1. Dòng sự kiện:
  2. Triển lãm CES 2025

Điểm mặt tác hại của smartphone tới não bộ con người

(Dân trí) - Chưa khẳng định với lập luận cho rằng công nghệ đang hủy hoại não bộ con người nhưng các nhà khoa học cảnh báo chúng giống như chất gây nghiện và có thể sinh ra chứng trầm cảm cùng nhiều tác hại khác.

Dùng smartphone đã trở thành một hành vi phổ biến tới mức đáng sợ trong sinh hoạt hàng ngày.
Dùng smartphone đã trở thành một hành vi phổ biến tới mức "đáng sợ" trong sinh hoạt hàng ngày.

Việc ngày càng có nhiều người gắn bó với một thiết bị di động, bất kể là smartphone, máy tính bảng, hay thậm chí một chiếc laptop đang cho thấy sự thành công của công nghệ trong việc tạo ra thói quen sinh hoạt của người dùng. Tuy nhiên trái lại, nó cũng mang đến những tác động tiêu cực.

Nghiên cứu mới đây của ScienceDirect cho biết có tới 89% sinh viên đại học tại Mỹ bị mắc chứng "rung điện thoại tưởng tượng", tức tưởng tượng rằng điện thoại của họ đang rung, nhưng trên thực tế không hề có cuộc gọi hay tin nhắn nào. Một nghiên cứu khác lại cho thấy có tới 86% người Mỹ mắc thói quen lạ khiến họ không ngừng kiểm tra email và tài khoản mạng xã hội dù không có thông báo nào. Điều này khiến họ thực sự cảm thấy mệt mỏi.

Trả lời phỏng vấn của tờ Business Insider, nhà nội tiết học Robert Lustig lý giải những thông báo từ smartphone đang khiến não của con người rơi vào tình trạng căng thẳng và sợ hãi gần như trong mọi lúc, biến nó trở thành một phần không thể thiếu. Điều này khiến khả năng nhận thức của não bị rối loạn.

Bộ não của con người chỉ có thể làm một việc một lúc

Não người bình thường không thể đa nhiệm.
Não người bình thường không thể đa nhiệm.

Các nhà khoa học từ lâu đã đưa ra quan điểm mà không phải bất cứ ai cũng thừa nhận, đó là con người về bản chất không thể làm việc đa nhiệm - tựa như một chiếc smartphone vừa có thể nghe nhạc, vừa lướt web và chạy ứng dụng văn phòng.

Điều này đúng với khoảng 97,5% dân số. Trong khi đó, 2,5% còn lại là những người có khả năng kỳ lạ, mà theo ngôn ngữ của các nhà khoa học là "super taskers" (tức siêu năng). Những người này thực sự có khả năng làm được nhiều tác vụ tại cùng một thời điểm, thí dụ như vừa lái xe vừa gọi điện thoại mà không làm ảnh hưởng tới khả năng điều khiển phương tiện.

Tuy nhiên đối với một người bình thường chiếm tỷ lệ 49/50 dân số, thì chúng ta chỉ thực sự tập trung vào một hành động duy nhất. Điều đó có nghĩa là mỗi khi chúng ta hướng sự chú ý vào một dòng thông báo hay một âm báo từ điện thoại, thì các công việc khác sẽ bị gián đoạn, và sự trả giá này được gọi là "chi phí chuyển đổi".

Điểm mấu chốt ở sự gián đoạn này là khiến chúng ta không nhận thấy sự tồn tại của nó vì thường diễn ra rất nhanh, với chỉ khoảng 1 phần 10 giây. Tuy nhiên, nếu tình trạng lặp đi lặp lại, kết hợp với những dòng suy nghĩ lộn xộn giữa các ý tưởng, cuộc trò chuyện,... ngày một gia tăng có thể khiến não bộ dễ tổn thương.

Nhà tâm lý học David Meyer đã nghiên cứu tác động này và ước tính rằng chuyển đổi giữa các tác vụ có thể sử dụng tới 40% năng suất của bộ não, qua đó khiến não không thể "dành sức" để làm những công việc khác.

Dùng smartphone càng nhiều, não càng lười vận động

Điểm mặt tác hại của smartphone tới não bộ con người - 3

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, não bộ của một người trưởng thành có tốc độ xử lý khổng lồ, tương đương 60 bit /giây. Càng nhiều tác vụ phải thực hiện khiến chúng ta đứng trước sự chọn lọc về việc muốn sử dụng sức mạnh của bộ não như thế nào.

Điều này cũng lý giải cho những lợi ích mà smartphone hay AI mang lại trong việc chia sẻ bớt công việc cho người dùng. Bên cạnh đó, chúng ta ngày càng có xu thế tìm kiếm thông tin bằng smartphone thay vì các phương thức truyền thống.

Thế nhưng theo các nhà khoa học, điều này lại mang đến những tác động tiêu cực đến không ngờ.

Một nghiên cứu mới đây được thực hiện đã khảo sát trên hàng chục người dùng smartphone ở Thụy Sĩ cho thấy việc nhìn chằm chằm vào màn hình khiến họ cảm thấy căng thẳng và ngón tay trở nên bồn chồn.

Sử dụng smartphone mang tới nhiều tác động tai hại, bao gồm gây nghiện và sinh chứng trầm cảm ở cả nam lẫn nữ.
Sử dụng smartphone mang tới nhiều tác động tai hại, bao gồm gây nghiện và sinh chứng trầm cảm ở cả nam lẫn nữ.

Trong nghiên cứu được công bố vào tháng 3/2018, các nhà tâm lý học và các nhà khoa học máy tính đã phát hiện ra một kết nối không bình thường và có thể trở nên rắc rối: Đó là khi chúng ta nhấn chuột hoặc dùng ngón tay nhấn vào màn hình. Cụ thể, khi làm càng nhiều những thao tác này, tín hiệu não của con người càng trở nên rắc rối.

Theo lý giải, các nhà khoa học cho rằng việc học hỏi kiến thức, hay cụ thể là những hành vi xã hội đòi hỏi nhiều nguồn tài nguyên và một quá trình hơn là chỉ từ một tín hiệu từ ngón tay đến mắt rồi tới não bộ.

Phát hiện này khiến ngay cả các nhà khoa học cũng bất ngờ, bởi theo logic, khi càng làm điều gì đó thường xuyên, thì chúng ta càng làm nhanh hơn, tốt hơn, và hiệu quả hơn. Thế nhưng dường như nếu sử dụng smartphone càng nhiều, thì não bộ càng trở nên "lười vận động" hơn.

Nguyễn Nguyễn

Theo BI