ bản. Cụ thể là trong năm 2011, hơn 50% các thiết bị di động được bán ra là smartphone thay vì những di động phổ thông trước đó. Còn cho tới Q4/2014, smartphone đã chiếm gần 70% thị phần các thiết bị di động toàn cầu, đánh dấu rõ rệt sự đi xuống của dòng điện thoại cơ bản.
Điện thoại cơ bản, liệu còn đất sống?

 
Hay như tại Việt Nam, số liệu từ hãng nghiên cứu thị trường GfK thì chỉ trong 8 tháng đầu năm 2014, bình quân mỗi tuần thị trường Việt Nam tiêu thụ 400.000 chiếc điện thoại các loại trị giá khoảng 48 triệu USD trong đó, smartphone đã đuổi kịp điện thoại cơ bản với tỷ lệ lần lượt là 49% và 51%. Điều này cho thấy điện thoại phổ thông vẫn là một phần thiết yếu trong cuộc sống của người dùng Việt nhưng smartphone đang dần chiếm ưu thế trên thị trường.
 
Điện thoại cơ bản có còn đất sống?
 
Câu trả lời rất rõ ràng là còn nhưng không nhiều. Bởi lẽ, với đà phát triển của smartphone như hiện nay, chẳng mấy chốc mà điện thoại cơ bản sẽ bị xóa sổ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, điều thú vị là theo nhiều chuyên gia, để tới ngày mà điện thoại phổ thông khai tử, có lẽ, chúng ta sẽ phải chờ thêm ít nhất là… 10 năm nữa.
 
Ở đây, chúng ta có thể tập trung vào hai lợi thế tương đối rõ ràng của dòng điện thoại cơ bản khi so sánh với smartphone ngày nay đó là giá thành và sự tiện dụng.
 
Điện thoại cơ bản, liệu còn đất sống?

 
Về yếu tố giá thành, chắc hẳn ai cũng biết, một chiếc điện thoại cơ bản ngày nay chỉ được bán ra với mức giá khá thấp, thấp hơn nhiều so với một chiếc smartphone. Đặc biệt, ở những quốc gia đang phát triển, với mức thu nhập ít ỏi, phần đông người dùng chỉ đủ khả năng sở hữu điện thoại cơ bản với giá thành rẻ mà thôi.
 
Và yếu tố còn lại chính là sự tiện dụng, bởi lẽ, xét cho cùng, dù là smartphone hay điện thoại cơ bản, những tính năng chủ yếu vẫn chỉ để phục vụ nhu cầu nghe/gọi của người dùng. Thậm chí, so với smartphone, điện thoại cơ bản có thể hoàn thành nhiệm vụ này tốt hơn, với thời gian đàm thoại cùng thời lượng pin tốt hơn hẳn.
 
Dạo quanh thị trường di động có thể nhận thấy, một số nhà sản xuất, trong đó có Phillips, vẫn tập trung vào phân khúc điện thoại cơ bản.
 
Philips vừa cho lên kệ hai chiếc điện thoại 2 sim 2 sóng là E310 và E311 vào cuối tháng 4 vừa qua. Điểm đặc trưng của bộ đôi điện thoại này chính là thiết kế đơn giản và cực kỳ chắc chắn với vỏ nhựa được gia công tỉ mỉ, chịu va đập rất tốt.
 
Philips E310

Philips E310
 
Ngoài ra, E310 và E311 còn đem tới cho người dùng thời lượng pin cực tốt, cho phép đàm thoại lâu dài kết hợp cùng tính năng 2 sim đặc trưng của dòng điện thoại cơ bản. Cụ thể, E310 với dung lượng pin 1.630 mAh cho thời gian chờ 50 ngày và thời gian thoại 25 giờ, còn E311 với dung lượng pin 1.530 mAh cho thời gian chờ lên đến 59 ngày và thời gian thoại 23 giờ.




Philips E311.


Philips E311.

 
Trung Kiên